Uống thuốc chuyển giới cho thai nhi, mẹ đau đớn sinh con “nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ”
Vì mong muốn sinh con trai “nối dõi tông đường”, không ít mẹ đã dùng “ thần dược” giúp chuyển đổi giới tính thai nhi mà không lường trước được hậu quả.
“Trọng nam khinh nữ” là tư tưởng sai lệch, cổ hủ nhưng có lẽ vẫn tồn tại ở nhiều cộng đồng người châu Á, đặc biệt là đất nước tỉ dân Trung Quốc. Chính sách “một con” được áp dụng trong một thời gian dài tại đây càng khiến áp lực phải sinh con trai để “nối dõi tông đường” đè nặng lên người phụ nữ.
Thậm chí để có thể sinh con theo ý muốn, họ còn mù quáng tin vào một loại thuốc có thể chuyển đối giới tính thai nhi và sau đó con cái phải gánh chịu hậu quả đầy đau đớn.
“Thần dược” giúp con gái biến thành con trai…
Nếu nghe về chuyện sinh con trai hay con gái ở thế kỷ 21 này, nhiều người có lẽ sẽ chẹp miệng: ” Con nào chẳng được. Thời đại nào rồi?”. Vậy nhưng thực tế là ở thời đại nào thì việc mong muốn sinh con trai vẫn không bị dập tắt hoàn toàn.
Chẳng thế mà việc siêu âm giới tính dù bị cấm nhưng vẫn được lén lút thực hiện suốt bao năm. Hay ngay từ trong những câu chúc gửi đến các cặp đôi mới cưới, chẳng phải người ta thường nói là “sớm sinh quý tử” đó sao? Tại sao lại là “sớm sinh quý tử” mà không phải “sớm sinh quý nữ”? Ấy là bởi vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tuy không còn nặng nề như trước nhưng vẫn len lỏi trong mỗi gia đình. Nếu sinh con gái “cũng chẳng sao” nhưng mà sinh con trai thì lại “càng tốt”.
Tư tưởng “muốn sinh con trai” vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia châu Á. (Ảnh minh họa)
Và với mong muốn sinh được “một mụn con trai” đó, từ lâu nay đã lưu truyền vô số các loại bí kip sinh con trai từ cách ăn uống, cách quan hệ hay thậm chí là canh giờ “yêu”,…
Và từ khoảng đầu năm 2010, một loại thuốc được quảng cáo là giúp chuyển đối giới tính thai nhi đã xuất hiện và nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. “Chuyển thai hoàn” hay “ hoán thai dược” là tên gọi của loại thuốc được xem như “thần dược” này. Và rồi từ quảng cáo trên mạng đến truyền tai nhau, không ít mẹ bầu hay gia đình đã đổ xô đi mua “thần dược” này với cái giá chẳng hề rẻ để mong được sinh con như ý muốn.
Họ chẳng biết “thần dược” này có thành phần là gì, nguyên tắc hoạt động ra sao. Vậy nhưng cứ nghe “chị A nhà xóm trên, cô B ở trong họ” đã sử dụng và có hiệu quả, thế là họ mua về để mong thực hiện được cái khát khao sinh con trai đầy vô lý của mình.
Không ít mẹ bầu đã mù quáng tin vào thuốc giúp chuyển đổi giới tính thai nhi. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
…hóa độc dược khiến con “nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ”
Chẳng biết “chuyển thai hoàn” có thực sự hiệu quả hay không nhưng chỉ biết những “chị A, cô B” đã dùng thành công thì chưa thấy bao giờ được nhắc tên cụ thể, còn không ít những trường hợp vì “thần dược” mà gánh hậu quả đau đớn thì lại quá rõ ràng.
Năm 2012, khi đang mang thai ở tháng thứ 5, một thai phụ ở Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã uống viên “hoán thai dược” do mẹ chồng mua về. Đến ngày “nhảy ổ”, bà mẹ trẻ sinh ra một đứa bé không phân biệt nổi giới tính là nam hay nữ. Sau đó, gia đình đã đưa “bé trai” đến bệnh viện kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ xác định nhiễm sắc thể của đứa trẻ là nữ. Lúc này người ta mới vỡ lẽ, đứa trẻ vốn tưởng đã thành công chuyển đổi giới tính từ trong bụng mẹ nhờ “thần dược” này có phần âm đạo bị biến dạng dài ra, khiến cho gia đình lầm tưởng là bộ phận sinh dục nam.
Đã có những đứa trẻ chào đời “nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ” do mẹ sử dụng “chuyển thai hoàn”. (Ảnh minh họa)
Tương tự trường hợp kể trên, năm 2017, bệnh viện Nhân Dân số 1 Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tiếp nhận 1 bệnh nhân 4 tuổi không xác định rõ giới tính. Sau khi xem xét kỹ càng, các bác sĩ phát hiện mẹ của đứa trẻ cũng từng uống “chuyển thai hoàn” trong lúc mang thai.
Năm 2019, một bé gái 15 tuổi ở Hoài An, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc được phát hiện bị thiếu thận, không có tử cung, không có khả năng sinh sản. Nguyên nhân được cho là do mẹ cô bé từng uống “chuyển thai hoàn” trong thời kỳ bầu bí.
Những viên “thần dược” chuyển đổi giới tính thai nhi ấy không chỉ gây tổn hại cho bé gái, mà có không ít bé trai cũng phải hứng chịu những bi kịch do chúng tạo nên. Đầu năm 2001, một thai phụ sau khi uống “chuyển thai hoàn” đã bị sảy thai, đáng buồn hơn, đứa bé trong bụng cô được xác định là con trai.
Khi phụ nữ mang thai uống thuốc chuyển đổi giới tính thai nhi, thì cho dù đứa trẻ có may mắn giữ được mạng sống cũng sẽ phải đối mặt với các loại dị tật bẩm sinh.
“Chuyển thai hoàn” thực chất là gì?
Theo nghiên cứu, những viên “thần dược” giúp chuyển đổi giới tính thai nhi thực chất chỉ là androgens – Methyltestosterone. Androgens là hormone, có thể được gọi là nội tiết tố nam, nhưng cả cơ thể đàn ông và phụ nữ đều sản xuất androgen, chỉ với số lượng khác nhau. Nội tiết tố androgen được xem như một kích thích tố sinh dục ở nam giới, tạo nên sự nam tính. Khi thiếu hormone này cơ thể người nam sẽ bị nữ hóa, cơ bắp không phát triển.
Còn Methyltestosterone là một loại thuốc androgen và steroid đồng hóa (AAS) được sử dụng trong điều trị nồng độ testosterone thấp ở nam giới, dậy thì muộn ở trẻ em, điều trị ung thư vú ở phụ nữ; ở liều thấp như một thành phần điều trị nội tiết tố mãn kinh đối với các triệu chứng mãn kinh như: bốc hỏa, loãng xương, ham muốn tình dục thấp ở phụ nữ.
Có một số bà mẹ vốn dĩ mang thai nam, nhưng thai nhi phát triển hơi muộn, vì vậy lúc siêu âm khó nhìn ra giới tính. Và đến khi con trai chào đời, họ một mực tin rằng viên “hoán thai dược” đã giúp cho giấc mơ của gia đình mình thành hiện thực. Cũng có một số trường hợp “có vẻ” đã thành công biến con gái thành con trai khiến cho người lớn trong nhà vui mừng khôn xiết. Thật ra, đứa bé trong bụng vốn là con gái, nhưng vì bị bổ sung quá nhiều nội tiết tố nam nên bộ phận sinh dục phát triển bất thường, phần thịt nhô ra khiến cho nhiều người lầm tưởng là con trai.
Con cái là người chịu hậu quả trực tiếp từ mong muốn vô lý và sự thiếu hiểu biết của bố mẹ. (Ảnh minh họa)
Nói chung, theo khoa học, giới tính của thai nhi đã được định đoạt ngay từ khi tinh trùng gặp trứng. Nếu đó là tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì em bé sẽ là con gái và mang nhiễm sắc thể Y thì sẽ là con trai. Việc chuyển đổi giới tính thai nhi bằng thuốc hay bất cứ phương pháp nào khác là hoàn toàn vô tác dụng.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả việc tuyên truyền để mọi người không “tin lầm” vào những viên thần dược giúp chuyển đổi giới tính thai nhi này chính là phải thay đổi được quan niệm, mong muốn lựa chọn giới tính của những người làm bố, làm mẹ đối với đứa con của mình.
Những biến chứng sản khoa đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi
Trong lúc sinh, người mẹ và thai nhi phải đối mặt với rất nhiều biến chứng, nếu không được sự theo dõi, trợ giúp từ nhân viên y tế có thể phải đánh đổi cả tính mạng.
Dưới đây là 3 biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sản phụ và thai nhi:
Băng huyết sau sinh
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), băng huyết sau sinh là hiện tượng ra máu âm đạo sau khi xổ thai vượt quá 500ml. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ tử vong sau sinh.
Tại Việt Nam, tỷ lệ băng huyết sau sinh chiếm từ 3%-8% tổng số sinh. Trong danh mục 5 tai biến sản khoa của toàn quốc, băng huyết sau sinh là tai biến thường gặp nhất (chiếm 50%) và cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (chiếm 78,8%).
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của băng huyết sau sinh là do đờ tử cung (không co đủ mức để cầm máu).
Theo lý giải của chuyên gia, tử cung có thể lớn lên đến 50 lần từ lúc bình thường đến lúc thai to nhất. Điều đó có nghĩa chỉ cần tử cung giãn ra mà không co lại thì có thể hình dung như ống thoát nước mở nắp ra dẫn đến tình trạng mất máu, sốc mất máu và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đáng nói, việc ra máu sau sinh không gây đau, máu lặng lẽ chảy. Trong khi đó, sản phụ khi vừa sinh xong, mệt nằm thiếp đi sẽ không thể cảm nhận, nhận biết được tình trạng này. Vì thế, vấn đề là nữ hộ sinh, bác sĩ phải theo dõi sát cầu an toàn và lượng máu âm đạo chảy ra. Nếu phát hiện bất thường lập tức có biện pháp xử lý cho thuốc tăng co, kiểm tra xem có bị sót rau, có bị rách đường âm đạo, đờ tử cung...
Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là hiện tượng vỡ tất cả các lớp của tử cung mà không phải do phẫu thuật, thường kèm ra máu, có thể tống xuất một phần hoặc tất cả các phần thai vào ổ bụng.
Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường gặp nhất là trong lúc chuyển dạ. Lúc này, nguyên nhân gây vỡ tử cung có thể do sản phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung, sản phụ đã sinh nhiều lần nên cơ tử cung nhão, mỏng và dễ vỡ, sản phụ nhiều lần nạo, phá thai, thai nhi to, thế thai bất thường...
Theo thống kê, vỡ tử cung chiếm khoảng 325/100.000 ca sinh ở những phụ nữ có tiền sử mổ lấy thai trước đây. Vỡ tử cung trên phụ nữ không có sẹo tử cung hiếm hơn, với chỉ khoảng 1/5700 - 1/20.000 ca sinh.
Nếu không được xử trí kịp thời, vỡ tử cung có thể khiến cả sản phụ và thai nhi tử vong. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này hiện nay còn rất cao: 25-50%.
Thuyên tắc ối
Thuyên tắc ối là tình trạng nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào máu của mẹ qua đường nhau thai ở tử cung, gây ra phản ứng giống dị ứng.
Thuyên tắc ối thường xảy ra vào giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ. Dấu hiệu của biến chứng này là sản phụ đột ngột khó thở, da xanh tái xảy ra trong vòng một vài phút đầu tiên, nhanh chóng kéo tụt huyết áp, phù phổi, sốc, lú lẫn, mất ý thức, co giật, hôn mê...
Thuyên tắc ối là biến chứng đặc biệt nguy hiểm trong sản khoa do nước ối chảy vào tĩnh mạch, vào tim, phổi, lên não, gây suy hô hấp cấp khiến bệnh nhân đột ngột tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong của thuyên tắc phối rất cao, nguy cơ còn cao hơn khi sản phụ mắc đái tháo đường.
Nếu xảy ra thuyên tắc ối có tới 50% sản phụ sẽ chết trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng và trong số sống sót sau 1 giờ thì phần lớn để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Không muốn động đến 'dao kéo' mẹ bầu chớ dại làm 2 điều khi mang thai nhé! Khi mang bầu, nếu không muốn sinh mổ, mẹ cần tránh làm 2 điều sau. Nếu sợ sinh mổ, muốn sinh thường một cách suôn sẻ, mẹ bầu không nên làm 2 điều sau nhé: 1. Thường xuyên chạm vào bụng bầu Khi thai nhi phát triển đến một mức độ nhất định, không chỉ bụng bầu to hơn mà quá trình vận...