Ung thư vú, khi nào nên xạ trị?
Nhiều bệnh nhân ung thư vú băn khoăn, sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, có cần xạ trị hay tiến hành phương pháp gì khác để điều trị triệt căn ung thư?
Hỏi: Mẹ tôi bị ung thư vú giai đoạn 2A, thể bộ 3 âm tính, đã phẫu thuật cắt toàn bộ, vét hạch. Gia đình băn khoăn không biết có cần xạ trị để ngăn tái phát không?
TS.BS Phạm Hồng Khoa, Trưởng khoa Khám bệnh Quán Sứ, Bệnh viện K trả lời:
Trong kể bệnh bạn không nói rõ về kích thước khối u. Thông thường, ở giai đoạn 2A kích thước khối u trải dài từ 2cm đến dưới 5cm. Trường hợp u trên 3cm có thể có chỉ định xạ trị. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp u dưới 2cm nhưng đã có hạch di căn, ví dụ 1-2 hạch di căn, có thể có chỉ định xạ trị.
Vậy việc xạ trị đặt ra với bệnh nhân ung thư vú khi nào? Xạ trị là chỉ định quan trọng trong tổ hợp điều trị đa mô thức của ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Các trường hợp ung thư vú được chỉ định xạ trị gồm:
- Ung thư vú làm phẫu thuật bảo tồn.
Video đang HOT
- U kích thước lớn trên 3cm.
- U không ở trung tâm vú mà ở vùng ngoại vi. Khi phẫu thuật khối u lấy rộng thấy khó khăn, những trường hợp này có thể xạ trị.
- Trường hợp có di căn hạch.
Xạ trị nhằm kiểm soát tại chỗ, tại vùng, đảm bảo làm sao phối hợp hóa trị, điều trị đích… nhằm kiểm soát ung thư vú hiệu quả nhất.
Với trường hợp ung thư vú giai đoạn kích thước nhỏ 2-3cm, có các yếu tố thuận lợi, từ 60-70 tuổi… việc điều trị bổ trợ có thể đặt ra lựa chọn nội tiết hoặc phương pháp khác, không nhất thiết phải xạ trị.
Điều trị ung thư vú là điều trị đa mô thức, có thể kết hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích… nhằm kiểm soát ung thư vú hiệu quả. Trên mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những tư vấn, chỉ định phù hợp nhất.
Hạn chế những đồ ăn này, chị em sẽ giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Ung thư vú ngoài yếu tố tuổi tác, gen thì liên quan đến tình trạng béo phì, chế độ ăn uống.
Lựa chọn một thực đơn khoa học sẽ giúp chị em phòng ngừa nguy cơ ung thư vú.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, nước ta có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 người mắc chiếm tỷ lệ 11,8%. Ngoài ra cũng trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 9.345 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú, gồm:
- Độ tuổi: Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 45 tuổi. Đặc biệt, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
- Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú: như xơ vú, áp - xe - vú... nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
- Người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao.
- Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
- Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan,...
- Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Nhìn vào các yếu tố trên có thể thấy, nguyên nhân béo phì, lối sống hoàn toàn có thể thay đổi để giảm bớt một yếu tố gây ung thư vú.
Nhấn để phóng to ảnh
Khi ăn gà, vịt, chị em nên bỏ da.
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học: giảm một số chất béo như bánh ngọt, bánh pizza, xúc xích... tránh ăn mỡ, da động vật; thực phẩm chế biến sẵn; hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia, đồ uống có ga. Bổ sung đầy đủ chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa...) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau củ quả: những loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn... có khả năng giảm 20 - 40% tỷ lệ mắc ung thư vú vì trong các loại rau họ cải rất giàu glucosinolate. Hoạt chất này có khả năng ức chế sự gia tăng tế bào và ngăn ngừa sự hình thành khối u ở vú.
Bên cạnh đó hãy vận động, thể dục thường xuyên, khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra bất thường ở vú và điều trị kịp thời.
Những triệu chứng của ung thư vú Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện K cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới....