Ươm tạo nhà khoa học trẻ từ lớp 12
Với mong muốn cung cấp nguồn nhân lực có tri thức, đề án thu hút các đối tượng từ các em học sinh, sinh viên đến các nhà khoa học trẻ
Với mong muốn phát triển về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ nhà khoa học trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, hướng tới có thể cung cấp nguồn nhân lực tri thức cho cả các nước trong khu vực và quốc tế là nhu cầu cấp bách hiện nay. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã xây dựng đề án “Ươm tạo nhà khoa học trẻ tại ĐHQGHN” nhằm cụ thể hóa, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, triển khai chiến lược phát triển của ĐHQGHN đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.
Về mục tiêu của đề án, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết: “Đề án hướng tới ươm tạo được các nhà khoa học trẻ có trình độ tiến sĩ, sau tiến sĩ cho ĐHQGHN và đất nước”.
Theo đó, đề án phát hiện và thu hút các mầm ươm khoa học từ 03 nhóm: các em học sinh lớp 12 có học lực giỏi, xuất sắc có nguyện vọng và được tuyển chọn tham gia chương trình ươm tạo từ trình độ đại học; sinh viên và học viên giỏi, xuất sắc, thạc sĩ, giảng viên trẻ chưa là tiến sĩ; giảng viên và nhà khoa học trẻ đã đạt trình độ tiến sĩ có nguyện vọng tham gia chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ trình độ sau tiến sĩ, và/hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại ĐHQGHN.
PGS.TS. Nguyễn Hiệu, Phó Giám đốc ĐHQGHN
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tập trung xây dựng được các chương trình ươm tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ, kết nối giúp người học được trang bị, hỗ trợ, chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng.
Một mục tiêu khác nữa của đề án là theo dõi, tư vấn, kết nối để các nhà khoa học trẻ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, sau tiến sĩ có thể tham gia mạng lưới các nhà khoa học theo lĩnh vực chuyên môn, tiếp xúc và làm việc tại ĐHQGHN, tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Để đạt được những mục tiêu trên, ông Nguyễn Hiệu cũng đưa ra những nhóm giải pháp đột phá: “Đối với hoạt động ươm tạo nhà khoa học trẻ, ĐHQGHN sẽ xây dựng, triển khai 03 chương trình cho giai đoạn 1 (2022-2025) đó là:
Chương trình học bổng cấp ĐHQGHN cho các sinh viên xuất sắc, thạc sĩ xuất sắc, nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ; Chương trình bồi dưỡng ngắn hạn chương trình bồi dưỡng nghiên cứu sinh; Chương trình thực tập sinh sau tiến sĩ hay Chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên quốc tế”.
Về giải pháp phát triển khoa học. Đối với nhóm giải pháp này, ĐHQH sẽ xây dựng bộ dự liệu năng lực các nhà khoa học trẻ tiềm năng để phục vụ công tác tuyển dụng, và phát triển mạng lưới các đơn vị khoa học, đào tạo, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các nhà khoa học trẻ trong nước và quốc tế.
“Nhóm giải pháp về điều kiện đảm bảo chất lượng, ĐHQGHN sẽ tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ giảng viên, chuyên gia đủ năng lực tư vấn, đào tạo cho 03 chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ”, ông Hiệu bày tỏ.
Trước những hoạt động trên, Phó Giám đốc ĐHQGHN đánh giá rằng thông qua các giải pháp về tìm kiếm, phát hiện các mầm ươm khoa học; xây dựng, triển khai các chương trình ươm tạo nhà khoa học trẻ.
Bên cạnh đó các hoạt động về phát triển nhà khoa học và điều kiện đảm bảo chất lượng thì những kết quả mà đề án hướng tới thu được sẽ tạo ra sự đột phá trong chất lượng đào tạo, KH&CN và đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN và cung cấp nguồn nhân lực khoa học trẻ cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội, các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần nâng cao vị thế khoa học và uy tín của ĐHQGHN.
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi Olympic bậc THPT
Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành văn bản số 4021/TB-ĐHQGHN về việc tổ chức kỳ thi Olympic năm học 2021 - 2022 của trường.
Đây là lần đầu tiên Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi này, nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; Tạo cơ hội cọ sát, học hỏi nâng cao chất lượng giảng dạy bậc THPT.
Đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, và tạo cơ hội cho những em học sinh giỏi được xét tuyển thẳng vào các chương trình đào tạo trình độ đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường sẽ tổ chức thi vào ngày 8 và 9/1/2022 tại Hà Nội với các môn thi tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
Học sinh trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội. (Ảnh chụp trước 27/4)
Nội dung thi trong chương trình đào tạo THPT Quốc gia và một số kiến thức nâng cao (tài liệu hướng dẫn ôn tập chi tiết của từng môn sẽ được gửi đến các đội tuyển sau khi đăng ký dự thi).
Các đội tuyển do Sở GD&ĐT thành lập không quá 10 thành viên/1 đội tuyển đối với mỗi môn thi; Các trường THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội được cử không quá 30 thành viên/1 đội tuyển đối với mỗi môn thi; Các đội tuyển của các trường THPT chuyên (không bao gồm các trường đã có thí sinh dự thi theo đội tuyển của Sở GD&ĐT không quá 10 thành viên/1 đội tuyển đối với mỗi môn thi.
Các đội tuyển của các trường THPT khác không quá 2 thành viên/1 đội tuyển đối với mỗi môn thi.
Các Sở GD&ĐT và các trường THPT gửi đăng ký dự thi trước ngày 25/12/2021 và danh sách các đội tuyển dự thi trước ngày 30/12/2021 về Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đối tượng dự thi là học sinh THPT trong toàn quốc được các Sở GD&ĐT hoặc các trường THPT cử đi thi.
Gỡ rào cản liên thông cao đẳng lên đại học Mặc dù đã có quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (CĐ) với trình độ đại học (ĐH) theo Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg song trên thực tế, nhiều người có nhu cầu học liên thông từ CĐ lên ĐH vẫn đang loay hoay tìm lối đi. Ảnh minh họa. "Vá" lỗ hổng chính sách Cuối tuần...