UNHCR hỗ trợ hơn 81.000 người Somalia tự nguyện hồi hương từ Kenya
Ngày 17/8, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, tính đến ngày 31/7, tổ chức này đã hỗ trợ 81.451 người Somalia tự nguyện hồi hương từ Kenya kể từ khi chương trình tự nguyện hồi hương bắt đầu triển khai tháng 12/2014.
Theo bản cập nhật hàng tháng được UNHCR phát hành tại thủ đô Nairobi của Kenya, 6.085 người tị nạn đã được hồi hương trong năm 2018. Trong đó, 191 công dân Burundi cũng đã được hỗ trợ hồi hương trong năm nay. Tính đến ngày 31/7, 471.330 người tị nạn và xin tị nạn.
Người tị nạn Somalia tại một trại tị nạn ở Dadaab, miền bắc Kenya ngày 19/12/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Kenya, nước chủ nhà tổ chức các cuộc đàm phán kéo dài về sự hình thành Chính phủ chuyển tiếp tại Somalia, đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh và tình trạng khủng hoảng nhân đạo phát sinh từ dòng người tị nạn. Quốc gia Đông Phi này đang lên kế hoạch đóng cửa trại tị nạn Dadaab vì những vấn đề an ninh liên quan đến nhóm khủng bố al-Shabab.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, cuộc nội chiến tại Somalia đã buộc khoảng 2 triệu người dân nước này phải rời bỏ nhà cửa, gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài nhất thế giới (ba thập kỷ).
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia, tình hình chính trị và an ninh phức tạp kéo dài tại Somalia cũng như áp lực ngày càng tăng lên đối với các quốc gia tiếp nhận người tị nạn khiến các bên liên quan cần nỗ lực tìm kiếm một giải pháp bền vững cho vấn đề người tị nạn Somalia.
Theo vietnamplus
"Chiến dịch lai tạo" thế hệ sau của các phần tử khủng bố
Khi Salama Ali, một phụ nữ Kenya bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm hai người em trai đột ngột "biến mất" vào năm ngoái, cô đã phát hiện ra điều vô cùng khủng khiếp: Ngoài những người Kenya trẻ tuổi cực đoan bỏ nhà đi để tham gia Tổ chức al-Shabab ở Somalia, còn nhiều phụ nữ bị bắt và buôn bán làm nô lệ tình dục cho các phần tử khủng bố này.
Nhiều phụ nữ Kenya bị bắt và buôn bán làm nô lệ tình dục cho các phần tử khủng bố al-Shabab
"Bí mật" khó tưởng tượng
Salama Ali cho biết, việc cô tìm kiếm thông tin về hai người em trai được thực hiện một cách bí mật vì bất cứ động thái nào có liên quan đến al-Shabab đều rơi vào tầm ngắm của lực lượng an ninh. Salama đã gặp, nói chuyện với nhiều phụ nữ ở Mombasa và khu vực xung quanh, chia sẻ câu chuyện của mình và tìm kiếm thông tin về người thân. "Tôi phát hiện nhiều chuyện mà trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Nhiều phụ nữ đã bị bắt đưa đến Somalia làm nô lệ tình dục", Salama nói.
Phụ nữ bị bắt có cả người trẻ và trung tuổi, đến từ Mombasa và một số khu vực khác ở Kenya. Họ thường được hứa trả lương cao với một công việc hấp dẫn ở nước ngoài hoặc bị dùng vũ lực khống chế, bắt cóc.
Trong căn phòng tối, một phụ nữ trẻ tuổi kể lại rằng: "Trong thời gian 3 năm bị bắt làm nô lệ tình dục, nhiều người đàn ông đến và quan hệ tình dục với tôi. Mỗi tối, họ đưa 2 hoặc 3 người đàn ông đến chỗ chúng tôi. Chúng tôi bị hãm hiếp nhiều lần. Một số phụ nữ đã buộc phải làm vợ của các chiến binh al-Shabab, trong khi những người khác bị giữ như nô lệ tình dục trong nhà chứa".
Cô gái có tên là Faith nói rằng, cô vừa mới trốn thoát khỏi nơi giam giữ của al-Shabab. "Năm tôi 16 tuổi, một cặp vợ chồng già đến gặp bố mẹ tôi và nói rằng, có công việc hấp dẫn ở Malindi. Ngay ngày hôm sau, tôi được đưa đi cùng 14 cô gái khác. Chúng tôi được cho uống nước có hòa thuốc ngủ mà không hề hay biết. Khi tỉnh lại, tôi thấy có 2 người đàn ông trong phòng. Họ trói tay chúng tôi lại và hãm hiếp ngay trong căn phòng đó. Sau đó, chúng tôi được đưa đến một khu rừng. Họ đe dọa sẽ giết chết nếu chúng tôi tìm cách trốn thoát".
Sau những lần bị hãm hiếp, Faith mang thai và sinh đứa con trong rừng. "Giờ đây, hai mẹ con tôi đã quen với cuộc sống như là động vật trong rừng", Faith nói. Một phụ nữ khác nói rằng, cô đã sinh con trong tình trạng bị nhốt trong phòng.
"Chiến lược" thâm độc của al-Shabab
Sarah, vợ của một cựu chiến binh al-Shabab nói rằng, việc bắt cóc phụ nữ làm nô lệ tình dục nằm trong chiến lược của al-Shabab. "Có một chương trình để lai tạo thế hệ chiến binh chiến đấu tiếp theo của al-Shabab. Trẻ em là những người dễ truyền giáo nhất. Hầu hết 300 phụ nữ trong trại của tôi đều là người Kenya", Sarah nói.
Tháng 9-2016, với sự hỗ của các nhà hoạt động nhân quyền, Salama đã thiết lập một nhóm hỗ trợ bí mật cho phụ nữ Kenya trở về sau khi bị bắt làm nô lệ tình dục cho al-Shabab. Mặc dù mới được thành lập nhưng khá nhiều phụ nữ đã tìm đến Salama và xin được tham gia vào nhóm. Một số phụ nữ trở về với đứa trẻ sơ sinh trên tay, một số bị nhiễm HIV, thậm chí có trường hợp mắc bệnh tâm thần do phải trải qua thời gian sống kinh hoàng với các chiến binh al-Shabab. Tất cả đều nói rằng, sợ nói chuyện một cách cởi mở vì có thể bị cho là ủng hộ al-Shabab.
Được biết, al-Shabab đang cố gắng để tạo ra một nhà nước Hồi giáo cực đoan ở Somalia. Để "hiện thực hóa giấc mơ", nhóm này đã tiến hành các cuộc tấn công vào nhiều nước trong khu vực. Kenya là quốc gia đã phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công chống lại al-Shabab. Chính phủ Kenya thừa nhận, còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong cuộc chiến với al-Shabab, trong đó có việc phụ nữ Kenya bị bắt làm nô lệ tình dục. Tuy nhiên, khó đánh giá quy mô của vấn đề vì phụ nữ thường không dám đứng lên tố cáo.
Theo Tường Phạm
An ninh thủ đô
Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo lớn nhất thế giới Liên Hợp Quốc cho biết khoảng 20 triệu người ở châu Phi đang cần viện trợ khẩn cấp để thoát khỏi nạn đói và bệnh dịch, trong cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất suốt hơn 70 năm qua. Người dân châu Phi đang phải đối mặt với nạn đói và bệnh dịch. Ảnh: pressherald Trưởng bộ phận Nhân đạo của Liên Hợp...