Uống nước trong bữa ăn gây hại cho cơ thể
Chuyên gia tư vấn sức khỏe cảnh báo, thói quen uống nước trong bữa ăn gây cản trở năng suất làm việc của hệ tiêu hóa, làm cho lượng insulin tăng mạnh, gây tích tụ mỡ trong cơ thể.
Chuyên gia Shonali Sabherwal cho biết: “Hầu hết mọi người uống nước trong khi ăn bởi họ cho rằng nước có thể khiến thức ăn đi xuống một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, họ không biết rằng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có hại cho hệ tiêu hóa”.
Shonali Sabherwal giải thích lý do tại sao bạn không nên uống nước trong bữa ăn của bạn: “Dạ dày có khả năng nhận biết thời điểm chúng ta ăn và ngay lập tức tiết ra các dịch tiêu hóa. Nếu bắt đầu uống nước ngay lúc này đồng nghĩa với việc pha loãng hoặc làm trôi đi các dịch vị vốn được tiết ra để tiêu hóa thức ăn bởi vậy sẽ làm giảm hoạt động của hệ thống tiêu hóa”.
Nghiên cứu cho thấy rằng, nhấm nháp một ít nước trong bữa ăn không đáng lo ngại, nhưng uống một hoặc hai ly có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày. Uống trong khi ăn cũng có thể làm tăng lượng insulin, kéo theo đó là tích trữ chất béo. Tốt nhất là bạn nên uống nước trước và sau bữa ăn hai giờ vì điều này sẽ giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Video đang HOT
Chuyên gia Sabherwal đề nghị, để tránh uống nước trong suốt bữa ăn yêu cầu thực phẩm không quá mặn vì đó sẽ làm trầm trọng thêm cơn khát của bạn và kích hoạt nhu cầu của bạn giảm nhiều nước.
Bên cạnh đó, ăn vội vàng sẽ khiến bạn nuốt chửng thức ăn xuống dạ dày. Nhiều khả năng, bạn sẽ cảm thấy sự cần thiết phải có nước để thúc đẩy quá trình đẩy thức ăn. Thay vào đó, bạn hãy nhai kỹ và sau đó dịch tiêu hóa sẽ được tiết ra trong khi nhai, và làm dạ dày làm việc hiệu quả hơn.
Theo vietbao
Vi khuẩn những "trái bom" chờ nổ
Không ít người cho rằng không phải tất cả mọi vi khuẩn sống trên cơ thể đều là vi khuẩn gây hại. Thật vậy theo ông Philip Tierno, Giám đốc lâm sàng vi sinh vật học và miễn dịch học tại Đại học New York cho biết: "Chúng ta liên tục tiếp xúc với vi trùng, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ có thể gây hại.
Trong số 60,000 loại vi trùng mà mọi người tiếp xúc hằng ngày thì chỉ có khoảng từ 1% đến 2% là có khả năng gây nguy hiểm cho người bình thường với hệ miễn dịch bình thường". Dù số lượng vi khuẩn gây hại chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Khi "bom" chưa được kích ngòi
Tay, chân là những cửa ngõ thông hành dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Chỉ cần tay hoặc chân bạn tiếp xúc với những bề mặt đầy vi khuẩn và không được vệ sinh sạch sẽ thì vô tình bạn đã trở thành "nạn nhân" của những cư dân vi khuẩn dù nhỏ nhưng rất nguy hiểm. Ban đầu, hệ miễn dịch của bạn vẫn còn khả năng phòng thủ thì các cư dân vi khuẩn chỉ dám "án binh bất động" trong cơ thể, hoặc trên da của bạn và chờ thời cơ thuận lợi. Khi thời tiết thay đổi, hoặc chế độ dinh dưỡng kém làm cho hệ miễn dịch của bạn suy yếu, chính lúc đó vi khuẩn sẽ bắt đầu mở cuộc tấn công hàng loạt vào cơ thể bạn, phá hủy hệ miễn dịch và phát triển cư dân tại đây.
Làm gì để phá "bom"?
Thùng rác, nhà vệ sinh, bồn rửa bát v.v.. đương nhiên là có vi khuẩn, nhưng điện thọai bàn, vòi rửa tay, bồn rửa chén, hay chính sàn nhà bạn lau hàng ngày lại cũng nhiều vi khuẩn không kém, thậm chí còn tiềm tàng rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Cách tốt nhất để đề phòng chính là diệt trừ nguồn gốc gây bệnh, những nơi vi khuẩn trú ngụ. Không chỉ tẩy rửa các vật dụng tiếp xúc hằng ngày mà bạn cũng nên vệ sinh chúng bằng những chất tẩy rửa chuyên biệt. Với những bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, cửa, máy vi tính.., sau khi lau chùi bằng nước bạn cũng cần phải lau chùi thêm một lớp dung dịch diệt khuẩn để tin chắc rằng mọi đồ vật trong nhà bạn đã được vệ sinh đúng cách.
Đặc biệt, khi thời tiết đi vào mùa nóng cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nên việc vệ sinh các đồ vật trong nhà và các đồ chơi của bé sẽ giúp cho người lớn phòng ngừa được các bệnh cảm cúm, trẻ em thì có thể phòng tránh bệnh tay chân miệng. Một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy chỉ trong 1 phút, bé có thể chạm vào 30 đồ vật khác nhau và đưa tay vào miệng. Vì thế nếu các đồ vật này không vệ sinh, bé sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và nhiễm các bệnh nguy hiểm như tay chân miệng, dịch tả, tiêu chảy, v.v... Cho nên một cuộc tổng vệ sinh để loại trừ những vi khuẩn trong gia đình bạn là không bao giờ thừa.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ đầu năm tới nay, cả nước đã ghi nhận 50.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 11 trường hợp tử vong số ca mắc bệnh thương hàn là 27 trường hợp và bệnh sốt xuất huyết là 4.751 truờng hợp, 2 ca tử vong. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở nước ta cao thứ tư ở khu vực Châu Á. Những vị trí cần được ưu tiên vệ sinh thường xuyên &bull Bàn chế biến thức ăn: Bàn để chế biến thức ăn phải được vệ sinh bằng dung dịch diệt khuẩn thường xuyên, đặc biệt là trước khi chế biến món khác, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ loại này qua loại khác. &bull Các tay nắm cửa, quai ấm nước, cán dao, tay nắm tủ lạnh cũng phải được lau chùi. Khi đang chế biến thức ăn không nên dùng tay dính thức ăn để mở cửa tủ lạnh, vì như vậy sẽ phát tán vi khuẩn, sau đó người khác mở cửa sẽ bị nhiễm khuẩn. &bull Bề mặt của các vật dung trong nhà bếp nên được lau rửa bằng các dung dịch diệt khuẩn có sẵn trong siêu thị
(Nguồn Insert A2 trong phần Tips)
Theo VNN
Ăn trứng nào tốt cho sức khỏe? Trứng là loại thực phẩm rất quen thuộc và bổ dưỡng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để quyết định loại trứng nào thích hợp với bản thân và gia đình thì không phải ai cũng biết? Trứng gà Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng là loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Trứng...