Uống thử sữa tươi đường đen giá 7k và nước “kẹo mút” Chupa Chups: Loại tưởng dở lại ngon, loại tưởng ngon lại “í ẹ”
Hành trình chinh phục ẩm thực đôi khi không dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ, đôi khi kết quả trải nghiệm 1 món đồ uống mới lại phụ thuộc vào… hên xui.
Ngày xưa, đồ uống chủ yếu được mua để giải khát. Còn ngày nay, có rất nhiều loại đồ uống được mua về chỉ để người tiêu dùng… thỏa mãn trí tò mò. Tiêu biểu có thể kể đến 2 loại đồ uống “mới toe” dưới đây.
Review sữa tươi đường đen 7k và nước uống “ kẹo mút” Chupa chups
Sữa tươi đường đen giá chỉ… 7.500 đồng
Sữa tươi tiệt trùng vốn chỉ có 1 vài vị quen thuộc như sô cô la, dâu hoặc nguyên chất, độc đáo hơn thì có sữa tươi vị chuối hay sữa tươi vị dừa. Còn hiện tại, người tiêu dùng đã có thêm 1 lựa chọn mới – sữa tươi đường đen (Nutimilk).
1 lốc 4 hộp có giá chỉ 30.000 đồng, tính ra mỗi hộp 180ml có giá chỉ 7.500 đồng, rẻ hơn từ 4-6 lần so với 1 ly sữa tươi trân châu đường đen ngoài hàng. Bao bì sản phẩm không có gì khác biệt so với hộp sữa tươi thông thường.
Theo thông tin trên bao bì, sản phẩm chỉ có 2% đường đen mà thôi, còn lại chủ yếu là đường kính. Vì vậy Webuy cho rằng hương vị của sản phẩm này sẽ không thể so được với phiên bản ngoài hàng, có chăng chỉ là giống tên gọi mà thôi.
Khi đổ sữa ra cốc thì Webuy có 1 chút thất vọng nhẹ, sữa không có vệt đường nâu quen thuộc của 1 ly sữa tươi trân châu đường đen, màu cũng chỉ đậm hơn 1 chút xíu so với sữa tươi thông thường.
Nhưng điều thú vị là sữa lại dậy mùi thơm đặc trưng của đường đen. Có vẻ cũng đáng thử đấy chứ!
Hóa ra dù chỉ chứa 2% đường đen nhưng loại sữa này lại giống “bản gốc” đến 95%. Hương vị rất thơm ngon và ngậy hơn 1 chút so với ngoài hàng, thiếu mỗi trân châu thôi! Tuy nhiên, với người hảo ngọt thì sữa sẽ hơi lạt.
Bên cạnh hương vị khá “ổn áp”, mức Calo của loại sữa này cũng là điểm mà Webuy đánh giá cao. 1 hộp chỉ chứa 89 Calo mà thôi, dù vẫn chứa đường kính nhưng nhìn chung tốt cho “vòng eo” hơn so với 1 ly trà sữa 500 Calo ngoài hàng.
Webuy chấm điểm: 9/10. Hy vọng sắp tới nhà sản xuất sẽ bán kèm trân châu cho tròn vị và sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường kính để tăng độ “healthy”.
Nơi mua: Các siêu thị lớn như Big C, Coopmart hoặc các đại lý sữa…
Giá: 30.000 đồng/lốc 4 vỉ 180ml.
Nước uống “kẹo mút” Chupa Chups
Dù chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng nước uống đóng lon Chupa Chups đã nhanh chóng “gây sốt” trong cộng đồng mạng. Cái tên Chupa Chups gắn liền với những cây kẹo mút thời thơ ấu mà hầu hết chúng ta từng yêu thích.
Sản phẩm được bán ở các siêu thị đồ Hàn Quốc với giá 19.000 đồng/lon 345ml. Có 3 vị dâu, nho và cam. Vỏ lon được thiết kế với tông màu “kẹo ngọt” sặc sỡ y hệt như bao bì kẹo mút Chupa Chups quen thuộc.
Thành phần chủ yếu bao gồm đường trái cây, mứt trái cây, hỗn hợp sữa bột không béo và 1 số chất khác.
Chắc chắn, nhiều chị em không khỏi tò mò liệu nước ngọt Chupa Chups có vị… kẹo mút hay không? Webuy đã uống thử cả 3 vị và tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của các chị em đây!
Thử vị dâu đầu tiên xem nào, nước có màu hồng nhạt cực xinh và mùi thơm ngọt ngào hệt như kẹo dâu Chupa Chups.
Nhưng vị thì rất khác so với tưởng tượng. Nước khá nhạt và có lẫn vị soda, không có vị ngọt tự nhiên mà nồng vị hóa chất. Khi để hết ga sẽ dễ uống hơn và gần giống vị kẹo mút hơn.
Tiếp theo là đến vị nho, nước có màu tím rất đẹp, hương kẹo nho thơm lừng.
Nước nho ít ga hơn so với nước dâu nên dễ uống hơn 1 chút, nhưng chung quy vẫn rất rõ vị hóa chất.
Cuối cùng là vị cam, xem có ngon hơn 2 vị kia không nào.
Trái với kỳ vọng của Webuy, nước Chupa Chups vị cam giống hệt… nước C sủi.
Không chỉ màu nước, mùi hương mà vị của loại nước này cũng y hệt nước C sủi. Dù đã cho thêm đá nhưng nước Chupa Chups vị cam vẫn rất khó uống.
Webuy chấm điểm: 4/10. 2 điểm cho thiết kế bao bì đẹp mắt và 2 điểm cho hương thơm giống kẹo. Mua về “đổi gió” cho biết thôi chứ Webuy sẽ không mua lại lần 2.
Nơi mua: Các siêu thị Hàn Quốc hoặc chợ mạng
Giá bán: 19.000 đồng/lon 345ml.
Giá thịt lợn bị đẩy lên cao là do "đường đi loanh quanh" thế này đây
Từ góc nhìn thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì mức giá 70.000 đồng/kg như đã cam kết trong cuộc họp mới đây, thì tại các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương vẫn cung cấp ra thị trường với giá đắt đỏ
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều công ty chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam... khi lợn xuất chuồng sẽ có công ty vệ tinh thu gom, sau đó đưa xuống các công ty khác, chuyển về các lò mổ, nên đẩy giá lên cao...
Hơn chục ngày nay, sau khi 15 doanh nghiệp lớn cam kết giảm giá thịt lợn, một số siêu thị như Co.opmart, Big C... cũng chung tay giảm giá thịt lợn, tuy nhiên ngoài chợ, giá thịt vẫn ở mức khá cao. Lý giải việc giá thịt lợn trên thị trường giữ ở mức cao, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều công ty chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam... khi lợn xuất chuồng sẽ có công ty vệ tinh thu gom, sau đó đưa xuống các công ty khác, chuyển về các lò mổ, nên đẩy giá lên cao.
Bên cạnh đó, mặc dù các đại lý vẫn mua được lợn hơi giá công ty (70.000 đồng/kg), nhưng chỉ mua được từ 30%-50% số lợn so với trước đây. Do không mua đủ lượng hàng cung ứng về chợ nên thương lái phải lùng mua lợn trong dân, hoặc của các trại ở tỉnh lẻ với giá cao hơn nhiều giá công ty.
Từ góc nhìn thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì mức giá 70.000 đồng/kg như đã cam kết trong cuộc họp mới đây, thì tại các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương vẫn cung cấp ra thị trường với giá đắt đỏ. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng thịt lợn "nóng" của người dân chưa thay đổi nên việc cam kết giảm giá của 15 doanh nghiệp (với thị phần 35%) khó ghìm nổi giá của thị phần 65% còn lại không cam kết giảm giá.
Trong khi giá thịt lợn tăng gần áp sát ngưỡng kỷ lục trong đợt bệnh Dịch tả lợn châu Phi vừa qua, thì giá các loại thực phẩm khác như thịt bò, gia cầm, thủy hải sản đang được giữ ở mức ổn định. Thậm chí, lượng hải sản cung ứng ra thị trường dồi dào, giá giảm khoảng 40%.
Để tránh tình trạng người chăn nuôi, tiểu thương kinh doanh găm hàng, đẩy giá, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu giải pháp, trước mắt khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn tươi, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.
Bên cạnh đó, ngành công thương sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.
Hà Giang
Vì sao các siêu thị không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu? Nhiều siêu thị lớn cho rằng, do thói quen tiêu dùng của người dân thích thịt tươi nên không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Còn những siêu thị bán nhưng số lượng không đáng kể. Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu hiếm có ở siêu thị. Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Coopmart Hà Đông cho biết, siêu thị không...