Ứng dụng thông minh Mobella cho giáo dục mầm non
Ngày 30/7 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Công nghệ Mobella Việt Nam đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng phần mềm Mobella trong quản lý trường mầm non.
Đại biểu tham dự Hội thảo Ứng dụng Mobella cho giáo dục mầm non
Tham dự có lãnh đạo đại diện các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng 10 trường mầm non thí điểm ứng dụng phần mềm.
TS. Đặng Vũ (Công ty Cổ phần Công nghệ Mobella Việt Nam) cho biết: Từ cuối năm 2018 đến nay, Mobella đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm, ở 10 trường mầm non thuộc hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM.
Toàn cảnh Hội thảo
Trong quá trình này, Công ty nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía nhà trường và phụ huynh, giúp Mobella nghiên cứu và phát triển các tính năng tối ưu nhất, nhằm hỗ trợ tối đa cho các trường mầm non trong việc quản lý, tương tác với phụ huynh. Đồng thời, phụ huynh có thể cập nhật thông tin của con mình ở trường thông qua sử dụng app.
Video đang HOT
Từ ngày 11-15/7, Mobella tiến hành khảo sát 30 Hiệu trưởng, gần 80 giáo viên và 218 phụ huynh. Kết quả cho thấy, 96,7% nhà trường tham gia khảo sát cho rằng chất lượng sử dụng app ổn định, có 3,3% nhận định chất lượng chưa ổn định.
Tại Hội thảo, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bé Thông Minh Lê Thùy Trang (Củ Chi, TP.HCM) chia sẻ: Từ tháng 4/2019, trường tôi ứng dụng phần mềm mobella vào quản lý và tương tác với phụ huynh. Nhờ có công nghệ này, nhà trường đã giải quyết được những khó khăn trong công tác quản lý thực tế, thúc đẩy sự tương tác hài hòa của các bậc phụ huynh, giảm áp lực, tăng hiệu quả công việc cho giáo viên.
Hiệu trưởng Lê Thùy Trang đánh giá phần mềm Mobella
Máy chấm công Mobella có kết nối app trên điện thoại thông minh của phụ huynh, khi dùng, thông qua thẻ app, máy ghi lại hình ảnh của bé trong suốt quá trình đến trường và ra về, gửi về cho phụ huynh. Nhờ đó, phụ huynh năm bắt được thời gian con đến lớp và rời trường lớp.
Với phụ huynh không có thời gian đón con, Mobela hỗ trợ tính năng “ủy quyền đón con”, từ đó gửi thông tin người đón thay cho nhà trường. Đây là tính năng ưu việt nhất của Mobella. Nhờ đó, tôi quản lý dễ dàng cùng lúc 2 trường mầm non.
Một số chuyên gia tham dự Hội thảo mong muốn sản phẩm Mobella có độ phủ sóng rộng hơn, nhiều hơn, không chỉ ở những trường học có điều kiện.
Vũ Kiên
Theo GDTĐ
Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển giáo viên
Kể từ năm học 2019-2020, cơ quan quản lý giáo dục các cấp sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển đội ngũ từ nơi thừa sang nơi thiếu, xem xét đưa vào đề án tinh giản biên chế, giải quyết có hiệu quả và hợp lý tình trạng thừa cục bộ tại một số đơn vị trên cùng địa bàn...
Ảnh minh họa/internet
Đây là một nội dung của giải pháp "Nghiêm túc thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn và đánh giá công chức, viên chức" trong Đề án Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ các trường mầm non, phổ thông công lập tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030.
Giải pháp này cũng nêu rõ: Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá Hiệu trưởng theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày của Bộ GD&ĐT ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
Kết quả đánh giá phải phản ánh đúng thực tế, làm căn cứ để hiệu trưởng tự đánh giá phẩm chất, năng lực, xây dựng kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; phó hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất, năng lực.
Triển khai thực hiện đánh giá giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông"; Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non".
Việc đánh giá làm căn cứ để giáo viên tự đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn đồng thời giúp để cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành.
Đồng thời, chấn chỉnh công tác đánh giá phân loại công chức, viên chức theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP, Nghị định 88/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Hướng dẫn số 773/HD-SGDĐT của Sở GD&ĐT theo hướng thiết thực và có chiều sâu, căn cứ vào kết quả thực hiện từng nhiệm vụ được giao trong năm học; làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để công chức, viên chức phát huy ưu điểm và có biện pháp cụ thể khắc phục hạn chế.
Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch gắn với việc sử dụng các kết quả đánh giá để sàng lọc, đề xuất thực hiện tinh giản biên chế, xem xét đề nghị thuyên chuyển đối với giáo viên thừa theo quy định đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ tại đơn vị.
Kể từ năm học 2019-2020, cơ quan quản lý giáo dục các cấp sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp xếp, luân chuyển đội ngũ từ nơi thừa sang nơi thiếu, xem xét đưa vào đề án tinh giản biên chế, giải quyết có hiệu quả và hợp lý tình trạng thừa cục bộ tại một số đơn vị trên cùng địa bàn;
Sử dụng kết quả đánh giá để có kế hoạch sàng lọc những giáo viên không đủ điều kiện dạy tại trường THPT chuyên chuyển sang dạy ở các trường THPT khác theo quy định tại Thông tư 06/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Sau hai năm bị 'khuyết', Đại học Mở TP.HCM có tân hiệu trưởng Bộ GD&ĐT vừa quyết định bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Minh Hà làm hiệu trưởng Đại học Mở TP.HCM, nhiệm kỳ 2019-2024. Với quyết định trên, sau 2 năm bị "khuyết", Đại học Mở TP.HCM có hiệu trưởng mới. PGS.TS Nguyễn Minh Hà (SN 1972, tại Nha Trang, Khánh Hoà) học cử nhân Đại học Kinh tế TP.HCM, thạc sĩ Viện ISS (Hà Lan)...