Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?
Nước dừa tươi được xem là một trong các thức uống giải khát rất lành và bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng nước dừa hợp lý và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe
Nước dừa tươi được xem là một trong các thức uống giải khát rất lành. Giàu carbonhydrate và chất điện giải như kali, natri magie, thức uống này được chọn không đơn thuần chỉ để giải khát, còn là thức uống giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Có một số chuyên gia cho rằng, thành phần chất điện giải trong nước dừa tươi không đủ để sử dụng làm dung dịch bù nước. Tuy vậy, trong rất nhiều trường hợp cần thiết, khi không có nước điện giải thực thụ, nước dừa vẫn được xem là loại thay thế chất lượng nhất từ tự nhiên mà chúng ta có.
Ảnh minh họa
Giải khát
Qua nhiều thế kỷ, nước dừa vẫn đứng đầu danh sách thức uống cực kỳ lành mạnh, trong vai trò là loại nước giải khát tự nhiên an toàn nhất mà không cần bàn cãi. Có vị thơm nhẹ, vị ngọt nhẹ và luôn tạo cảm giác tươi mát lại ít hư hỏng vì được bảo quản bằng lớp vỏ dày, bất cứ đâu, nước dừa tươi này cũng có thể giúp bạn giảm khát một cách nhanh chóng, mang lại cảm giác cực kỳ sảng khoái.
Ngăn ngừa tình trạng mất nước
Một số nghiên cứu cho thấy, nước dừa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước ở người bị tiêu chảy nhẹ.
Với những người vận động nhiều hay tập thể dục bị mất nước, nước dừa cũng giúp họ bổ sung nước đáng kể. Thực tế còn có một số vận động viên sử dụng nước dừa trước khi tập, nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước trong quá trình họ tập luyện.
Cải thiện hệ tim mạch
Theo như nhiều nghiên cứu khoa học, những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp thấp thường có lượng kali trong máu thấp. Vậy nên việc sử dụng nước dừa thường xuyên và điều độ sẽ góp phần bổ sung lượng kali bị thiếu cho cơ thể và khiến hệ tim mạch làm việc trơn tru hơn.
Video đang HOT
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Đây có lẽ là tác dụng của nước dừa được các chị em thích thú nhất. Bởi lẽ nước dừa nguyên chất chứa rất ít chất béo, lượng đường trong dừa không hề bị cơ thể dự trữ lại dễ khiến hình thành mỡ. Ngoài ra các chuỗi chất béo triglixerit đóng vai trò duy trì năng lượng cho cơ thể, thuận lợi cho quá trình giảm cân của các chị em.
Ảnh minh họa
Điều trị bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, sử dụng nước dừa thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu. Từ đó sẽ giúp cho các bệnh nhân bị mắc tiểu đường có thể ổn định lại sức khỏe.
Tác dụng giảm huyết áp
Một số nghiên cứu cho thấy, uống nước dừa có thể làm giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao.
Ngoài những lợi ích điển hình trên được đề cập nhiều, nước dừa còn được cho là mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Các lợi ích đó có thể kể đến như góp phần làm giảm tình trạng thiếu máu, khó tiểu, giảm nguy cơ đột quỵ hay bệnh tim mạch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư hay tác dụng góp phần chống lại các cơn đau tim.
Đặc tính chống oxy hóa
Các gốc tự do xuất hiện trong cơ thể con người bắt nguồn từ các phân tử không ổn định trong tế bào. Khi có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể, tình trạng oxy hóa sẽ gia tăng, từ đó gây nguy cơ mắc ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm tới sức khỏe. Việc uống nước dừa sẽ giúp ngăn chặn tình trạng oxy hóa của cơ thể.
Những trường hợp không nên uống nhiều nước dừa
Mặc dù là thức uống lành mạnh và an toàn, song vẫn có những trường hợp được khuyên không nên hoặc dùng nước dừa có kiểm soát chặt chẽ. Các trường hợp này có thể kể đến như:
Ảnh minh họa
Người có hàm lượng kali cao trong máu
Vì nước dừa chứa hàm lượng kali rất đáng kể, do đó, những người có hàm lượng kali cao trong máu được khuyên không uống hoặc hạn chế dùng nước dừa.
Người có huyết áp thấp
Chúng ta cũng thấy một trong các tác dụng điển hình của nước dừa là giúp hạ huyết áp. Như vậy, các trường hợp có huyết áp thấp đương nhiên không thể sử dụng nước dừa một cách thoải mái được. Thậm chí, nếu vấn đề huyết áp thấp đang nghiêm trọng, thì việc sử dụng nước dừa đều phải có tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc không dùng.
Người đang có các vấn đề về thận
Nước dừa có hàm lượng kali cao. Thông thường, kali sẽ được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ kali trong máu quá cao. Tuy nhiên, nếu thận của một người không khỏe mạnh hoặc hoạt động không bình thường thì điều này có thể không xảy ra (tức vấn đề kali được bài tiết qua nước tiểu). Do đó, bất cứ trường hợp nào đang gặp vấn đề về thận đều được khuyến cáo không dùng nước dừa hoặc cần phải có ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Người sắp hoặc vừa trải qua một ca phẫu thuật
Nước dừa có thể liên quan hay nói rõ hơn là can thiệp vào việc kiểm soát huyết áp trong và sau phẫu thuật. Do vậy, những trường hợp chuẩn bị trải qua hoặc vừa phẫu thuật xong thì được khuyên không sử dụng nước dừa. Thời gian cụ thể là không sử dụng nước dừa ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật và sau phẫu thuật.
Cho dù nước dừa là siêu thức uống, giải khát lành mạnh tốt cho sức khỏe, nhưng để sử dụng nước dừa 1 cách tốt nhất, bạn phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, uống có chừng mực không lạm dụng, sử dụng ở các thời điểm phù hợp. Một khi nắm các yếu tố này, thì vấn đề uống nước dừa không còn khiến chúng ta băn khoăn nhiều nữa.
Người bị huyết áp thấp nên ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
Thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi, rụng tóc, khô da... là những triệu chứng cảnh báo huyết áp thấp. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam lẫn nữ. Trong đó, chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng trong việc khắc phục huyết áp thấp.
Dưới đây là những lưu ý mà người cao huyết áp cần ghi nhớ:
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp tăng thể tích máu trong cơ thể. Ngoài ra cũng giúp cơ thể luôn được bổ sung đủ nước, tránh bị mất nước. Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ làm gia tăng triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi ở người vốn đã bị huyết áp thấp.
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn
Người bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Ảnh mang tính chất minh họa.
Bổ sung các chất điện giải
Các chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì huyết áp. Người bị huyết áp thấp có thể uống nước chanh, nước trái cây để bổ sung điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng đồ uống dành cho người chơi thể thao có chứa các nhóm chất điện giải như natri, kali...
Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ
Ăn đủ các bữa, đặc biệt là không được bỏ bữa sáng vì đây là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc.
Cách ăn uống tốt nhất cho người bị huyết áp thấp là nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Việc này sẽ giúp duy trì năng lượng ổn định trong ngày và tránh tình trạng huyết áp giảm quá thấp sau ăn no.
Trong các bữa ăn, cần hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, cháo, nui, bánh mì...
Người bị huyết áp thấp không được thức quá khuya. Và cần ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày. Việc thiếu ngủ hoặc thức khuya sẽ khiến bạn dễ chóng mặt, ngất xỉu.
Tăng thêm lượng muối
Những người bị huyết áp thấp có thể tăng lượng muối ăn hàng ngày. Với người bình thường, cần khoảng 10g muối mỗi ngày. Còn người bị huyết áp thấp nên ăn nhiều hơn một chút, khoảng 10 - 15g. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ lượng muối để phù hợp với độ tuổi và thể trạng cơ thể.
Mất nước ảnh hưởng thế nào tới các bộ phận trên cơ thể và những lưu ý khi bổ sung nước từ các chuyên gia Giữ nước là một trong những việc làm cơ bản nhất để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Zach Bush, bác sĩ chuyên về nội khoa, nội tiết tại Bệnh viện John Hopkins giải thích, nước được coi là chất tẩy rửa và làm sạch cơ thể con người. Chất lỏng này không chỉ đảm bảo hoạt động của tế...