UNIQLO mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam ở Parkson Đồng Khởi
Đại gia thời trang nhanh UNIQLO của Nhật hôm nay (17.10) công bố cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam đặt ở trung tâm thương mại Parkson Saigon Tourist Plaza (35-45 Lê Thánh Tôn, Q.1, TPHCM), sẽ mở cửa kinh doanh vào cuối năm nay.
Trong thông cáo phát đi sáng nay, hãng này cho biết UNIQLO Đồng Khởi có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với diện tích bán hàng (sale floor) hơn 3.100m2 trưng bày toàn bộ các dòng sản phẩm LifeWear của hãng.
Parkson Đồng Khởi đang đóng kín cho UNIQLO thiết kế cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
Cửa hàng này nằm dọc ba tầng của tòa nhà (gồm tầng trệt và 2 tầng lầu) Parkson, cung cấp trải nghiệm mua sắm cho khách nội địa lẫn quốc tế tại khu vực thương mại sầm uất nhất của TP.HCM. UNIQLO Đồng Khởi cũng bao gồm khu vực được thiết kế đặc biệt với các hoạt động vui chơi và sáng tạo dành cho trẻ em.
“UNIQLO cũng trưng bày những sản phẩm đặc biệt kết hợp cùng các nghệ sĩ Việt Nam, các cá nhân tiên phong trong lĩnh vực sáng tạo như một cách tôn vinh và phản ánh văn hóa bản địa độc đáo, năng động, tích cực của TP.HCM,” hãng cam kết trong thông cáo.
Ông Osamu Ikezoe, đồng giám đốc điều hành UNIQLO Việt Nam nói hãng sẽ mở các cửa hàng tại các địa điểm độc đáo và thuận tiện di chuyển, qua đó giới thiệu về triết lý LifeWear đến khách hàng.
LifeWear là khái niệm được UNIQLO đề ra theo phương châm tạo ra những trang phục với phong cách đơn giản, tiện dụng, đáp ứng được mọi tầng lớp tiêu dùng với mức giá hợp lý, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.
UNIQLO là thương hiệu đầu tiên của Fast Retailing chính thức vào Việt Nam. Đây là thương hiệu lớn nhất trong sáu thương hiệu chính thuộc tập đoàn bán lẻ thời trang lớn nhất của Nhật. Các thương hiệu của Fast Retailing gồm GU, Theory, Helmut Lang, PLST (Plus T), Comptoir des Cotonniers, Princesse tam.tam và J Brand.
Video đang HOT
Trong năm tài chính 2019, tính đến 31.8, Fast Retailing đạt doanh thu 21,53 tỉ USD với hệ thống hơn 2.200 cửa hàng tại 24 thị trường trên toàn cầu.
Trước UNIQLO, hai hãng thời trang nhanh H&M và Zara đã có mặt tại Việt Nam. Tính tới tháng 8 rồi, thương hiệu thời trang Thụy Điển H&M sau hai năm đã mở 7 cửa hàng; Zara hiện diện bốn năm với hai cửa hàng lớn đặt tại TP.HCM và Hà Nội.
Zara công bố doanh thu năm 2018 hơn 2.000 tỉ đồng, tăng trưởng 70% so với năm trước đó, trong khi H&M đạt doanh thu 664 tỉ đồng, gấp ba lần doanh thu 2017.
Theo tri thức trẻ
Sự thật về việc giảm giá lên đến 70% tại các cửa hàng thời trang
Nắm bắt được tâm lý mua sắm của khách hàng, nhiều cửa hàng đã tung ra chương trình khuyến mại lớn xả được hết hàng tồn kho lỗi mốt và thu về lãi lớn.
Tại các tuyến phố lớn, nơi tập trung nhiều trường đại học như Xuân Thủy, Tây Sơn, Chùa Bộc hay Phạm Ngọc Thạch không khó để tìm được cửa hàng treo biển giảm giá.
Hầu hết các cửa hàng tại đây đều tận dụng thời điểm chuyển giao mùa để đồng loạt đưa ra các chương trình giảm giá sâu nhằm thu hút khách hàng và xả quần áo, phụ kiện tồn kho, lỗi mốt.
Các cửa hàng đua nhau rầm rộ đưa ra chương trình giảm giá, đồng giá để kích cầu người tiêu dùng .
Rất nhiều cửa hàng treo biển hiệu giảm giá với các chiêu thức thu hút người đi đường vào mua sắm đó là những tấm biển có màu sắc nổi bật ghi số phần trăm được giảm như "xả hàng toàn bộ lên đến 70%", "mua 1 tặng 1", "xả hàng toàn bộ cửa hàng" hoặc "đồng giá sản phẩm chỉ từ 29k"....
"Trong năm có rất nhiều ngày có thể giảm giá, nhưng thời điểm giao mùa là lúc hàng được bán chạy nhất. Khi treo biển giảm giá, khuyến mại giúp cho lượng hàng bán ra tăng gấp 2 - 3 lần so với bình thường.
Đến thời điểm hiện tại cửa hàng tôi đã xả được gần 1 nửa hàng thu đông từ năm trước và hàng hè", chị Nguyễn Thanh Hà, nhân viên một cửa hàng quần áo cho hay.
Đa số các sản phẩm được giảm giá đều là những hàng có kiểu dáng cũ, ít được khách hàng quan tâm.
Bên cạnh đó, những đồ lỗi mốt, hàng tồn kho từ năm trước giảm giá mạnh cũng là cách giúp cho các cửa hàng bán hàng mới dễ dàng hơn.
Nhiều người cho rằng, việc dùng nhiều chiêu thức giảm giá và khuyến mại lớn sẽ khiến cho các cửa hàng kinh doanh thua lỗ nhưng thực chất, có những mặt hàng giảm giá đến 70% nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn thu được lãi.
"Thỉnh thoảng tôi vẫn sang Quảng Châu nhập hàng và lựa chọn những mẫu độc lạ nhưng có giá tương đối rẻ. Khi về Việt Nam, những mẫu này sẽ được nâng lên bán với giá cao gấp 2 - 3 lần giá gốc.
Ví dụ, một chiếc váy có giá gốc là 120.000 đồng, nhưng khi mang về cửa hàng bán giá sẽ được đẩy lên 300.000 đồng - 320.000 đồng. Do đó, nếu cửa hàng có ghi biển giảm giá 50% hoặc giảm sâu hơn nữa thì vẫn có lãi", anh Nguyễn Văn Dương cho biết.
Với sức hút của hàng giảm giá, lượng khách tới cửa hàng nườm nượp giúp doanh số tăng và hàng tồn kho được giải phóng nhanh chóng.
Trái với kỳ vọng của nhiều người, mặc dù treo biển giảm giá sâu nhưng các mặt hàng thời trang vẫn ở mức giá cao.
"Hôm trước, khi chưa có đợt giảm giá, tôi có vào cửa hàng xem một chiếc áo khoác có giá ghi trên mác 1,5 triệu đồng, nhưng hôm nay thấy cửa hàng đang sale 50% nên vào xem lại chiếc áo đó, thì giá đang ở mức 1,3 triệu đồng".
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, nhiều người kéo nhau đi săn hàng giảm giá, đa số đều là khách hàng không chạy theo xu hướng nên những sản phẩm họ chọn thường là mẫu đơn giản nhưng chất lượng vẫn tốt
"Nhân sự kiện giảm giá này tôi đã mua nhiều đồ cho gia đình bởi không chỉ có quần áo mà còn có đồng hồ và đồ gia dụng cũng giảm giá "kịch sàn", dù biết mẫu mã hơi cũ nhưng chất lượng sản phẩm vẫn ổn, nhiều mẫu phù hợp với túi tiền", anh Hoàng Phong (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) tâm sự.
Theo báo dân sinh
Choáng với cửa hàng Bách Hóa Xanh Bình Phước, doanh thu 1 ngày bằng cả tháng siêu thị "nhà người ta" Ngay buổi đầu khai trương, cửa hàng Bách Hóa Xanh ở Bình Phước đã thu về 725 triệu đồng, cao hơn doanh thu trung bình cả tháng gộp lại của các siêu thị mini cùng loại. Doanh số khủng "chưa từng có" Nhân viên Bách Hóa Xanh bán không xuể trong ngày đầu khai trương cửa hàng mới ở Bình Phước, phục vụ...