Ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng trong giáo dục Đại học
Phương pháp dạy và học kết hợp với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy, sự tự phản ánh của người học tăng thêm tính trải nghiệm.
Ngày 5/12, tại trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Qũy viện trợ Ireland và Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) phối hợp với tổ chức Vietnam Campus Engage (VCE) tổ chức hội thảo khoa học: “Ứng dụng mô hình học cùng cộng động trong giáo dục Đại học Việt Nam”.
Các chuyên gia đã cùng chia sẻ về những ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng. Ảnh: AN
Tại hội thảo đã giới thiệu những ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng tại các trường Đại học Việt Nam hiện nay.
Đồng thời, thông qua quá trình thảo luận cùng các chuyên gia giáo dục đã nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên về ứng dụng mô hình học cùng cộng đồng trong giảng dạy, nghiên cứu và thực hiện dự án.
“Phương pháp dạy và học kết hợp với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, thông qua sự hướng dẫn của người dạy và sự tự phản ánh của người học, làm giàu thêm những trải nghiệm học tập xây dựng trách nhiệm công dân và làm vững mạnh cộng đồng.
Nhận thấy tính hữu ích và sự phù hợp của mô hình này đối với phát triển giáo dục đại học, tháng 9/2018, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng đã thành lập Trung học tập gắn kết cộng đồng.
Mục đích là nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức và trách nhiệm của sinh viên đối với cộng đồng và các vấn đề xã hội”, đại diện Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cho hay.
Qua ba năm hoạt động, Trung tâm học tập gắn kết cộng đồng (Đại học Kiến trúc Đà Nẵng) đã giới thiệu, lồng ghép mô hình học cùng cộng đồng đến 12 môn học, 41 lớp học thuộc 10 chuyên ngành.
Video đang HOT
Trong đó, hơn 20 giảng viên tham gia giảng dạy và 2.035 sinh viên đã được tham gia vào lớp học.
Ngoài ra thì nhiều trường Đại học lớn trên cả nước đã xây dựng được các trung tâm học cùng cộng đồng. Điển hình như: Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh…
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Tươi – Trưởng bộ môn nội thất (Đại học Kiến trúc Đà Nẵng) chia sẻ: “Việc ứng dụng mô hình học cùng cộng động vào giảng dạy luôn gặp nhiều khó khăn từ nhiều hướng khác nhau.
Việc thay đổi tư duy, thay đổi phương pháp quản lý của bộ môn, khoa là một trong những điều kiện tiên quyết để việc ứng dựng mô hình học cùng cộng đồng mang lại hiệu quả cao”
Thạc sĩ Châu Thị Hiếu – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chia sẻ việc ứng dụng mô hình học tập phục vụ cộng đồng trong sinh học và giáo dục bảo tồn.
“Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động thực vật cho thế hệ trẻ học sinh, sinh viên là một vấn đề rất cần thiết nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội loài người.
Để đạt được điều đó, giáo dục, cụ thể hơn là giáo dục bảo tồn phải đóng vai trò tiên phong.
Với mô hình học tập phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực sinh học và bảo tồn, học sinh, sinh viên được trực tiếp vận dụng những kiến thức đã học ở trường để nhận thức được các vấn đề liên quan đến tự nhiên.
Giải quyết vấn đề và từ đó nâng tầm ý thức, trách nhiệm của chính mình đối với mỗi một cá thể động thực vật cũng hệ sinh thái trái đất nói chung”, cô Hiếu cho biết.
Học phí ĐH công lập sẽ ngang ngửa tư thục?
Học phí nhiều trường đại học công lập tự chủ sẽ ở mức rất cao trong năm học 2020 - 2021, dẫn tới sự chênh lệch học phí công - tư trong giáo dục đại học sẽ không còn nhiều.
Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM - HÀ ÁNH
Trường công: Cao nhất gần 90 triệu đồng/năm!
Một trong những thông tin các trường đại học (ĐH) bắt buộc phải công khai trong đề án tuyển sinh là mức học phí (HP) dự kiến áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa mới năm 2020. Theo đó, HP ở các trường công lập đang có các mức thu khác nhau tùy theo loại hình trường và các chương trình đào tạo.
Với những trường chưa thực hiện tự chủ tài chính, HP được thực hiện theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH 2018. Mức trần HP cho trường chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng năm học 2020 - 2021 từ 9,8 - 14,3 triệu đồng/sinh viên (năm học 10 tháng). Hiện vẫn nhiều trường công bố sẽ thu HP theo mức này như: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (ngành ngoài sư phạm)...
Tuy nhiên, ngay trong các trường công chưa thực hiện tự chủ cũng có nhiều mức thu khác nhau tùy chương trình đào tạo. Chẳng hạn, HP năm 2019 - 2020 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có sự chênh lệch nhiều giữa các chương trình đào tạo. Trong khi chương trình chính quy chuẩn thu trên 4,4 triệu đồng/học kỳ thì chương trình chất lượng cao gấp 4 lần, chương trình chính quy quốc tế song bằng gấp 5 đến gần 10 lần tùy giai đoạn.
Đáng chú ý là HP tăng mạnh ở nhiều trường tự đảm bảo chi thường xuyên và đáp ứng điều kiện tự chủ theo luật mới. Các trường tự chủ này xác định mức thu HP trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Chẳng hạn, Trường ĐH Y Dược TP.HCM dự kiến mức thu từ 30 - 70 triệu đồng/năm tùy khối ngành cho sinh viên trúng tuyển khóa 2020. Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố HP năm nay từ 60 - 88 triệu đồng/năm (khoa hiện chỉ đào tạo các chương trình chất lượng cao).
Ngoài những trường bắt đầu thực hiện tự chủ trong năm nay tăng HP, ở hơn 20 trường ĐH đã thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ từ nhiều năm trước cũng thu HP cao. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HP ĐH hệ đại trà từ 17,5 - 19,5 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Việt 28 - 30 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Anh 32 triệu đồng/năm; chất lượng cao Việt - Nhật 32 triệu đồng/năm. Riêng ngành robot và trí tuệ nhân tạo có 20/50 sinh viên được miễn HP, số còn lại đóng 24 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Luật TP.HCM công bố HP dự kiến 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 - 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). Trường ĐH Quốc tế TP.HCM dự kiến HP sinh viên chính quy 43,5 triệu đồng và lộ trình tăng HP tối đa từng năm 10%.
Nhiều trường ĐH công lập khác cũng đang thực hiện thu HP theo loại hình trường tự chủ như: Công nghiệp TP.HCM, Mở TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Tài chính - Marketing, Kinh tế TP.HCM, Kinh tế quốc dân...
Trường tư: Trên 30 đến hàng trăm triệu đồng/năm
Theo thông tin HP của các trường tư thục, nhiều ngành HP được thu ở mức cao lên tới trên trăm triệu đồng/năm học.
Theo công bố trên website Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, năm học 2020 sinh viên mới nhập học có HP trung bình ngành cao nhất là răng - hàm - mặt 165 triệu đồng/năm (chương trình cử nhân). Với chương trình tiếng Anh, ngành răng - hàm - mặt thu 198 triệu đồng/năm, ngành y khoa 165 triệu đồng/năm...
Tương tự, Trường ĐH Tân Tạo thu 150 triệu đồng HP ngành y khoa và không tăng trong 6 năm đào tạo; các ngành còn lại dự kiến 40 triệu đồng/năm. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM HP ngành dược 40 - 45 triệu đồng/năm. Trường ĐH quốc tế Sài Gòn, năm 2019 thu trên 47 - 54 triệu đồng/năm học với chương trình giảng dạy tiếng Việt và trên 122 - 133 triệu đồng/năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tùy ngành.
Nếu trước đây HP các trường ĐH công lập thấp so với các trường tư thục, thì nay mức thu của nhiều trường tư thục cũng chỉ ngang ngửa trường công lập tự chủ hoặc chương trình chất lượng cao.
Trong đề án tuyển sinh 2020, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố mức HP bình quân 30 triệu đồng/học kỳ, sinh viên sẽ học trong 8 học kỳ. Trường ĐH Văn Lang cũng công bố mức HP dự kiến khóa sinh viên nhập học năm 2020 từ 17 - 22 triệu đồng/học kỳ tùy ngành. Trường ĐH Hoa Sen công bố trên website HP học kỳ 1 áp dụng cho bậc ĐH hệ chính quy năm 2020 dao động từ gần 26 - trên 39 triệu đồng/học kỳ tùy theo ngành...
Học phí đang... chờ tăng
Theo PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định trong cuộc họp hội đồng vào tháng 7 tới. Nếu thực hiện, HP mới chỉ áp dụng với sinh viên khóa 2020. "Khi thực hiện đề án tự chủ trường sẽ không còn nhận tiền ngân sách nhà nước 12 tỉ đồng/năm. Trong khi với mức HP đại trà 20 triệu đồng/năm, nguồn thu HP chỉ tăng hơn chưa tới 4 tỉ đồng so với trước đó. Dù vậy, trường vẫn xác định lộ trình tăng HP từng bước để phù hợp với người học", ông Lung cho hay.
Nâng trách nhiệm, tăng chất lượng đào tạo văn bằng 2 Những năm gần đây, với cách thức đào tạo linh hoạt, hình thức đào tạo văn bằng 2 ngày càng phổ biến và là nhu cầu của nhiều người nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Những sai phạm của Trường Đại học Đông Đô là cá biệt, song vẫn là tiếng chuông cảnh báo,...