Ủng hộ phương án chỉ xét học sinh giỏi nếu trường sư phạm xét học bạ
GS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh – khi trao đổi về quy chế tuyển sinh năm nay bày tỏ ủng phương án chỉ xét học sinh có học lực loại giỏi trở lên nếu tuyển sinh vào sư phạm theo phương thức xét học bạ.
ảnh minh họa
“Trường Đại học Vinh cũng ủng hộ việc bỏ điểm sàn để các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm giải trình.
Riêng các ngành sư phạm cần có điểm sàn để đảm bảo chất lượng vì giáo viên là người đào tạo thế hệ trẻ, mỗi giáo viên có thể ảnh hưởng đến hàng chục thế hệ nên cần có những chuẩn riêng. Tuy nhiên điểm sàn sư phạm cần theo các cấp học và tình hình thực tiễn” – GS Đinh Xuân Khoa nêu quan điểm.
Cụ thể, năm 2018, Trường Đại học Vinh đề xuất có các loại điểm sàn sư phạm như sau: Cấp THPT, cấp THCS, cấp tiểu học, mầm non. Đối với các ngành sư phạm đặc thù như: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, các ngành năng khiếu giao các trường chủ động tuyển sinh và chịu trách nhiệm về chất lượng.
Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, không nên tuyển sinh trung cấp sư phạm vì chuẩn chức danh nghề nghiệp đòi hỏi giáo viên phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được hành nghề.
Video đang HOT
Liên quan đến một số điểm mới trong quy chế thi, tuyển sinh năm nay, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Việc xét tuyển làm tròn đến 2 chữ số thập phân sẽ công bằng hơn, đặc biệt là các ngành có tính cạnh tranh cao.
Việc giảm điểm ưu tiên giữa các khu vực khẳng định chất lượng giáo dục giữa các vùng miền đã có cải tiến tích cực. Đồng thời tạo sự công bằng trong công tác tuyển sinh, nhất là những ngành có tỷ lệ dự thi cao.
về phương án tuyển sinh của Trường Đại học Vinh, GS Đinh Xuân Khoa cho hay: Nhà trường đã công bố dự thảo đề án tuyển sinh năm 2018.
Theo đó, trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2018 không ít hơn 70% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh; xét tuyển học bạ THPT (không xét tuyển đối với các ngành sư phạm) không quá 30% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh, với các tiêu chí sau: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm các môn: theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển của năm lớp 12 lấy trung bình từ 6.00 điểm trở lên. Điểm ưu tiên sẽ được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của BộGD&ĐT.
Riêng các ngành đào tạo sư phạm, ngoài kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh phải có hạnh kiểm của 3 năm học (Lớp 10, 11, 12) THPT đạt từ loại Khá trở lên.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đổi mới mục tiêu để định hướng mọi hoạt động giáo dục
Theo GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - giáo dục ngoài mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách về đức, trí, thể, mỹ, phẩm chất và năng lực công dân, cần phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
ảnh minh họa
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến góp ý đã xác định và bổ sung được ý này trong mục tiêu giáo dục là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thời đại và của đất nước đối với con người trong bối cảnh hiện nay.
GS Đinh Xuân Khoa cho rằng, mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành cho thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn nhất định.
Việc xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục phù hợp với sự phát triển của thời đại, của đất nước để định hướng cho hoạt động giáo dục là vấn đề có tính chiến lược.
Mục tiêu giáo dục là thành tố có ý nghĩa quyết định của quá trình giáo dục. Nó quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục. Là yếu tố dự kiến về sản phẩm của giáo dục nên mục tiêu giáo dục liên quan trực tiếp đến việc phát huy sức mạnh của con người, là vấn đề then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Vì vậy, việc xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục phù hợp với sự phát triển của thời đại, của đất nước để định hướng cho hoạt động giáo dục là vấn đề có tính chiến lược.
Như chúng ta đã biết, hiện nay trên thế giới, cách mạng khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng, đặc biệt là cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Trước xu thế phát triển của thế giới, nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến sâu sắc, toàn diện.
Giáo dục với chức năng cơ bản là đào tạo nhân lực cho xã hội cần phải thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu này, trước hết là phải xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục, tức là mô hình nhân cách con người mà nhà trường phải đào tạo theo yêu cầu của xã hội.
Con người Việt Nam hiện đại không chỉ phát triển toàn diện về nhân cách, có những phẩm chất và năng lực công dân mà còn phải được phát huy tối đa mọi tiềm năng, khả năng sáng tạo của mình để thích ứng với cách mạng khoa học công nghệ 4.0, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặt khác, con người Việt Nam hiện đại cần phải có những năng lực cần thiết để hội nhập quốc tế như năng lực ngoại ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Điều này chỉ có được thông qua quá trình giáo dục.
"Việc đổi mới mục tiêu giáo dục trong bối cảnh hiện nay có tác dụng định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động giáo dục, lựa chọn được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học.
Qua đó nâng chất lượng giáo dục, làm cho giáo dục Việt Nam tiệm cận với trình độ phát triển giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới" - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh nhìn nhận.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tuyển sinh các trường sư phạm: Nâng tiêu chuẩn "đầu vào" có "hút" được thí sinh giỏi? Năm 2017, dư luận xã hội vô cùng băn khoăn việc nhiều thí sinh chỉ đạt 9 - 10 điểm cũng có thể đỗ vào ngành Sư phạm. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn tuyển cho các trường sư phạm, Bộ GD&ĐT vừa có dự kiến các trường tiếp tục có ngưỡng điểm riêng, thí sinh xét tuyển bằng học bạ vào sư...