Uống nhiều trà sữa có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?
Ngày nào em cũng uống 2 cốc trà sữa, đang bị chậm kinh 2 tuần. Có phải trà sữa là nguyên nhân gây chậm kinh, thưa bác sĩ? (Linh)
Trả lời:
Chào em!
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy uống trà sữa gây chậm kinh. Tuy nhiên, không khuyến khích sử dụng trà sữa quá thường xuyên và liều lượng quá nhiều, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, uống nước ngọt có quá nhiều đường tinh luyện, điển hình là trà sữa, gây nên sự rối loạn chuyển hóa, tăng cân, béo phì, thừa canxi dẫn đến sỏi thận…
Thông thường, chậm kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như: mất cân bằng hormone, có thai, lạm dụng thuốc tránh thai, căng thẳng và stress, rối loạn hormone tuyến giáp, béo phì hoặc tập luyện giảm cân quá mức. Trà sữa không trực tiếp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, sử dụng trà sữa không rõ nguồn gốc, có phụ gia, hóa phẩm công nghiệp mà không được phép dùng cho con người, có thể tác động không tốt đến nội tiết cơ thể. Do đó nó có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này.
Chưa nói đến việc hiện nay có rất nhiều báo cáo nói về tác hại của trà sữa trân châu. Loại đồ uống này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu các thành phần, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tốt hơn hết, em nên hạn chế uống trà sữa và nên đến bệnh viện khám khi chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
Bác sỹ Trần Vũ Quang
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Theo Vnexpress
Chỉ mặt 6 món ăn tắm phụ gia độc nhất mẹ chớ con ăn kẻo hại
Dưới đây là danh sách 6 loại thực phẩm gây hại mà trẻ nhỏ không nên ăn thường xuyên, thậm chí bố mẹ nên cấm cho con ăn.
Video đang HOT
Nhiều mẹ Việt vẫn đang vô tư cho con ăn, thậm chí nhồi nhét những thực phẩm này vì nghĩ chúng nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế đó lại là những thực phẩm gây hại cho con.
Top thực phẩm không nên cho trẻ ăn
Giăm bông, thịt nguội, xúc xích
Những món ăn chế biến từ nguyên liệu thịt sẵn có chứa chất nitrit natri. Chất này khi vào trong cơ thể con người sẽ tạo ra chất mới có tên là nitrosamine gây ung thư.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trường Sức khỏe Công cộng Harvard thực hiện đã chỉ ra rằng thịt chế biến sẵn làm gia tăng nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh ung thư máu lên tới 74%.
Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng thịt tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
Trà sữa
Trong trà sữa có chứa chất Hexametaphosphate, khi sử dụng chất này quá nhiều (ăn nhiều trà sữa hoặc pha với nồng độ cao) có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa, là nguyên nhân gây ra các bệnh khác.
Mỳ ăn liền
Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.
Năng lượng chủ yếu trong mi tôm la chất béo và tinh bột. Vi thê, be ăn nhiêu thưc phâm nay không chi đôi măt vơi nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất... mà lại còn có thê bi béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Hàm lượng sodium trong mỳ ăn liền gần như là cao đầu bảng, gây tăng huyết áp, đe dọa trụy tim và đột quỵ của những người có sức khỏe yếu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều mỳ ăn liền cũng khiến cơ thể thừa cholesterol, béo phì...
Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.
Thực phẩm nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn
Thực phẩm quá mặn
Những loại thực phẩm chứa quá nhiều muối sẽ làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp. Thực phẩm này cũng bao gồm cải muối, cà muối, cá khô, cá kho v.v.
Nếu ăn mặn là sở thích của bé, mẹ hãy điều chỉnh lại ngay trước khi sở thích này là ảnh hưởng đến kết quả học tập của con.
Khoai tây chiên
Khoai tây có chứa chất phụ gia natri glutamate, đây là chất hoàn toàn cấm xuất hiện trong thức ăn dành cho trẻ sơ sinh và hoàn toàn không tốt cho trẻ nhỏ.
Kẹo dẻo
Loại kẹo nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ này được làm từ nước trái cây. Tuy nhiên, nhà sản xuất sử dụng rất nhiều đường trong quá trình sản xuất kẹo trái cây, do đó không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, kẹo dẻo trái cây cũng chứa nhiều phẩm màu để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Thậm chí nếu được gắn mác "hữu cơ", kẹo dẻo trái cây không bao giờ tốt bằng trái cây tươi.
Nếu các bậc phụ huynh muốn sử dụng kẹo dẻo trái cây làm đồ ăn vặt cho trẻ, hãy thay thế bằng trái cây tươi. Còn nếu sử dụng chúng để bổ sung vitamin, các bậc phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn nhiều.
Nước ngọt đóng hộp và các loại nước có ga
Các mẹ không thể phủ nhận là không có đứa trẻ nào từ chối khi được đưa cho cốc nước ngọt đá ngon lành trong mỗi bữa ăn. Nước ngọt có ga là một thức uống quá phổ biến và hầu như luôn nằm trong top những loại thực phẩm yêu thích của trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, thông thường, nước ngọt có gas chứa các acid như malic, tartric, citric, phosphoric... cộng với chất đường. Đó là các tác nhân làm hủy hoại men răng, tác động không tốt đến dạ dày.
Chính vì vậy, mẹ chớ có dại cho bé uống nhiều bởi không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ, loại thức uống này còn gây ra bệnh thận, ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
Theo www.giadinhmoi.vn
Dùng thuốc tránh thai liên tục 12 năm, cô gái sốc khi biết mình bị u gan Lạm dụng thuốc tránh thai để giảm đau đớn của kỳ kinh nguyệt đã khiến cô gái phải chịu hậu quả khôn lường. Sarah Wilmot, một nữ tiến sĩ 26 tuổi đến từ Redcar, North Yorkshire vẫn đang khỏe mạnh. Bắt đầu từ việc cân nặng của Sarah đột ngột tăng lên kèm theo những triệu chứng đau nặng ở vùng lưng và...