Ủng hộ bỏ môn thi thứ tư vào lớp 10

Theo dõi VGT trên

Phụ huynh, học sinh và lãnh đạo nhiều trường THCS ủng hộ đề xuất bỏ môn thứ tư ở kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập, do tác động của Covid-19.

Có con năm nay thi vào lớp 10, chị Nguyễn Thị Lan (47 tuổi, Bắc Từ Liêm), lo lắng vì chưa biết bao giờ con đến trường trở lại, khi nào kỳ thi diễn ra và liệu con có ôn tập kịp hay không? Hôm 16/3, đọc được kiến nghị của thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, về việc bỏ môn thi thứ tư ở kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập, chị Lan rất ủng hộ.

Từ năm học 2005 đến 2018, học sinh thi vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội chỉ phải thi hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Các em muốn vào trường chuyên phải thi thêm hai môn là Ngoại ngữ và môn chuyên. Từ năm 2019, thành phố lần đầu tiên áp dụng phương thức thi bốn môn để tuyển sinh vào lớp 10 gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và môn thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên từ các môn Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân.

“Ngày 11/3 năm ngoái, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư là Lịch sử, học sinh có thời gian ôn luyện. Nhưng năm nay, do Covid-19, các con chưa quay trở lại trường, môn thi cũng chưa được công bố nên tôi nghĩ Sở có thể xem xét bỏ đi”, chị Lan nói.

Phụ huynh này cho biết từ ngày nghỉ học tránh dịch, giáo viên của con thường giao 4-5 phiếu bài tập mỗi tuần ở mỗi môn nhưng chỉ là để ôn lại kiến thức cũ. Không đi học thêm cũng không đến trường, con chị chán nản, lười học.

Sau khi quay lại trường, học sinh và giáo viên sẽ phải gấp rút dạy và ôn luyện kiến thức ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh. Việc chuẩn bị môn thi thứ tư, bất kể là môn gì, cũng sẽ tạo ra gánh nặng dạy và học cho cả giáo viên, học sinh. Chưa kể, đến nay môn thi thứ tư và cả lịch thi vào lớp 10 chưa được công bố, gây tâm lý lo lắng cho học sinh.

“TP HCM nhiều năm chỉ tổ chức thi ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, nhưng vẫn đánh giá được chất lượng học sinh. Tại sao trong bối cảnh học sinh phải nghỉ dài ngày, Hà Nội không thể bỏ bớt một môn thi”, chị Lan đặt câu hỏi.

Ủng hộ bỏ môn thi thứ tư vào lớp 10 - Hình 1

Thí sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2019. Ảnh: Giang Huy.

Phạm Hồng Anh, học sinh lớp 9 trường THCS Nam Từ Liêm, mong đề xuất bỏ môn thi thứ tư được chấp thuận. Trước khi Covid-19 bùng phát, Hồng Anh và các bạn trong lớp đều nghiêm túc học các môn Lý, Sinh, Hóa, Sử, Địa, Giáo dục công dân, không có chuyện học tủ.

Trong thời gian nghỉ, em cũng chia các ngày thứ hai, tư, sáu để học thuộc Địa, Sử, Giáo dục công dân còn ngày ba, năm, bảy làm bài tập và học lý thuyết Sinh, Lý, Hóa. Tuy nhiên, vì thời gian nghỉ dài, môn thứ tư chưa được công bố, Hồng Anh có phần lơ là so với kế hoạch dự kiến.

Trường Hồng Anh tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh từ 8h đến 11h hàng ngày, chia thành hai ca. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng dạy tăng cường môn Toán 1-2 buổi tối trong tuần, kéo dài 1,5 tiếng. Tuy nhiên, với kiến thức mới hoặc khó, do không quen học qua Internet và Powerpoint, nữ sinh không hiểu hết.

Video đang HOT

Thầy Nguyễn Khánh Chung, Hiệu trưởng trường THCS – THPT Ban Mai (Hà Đông) khẳng định phương thức tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với bốn môn thi trong điều kiện bình thường là phù hợp, khắc phục những hạn chế của phương thức thi hai môn áp dụng thời gian dài trước đây, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới công tác dạy và học tại các trường THCS.

Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội gia tăng, học sinh đã nghỉ học gần hai tháng và chắc chắn sẽ còn nghỉ dài nữa, thầy Chung cho rằng phương thức thi với bốn môn, môn thứ tư chưa được công bố, là một áp lực và khó khăn lớn đối với học sinh.

Theo thầy Chung, đề xuất thi ba môn trong hoàn cảnh đặc biệt này là giải pháp phù hợp. Nếu thực hiện, học sinh và phụ huynh sẽ yên tâm hơn. Các nhà trường cũng có thể dành thời gian dạy online cho các môn học cốt lõi, đổi mới dạy học bằng các dự án học tập đối với các môn còn lại.

“Dù phương thức thi có thay đổi hay giữ nguyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cần giữ nguyên cấu trúc đề thi như năm học trước, nhưng tinh giản nội dung kiến thức và công bố đề minh họa để giáo viên, học sinh tham khảo, tạo thuận lợi trong việc hướng dẫn ôn tập”, thầy Chung nói.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS & THPT Lê Quý Đôn (Nam Từ Liêm), cho rằng nếu thời gian nghỉ chống dịch hết tháng 3, Hà Nội vẫn có thể cho thi bốn môn vào lớp 10, nhưng cần thông báo sớm, đồng thời giảm tải nội dung, kiến thức để học sinh chuẩn bị.

Nếu dịch kéo dài đến giữa hay cuối tháng 4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên tạm dừng phương án thi môn thứ tư trong năm nay để học sinh tập trung cho ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, đảm bảo thời lượng học từ giờ đến lúc thi.

“Sở và các trường tổ chức dạy online và dạy qua truyền hình, tuy nhiên chất lượng chỉ đạt mức độ nhất định, khó có thể đáp ứng yêu cầu thi cử và cũng không tạo nên sự đồng đều giữa học sinh các quận, huyện. Điều này khiến phụ huynh và học sinh rất lo lắng”, thầy Bình nói.

Hiệu trưởng này nhấn mạnh bốn điều Hà Nội nên làm ngay đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, gồm: giảm tải chương trình thi; công bố đề minh họa; xem xét việc tạm dừng môn thi thứ tư; sớm công bố nội dung sẽ giảm tải để giáo viên, học sinh có thể áp dụng trong dạy và học.

“Phụ huynh, học sinh đang lo lắng về dịch bệnh. Chúng ta không nên tạo thêm lo lắng nữa về thi cử. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cần quyết định sớm để ổn định tâm lý chung, giảm bớt được những luồng thông tin ngoài lề không cần thiết”, thầy Bình kiến nghị.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết đến nay Sở chưa có quyết định nào về việc bỏ môn thi thứ tư. Theo kế hoạch, môn thi này được công bố trong tháng 3, kỳ thi diễn ra vào ngày 1-2/6. Tuy nhiên, do Bộ Giáo dục và Đào tạo lùi thời điểm kết thúc năm học trước ngày 15/7, Sở đang xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi vào lớp 10 theo nguyên tắc tịnh tiến, đảm bảo học sinh có thời gian học tập, ôn luyện, nghỉ ngơi hợp lý. Vì vậy, việc công bố môn thi thứ tư cũng sẽ lùi lại, có thể là trong tháng 4.

“Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trường vận dụng nhiều hình thức hỗ trợ học sinh, nhất là các em cuối cấp để ôn tập, củng cố kiến thức tại nhà. Các em cần tranh thủ thời gian đang nghỉ học để ôn tập, đồng thời thực hiện việc học tập theo hướng dẫn của thầy cô”, ông Quang nói.

Năm học 2019-2020, hơn 22 triệu học sinh, trong đó có khoảng 2 triệu học sinh Hà Nội, mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết, sau đó nghỉ phòng Covid-19. Hà Nội cho toàn bộ học sinh nghỉ hết ngày 5/4, tổ chức cho học sinh cuối cấp học qua truyền hình và hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study.

Đến tối 21/3, Covid-19 xuất hiện ở 185 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 276.000 người nhiễm bệnh, hơn 11.400 người chết. Việt Nam ghi nhận 94 người nhiễm dịch, trong đó 17 người đã khỏi.

Dương Tâm – Tú Anh

Tranh cãi quanh chuyện thi hay không thi THPT quốc gia

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh kế hoạch năm học nhiều lần. Nhiều chuyên gia cho rằng Bộ GD&ĐT cần tính toán đến phương án không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, ý kiến này đang nhận được những tranh luận trái chiều.

Tranh cãi quanh chuyện thi hay không thi THPT quốc gia - Hình 1


Thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Như Ý

Hết "đường lùi"?

Trong công văn hỏa tốc gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư vừa qua thông báo về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 (lần 2), Bộ GD&ĐT quyết định lùi lịch thi THPT quốc gia 2020 đến ngày 8/8.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội), cho rằng lần điều chỉnh thứ nhất khi học sinh nghỉ 1 tháng, Bộ GD&ĐT đã quyết định lùi 1 tháng; hiện nay học sinh nghỉ 2 tháng, Bộ lùi 1,5 tháng và các trường phải "dùng" hết 2 tuần dự trữ mới kịp dạy hết chương trình. Nếu phải nghỉ sang tháng thứ 3, hoặc 3 tháng trở lên, thì sẽ "kịch khung" và ảnh hưởng tới kế hoạch năm học sau.

Còn theo tính toán của các trường ĐH, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra vào gần giữa tháng 8, phải mất thêm 1 tháng nữa để chấm thi, công bố kết quả thi, xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh ĐH lần 1... Điều này đồng nghĩa việc sang đến ít nhất nửa cuối tháng 9, trong khi khai giảng năm học mới đã được ấn định là ngày 5/9.

Như vậy, có thể nói, điều chỉnh lần 2 gần như Bộ GD&ĐT đã hết đường lùi. Chính vì vậy, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng vì sức khỏe và an toàn tính mạng của học sinh được đặt lên hàng đầu. Nếu vẫn phải có tấm bằng tốt nghiệp THPT thì Bộ cần tính toán để đề nghị Chính phủ, Quốc hội cho phép các trường xét tốt nghiệp THPT trong năm nay.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ các trường ĐH thì việc dừng không thi THPT quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển sinh của các trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thí sinh.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm rất cao, ngay cả năm 2019 khi thay đổi cách thức xét thì tỷ lệ này cũng chỉ giảm nhẹ từ trên 97% xuống còn trên 94%. Như vậy dù không có kỳ thi này thì hầu hết học sinh đã tốt nghiệp.

Nhưng thống kê số liệu xét tuyển ĐH các năm vừa qua cho thấy các trường ĐH lấy nguồn tuyển từ kỳ thi này là chủ yếu. Có tới trên 70% chỉ tiêu của các trường ĐH xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó, có khoảng 100 trường ĐH lớn chủ yếu tuyển sinh từ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Các trường khác, đặc biệt là khối trường tư thục, chủ yếu xét tuyển từ học bạ. Do vậy, việc không có kỳ thi này sẽ ảnh hưởng tới việc tuyển sinh của các trường lớn, và các trường này tuyển sinh theo phương thức nào khi không có nguồn tuyển từ đây sẽ có tác động rất lớn đến thí sinh.

Có thể sẽ vỡ trận?

PGS Trần Trung Kiên, trưởng phòng tuyển sinh, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết do dịch Covid-19 nên thời gian đăng ký, thi, chấm thi, thay đổi nguyện vọng của thí sinh sẽ bị lùi đi một chút. Và khóa tuyển mới năm nay của trường sẽ bị lùi vài tuần. Tuy nhiên, giả sử Bộ GD&ĐT không thể tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia do dịch bùng phát, lúc đó cần tìm phương án thay thế và phương án này cần có sự đồng thuận của các trường và xã hội. Trường sẽ bàn thêm với một số trường trong nhóm để có phương thức tuyển sinh nào hợp lý nhất.

"Do chống dịch Covid-19 được đặt lên hàng đầu nên việc thi hay tuyển sinh của các trường cũng chỉ là thứ yếu. Bộ cũng cân nhắc theo sự tiến triển của dịch. Trường sẽ căn cứ trên khuyến cáo của Bộ để triển khai. Tuy nhiên, không phải đợi đến khi Bộ khuyến cáo trường mới chuẩn bị. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang phối hợp với những tổ chức để tổ chức thi đánh giá năng lực, trong trường hợp cần sẽ sử dụng", PGS Trần Trung Kiên thông tin.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng nếu không có kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh sẽ vất vả hơn nhiều so với mọi năm. Vì các trường ĐH sẽ tổ chức tuyển sinh. Mà như thế thí sinh không có nhiều thời gian để chuẩn bị trước nên sẽ gặp khó khăn. "Vì vậy, ý kiến cá nhân của tôi là có thể linh hoạt hơn trong xét tốt nghiệp THPT, còn không thể bỏ thi THPT quốc gia", PGS Bùi Đức Triệu nói.

Đồng quan điểm này, đại diện một trường ĐH Y khu vực phía Bắc cho rằng nếu không tổ chức thi THPT quốc gia, các trường ĐH tự chọn phương án tuyển sinh sẽ "vỡ trận". Vì các trường và bản thân thí sinh còn quá ít thời gian để chuẩn bị.

Nếu không tổ chức thi THPT quốc gia có trái Luật Giáo dục?

Khoản 3, điều 34 Luật Giáo dục 2019 ghi rõ rồi "học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông".

Vì vậy nếu cấp bằng tốt nghiệp THPT mà không thi là vi phạm Luật Giáo dục. Còn nếu cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp cho học sinh có nhu cầu thì được. Việc quyết định có thi hay không để làm căn cứ cấp bằng tốt nghiệp THPT phải do Quốc hội quyết. Chứ Chính phủ, hay Bộ GD&ĐT không làm trái luật được.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH quốc gia Hà Nội

NGHIÊM HUÊ (tienphong.vn)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"
08:24:27 18/12/2024
Chi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơmChi nghìn USD đến Việt Nam, khách Tây ngồi rửa bát, tự nhóm bếp củi nấu cơm
06:56:55 18/12/2024
Hyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye JinHyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye Jin
07:46:01 18/12/2024
Chồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩaChồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩa
07:03:41 18/12/2024
Sao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên conSao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên con
08:02:49 18/12/2024
Một mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nểMột mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nể
07:49:47 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những lý do khiến bạn ra rạp xem Công Tử Bạc Liêu

Những lý do khiến bạn ra rạp xem Công Tử Bạc Liêu

Phim việt

12:40:55 18/12/2024
Một trong những sức hút lớn nhất của bộ phim Công Tử Bạc Liêu chính là sự quy tụ của dàn diễn viên trẻ nổi bật hàng đầu làng giải trí Việt Nam hiện tại.
Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Gội đầu bằng chanh có tốt không?

Làm đẹp

12:38:53 18/12/2024
Những người có da đầu nhạy cảm, bị eczema, vảy nến, hoặc các vấn đề về da đầu nên tránh sử dụng chanh, vì tính axit của chanh có thể gây kích ứng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng vốn có.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Sức khỏe

12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Mùa lạnh thêm nổi bật với vải xuyên thấu thời trang

Thời trang

11:40:13 18/12/2024
Không chỉ gợi cảm, vải xuyên thấu mang nét đẹp mềm mại, lãng mạn, thích hợp với những bối cảnh tràn ngập hoa xuân và đặc biệt phù hợp khi được sử dụng làm phụ kiện hoặc cổ trang, Việt phục (các kiểu trang phục lễ hội).
Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Nhan sắc không thể tin nổi của Song Hye Kyo

Phim châu á

11:34:48 18/12/2024
Những ngày gần đây, những bức ảnh tiết lộ tạo hình mới nhất của Song Hye Kyo trong Black Nuns đang trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận.
Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Quảng Nam xử lý kiên quyết "vàng tặc"

Pháp luật

11:32:52 18/12/2024
Vào thời điểm cuối năm, các đối tượng từ khắp nơi thường gia tăng tìm kiếm cơ hội trà trộn vào các khu vực rừng núi tại tỉnh Quảng Nam để đào đãi vàng trái phép.
Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Tâm huyết muốn theo đuổi sự nghiệp streamer, nam game thủ "miệt mài" vẫn 0 mắt, CĐM khuyên can hết lời

Trắc nghiệm

11:28:10 18/12/2024
Tâm sự của anh chàng game thủ trên con đường trở thành streamer đang nhận được rất nhiều đóng góp từ phía cộng đồng mạng.
Rất mê chơi game nhưng vẫn kịp deadline, nam game thủ văn phòng hé lộ bí quyết

Rất mê chơi game nhưng vẫn kịp deadline, nam game thủ văn phòng hé lộ bí quyết

Mọt game

11:24:17 18/12/2024
Nam game thủ rất đam mê chơi game nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc. Nam game thủ đam mê chơi game nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc
Tư duy đỉnh cao: Tôi thật sự "choáng váng" trước "trí tuệ nhà bếp" của mẹ mình!

Tư duy đỉnh cao: Tôi thật sự "choáng váng" trước "trí tuệ nhà bếp" của mẹ mình!

Sáng tạo

11:17:20 18/12/2024
Những người phụ nữ trung niên, mà ví dụ điển hình là mẹ tôi. Bà có hàng chục năm kinh nghiệm làm bếp. Những mẹo làm bếp của bà rất đơn giản nhưng vô cùng hữu ích.
Thủ môn Lâm Tây khóa môi vợ bầu trên Porsche bạc tỷ, cuộc sống viên mãn khiến fan ao ước

Thủ môn Lâm Tây khóa môi vợ bầu trên Porsche bạc tỷ, cuộc sống viên mãn khiến fan ao ước

Sao thể thao

11:14:44 18/12/2024
Chiều 17/12, trên mạng xã hội, bà xã thủ môn Đặng Văn Lâm thu hút sự chú ý khi chia sẻ khoảnh khắc ngọt ngào cùng chồng trên xế hộp bạc tỷ.
Nhờ máy bay không người lái, chuyên gia phát hiện bí mật của Vạn Lý Trường Thành: 220 dấu vết lạ lộ diện

Nhờ máy bay không người lái, chuyên gia phát hiện bí mật của Vạn Lý Trường Thành: 220 dấu vết lạ lộ diện

Lạ vui

11:12:29 18/12/2024
Khám phá này không chỉ làm sáng tỏ bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành mà còn cho thấy sự thông minh trong kiến trúc quân sự của người xưa.