Ứng dụng hẹn hò Tinder, Bumble hỗ trợ bắt nghi phạm bạo loạn ở Điện Capitol
Theo Washington Post , cư dân mạng đang tổ chức một cuộc truy lùng tự phát trên các ứng dụng hẹn hò Bumble, Tinder… để tìm ra những đối tượng tham gia cuộc bạo loạn ở Điện Capitol hôm 6.1.
Các ứng dụng hẹn hò đang tiến hành chặn tài khoản của những kẻ biểu tình quá khích tại Điện Capitol
Nhờ ảnh selfie đăng trên Bumble, Tinder, Match… cộng đồng mạng đã xác định được tung tích của nhóm người gây ra bạo loạn. Những người này thường chụp ảnh đội mũ có khẩu hiệu “Make America Great Again” hoặc công khai ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Một số “thám tử” nghiệp dư chia sẻ câu chuyện bắt nghi phạm trên Twitter, ban đầu, họ sẽ tiếp cận đối tượng, trò chuyện để tạo lòng tin, dần dần thu thập bằng chứng rồi chuyển cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Amanda Spataro là một trong số đó.
Tuy chỉ là một công dân bình thường, Amanda Spataro cảm thấy mình có nghĩa vụ phải giúp cảnh sát điều tra. Cô bắt chuyện với một người đàn ông khả nghi trên ứng dụng Bumble, khiến hắn tự tiết lộ chuyện mình từng có mặt tại Điện Capitol ngày 6.1 và gửi thêm ảnh chụp làm bằng chứng. Spataro cho biết: “Nếu bạn sắp phạm tội, bạn sẽ không khoe khoang về tội ác của mình”. Thế nhưng, một số kẻ chịu trách nhiệm cho sự kiện ngày 6.1 lại rất tự hào với chiến tích của mình.
Một tài khoản ủng hộ Tổng thống Trump trên Bumble
Công ty Bumble và Match Group – cũng là chủ sở hữu của Tinder, Hinge, OkCupid, PlentyofFish và Match – đang chặn những tài khoản bị cho là có liên quan đến cuộc bạo loạn Điện Capitol. Đại diện Match Group cho biết: “Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục cấm những người dùng bị FBI truy nã và chúng tôi luôn hợp tác với cơ quan hành pháp trong các cuộc điều tra của họ”.
Video đang HOT
Bumble khẳng định: “Chúng tôi luôn khuyến khích cộng đồng của mình chặn và báo cáo những người vi phạm nguyên tắc. Chúng tôi cũng đã cấm những người dùng nền tảng để kích động bạo lực và khủng bố. Nếu ai đó trên nền tảng đang có ý định phạm tội, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan hành pháp”.
Đa số ứng dụng hẹn hò đều có thuật toán quét hình ảnh và video để xóa những nội dung vi phạm điều khoản. Bumble cũng dùng phần mềm quét hồ sơ hẹn hò và tiểu sử của người dùng để phát hiện nội dung cổ vũ bạo lực, phân biệt chủng tộc hoặc phát tán thông tin sai sự thật về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Việc dùng ứng dụng hẹn hò để săn lùng nghi phạm có thể là lợi thế trong thời đại kỹ thuật số, giúp đẩy nhanh quá trình điều tra của cảnh sát. Dù vậy, vẫn có nguy cơ thuật toán nhận diện của ứng dụng mắc sai lầm, hoặc những nhà điều tra nghiệp dư xác định nhầm đối tượng khiến họ bị bắt oan. Chẳng hạn, bộ quét hình ảnh tự động của Bumble đã “thổi bay” tài khoản của một người tên Brandon Fellows vì anh này lỡ đăng ảnh chụp trước Điện Capitol dù không tham gia vụ bạo loạn. Công ty cũng không đưa ra bằng chứng giải thích vì sao tài khoản anh bị cấm.
Nhiều người dùng Bumble để báo cáo các tài khoản khả nghi
Ashkan Soltani – luật sư tại Trung tâm Luật Georgetown cho rằng các ứng dụng hẹn hò không nên chặn các nghi phạm bạo loạn trước khi có phán quyết chính thức từ tòa án. Thay vào đó, ứng dụng nên cảnh báo đối tượng bạn đang quan tâm có thể đã từng tham gia biểu tình ở Điện Capitol, và người dùng sẽ tự quyết có nên kết giao với đối tượng kia hay không.
Bên cạnh đó, nhiều người còn lo ngại khả năng các công ty tư nhân đang liên kết với cơ quan hành pháp để kiểm soát khách hàng. Liz O’Sullivan – giám đốc của một tổ chức nghiên cứu công nghệ giám sát không ủng hộ hành động săn lùng nghi phạm bằng ứng dụng hẹn hò. Cô quan ngại: “Sẽ như thế nào nếu điều tương tự xảy ra với những người biểu tình Black Lives Matters? Những công cụ này đang nắm giữ quá nhiều quyền lực”.
Sau cùng, ứng dụng hẹn hò Bumble buộc phải gỡ bộ lọc (filter) chính trị khỏi nền tảng của mình. Bộ lọc này giúp những người có cùng quan điểm chính trị có thể tìm thấy nhau, nhưng cũng khiến nhiều người không có mặt tại vụ bạo loạn Điện Capitol bị ảnh hưởng.
Chiêu trò kiếm tiền của ứng dụng hẹn hò
Các ứng dụng hẹn hò cung cấp miễn phí tính năng cơ bản, sau đó đưa ra nhiều đặc quyền mời gọi người dùng trả tiền để sử dụng dịch vụ.
Trong một quán cà phê dành cho giới trẻ giữa trung tâm quận 1 (TP HCM), Huy Hậu, 22 tuổi, đang chăm chú lướt điện thoại. Không phải chơi game, đọc báo hay xem Facebook, Hậu đang "quét" ứng dụng hẹn hò với mong muốn tìm thấy "một nửa" của mình. "Tôi bắt đầu dùng ứng dụng hẹn hò vài tháng trước, lâu dần trở thành thói quen, tối nào cũng 'quét' một lúc rồi làm gì thì làm", Hậu nói. Cách đó vài dãy bàn, một nhóm bốn bạn nữ cũng đang bàn tán về "profile" (hồ sơ) một người vừa được "Match" (tương hợp).
Một trong những lý do khiến các ứng dụng hẹn hò được nhiều người Việt sử dụng là đơn giản, dễ dùng, dễ tìm bạn và hầu hết đều miễn phí.
Các ứng dụng hẹn hò ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Hạn chế tính năng của ứng dụng miễn phí
Với Tinder, ứng dụng hẹn hò phổ biến nhất Việt Nam, ở bản miễn phí, người dùng sẽ bị giới hạn số lượng hồ sơ "quét" trong 24 giờ. Khi hết số lần dùng miễn phí, người dùng phải chờ đến hôm sau hoặc phải nạp tiền, nâng cấp tài khoản lên "Plus" hoặc "Gold" để tiếp tục sử dụng.
Trong phần thông báo, ứng dụng này luôn hiển thị nhiều hồ sơ đã "thích" bạn nhưng các hồ sơ này lại bị làm mờ. Muốn xem ai đã thích mình, người dùng buộc nâng cấp tài khoản. Ngoài ra, Tinder còn có thêm tính năng "10 top tuyển chọn", với hàng loạt "hồ sơ đẹp". Tuy nhiên, để có thể tương tác với những người trong danh sách, người dùng phải nâng cấp tài khoản lên "Gold".
Lời mời nâng cấp tài khoản "bủa vây" khắp Tinder. Trong phần hồ sơ cá nhân, ứng dụng luôn nhắc nhở người dùng: "10 người đang tỏ ý thích bạn. Nhớ kiểm tra ngay với Tinder Gold". Sau đó là hàng loạt lời mời chào về những đặc quyền của tài khoản "Gold" và Plus, như tăng tốc độ Match, "quẹt' không giới hạn, tắt quảng cáo...
Nếu quyết định nâng cấp tài khoản, người dùng sẽ rơi vào một "ma trận" khác về giá. Thay vì bán một gói dịch vụ, nhà sản xuất thường đưa ra nhiều mức giá ưu đãi cho người thanh toán gói dài hạn.
Ví dụ, nếu mua gói Tinder Plus, một tháng sẽ phải trả 119.000 đồng. Nhưng nếu mua 3 tháng, người mua sẽ được giảm giá 36%. Nếu mua 6 tháng, giá giảm 51%. Gói ưu đãi này khiến người dùng tin rằng càng mua nhiều sẽ càng rẻ. Lựa chọn mặc định không phải một tháng mà luôn là 3 tháng, đánh vào tâm lý đám đông với lý do đây là "gói phổ biến nhất".
Sau khi thanh toán một lần, thuê bao người dùng sẽ tự động gia hạn bằng cách trả phí qua tài khoản ngân hàng đã liên kết. Người dùng không thể huỷ tự động, mà phải vào cài đặt trên smartphone để huỷ.
Một số ứng dụng bị tố cáo là phân biệt đối xử về giá, giới tính, độ "hot" của từng người. Tháng 8/2020, Choice- tổ chức đại diện cho người tiêu dùng tại Australia - cáo buộc Tinder không đưa ra mức giá nhất quán cho người dùng gói "Plus". Tuỳ giới tính, độ tuổi, nơi sinh sống... mà gói này có giá giao động từ 6,99 đếm 34 AUD. Mashable cho biết, những người dùng Tinder trên 29 tuổi tại Mỹ cũng phải trả nhiều tiền hơn so với người trẻ khi nâng cấp tài khoản.
"Bào tiền" người dùng bằng các dịch vụ đặc quyền
Ngoài việc bán các gói dịch vụ theo tháng, nhiều ứng dụng hẹn hò còn bán riêng lẻ từng tính năng. Ứng dụng OkCupid bán lượt "Boots" giúp người dùng đẩy hồ sơ lên "top", tăng lượt tìm kiếm. Một lần "Boost Now" giá 149.000 đồng. Nếu mua 5 lần cùng cùng lúc sẽ "tiết kiệm" được 6%, mua 10 lần một lúc, tiết kiệm 26%.
Một số ứng dụng khác cung cấp dịch vụ miễn phí, nhưng bắt người dùng phải xem quảng cáo. Do đó, chúng không được nhiều người chuộng vì trải nghiệm dịch vụ thường bị gián đoạn bởi quảng cáo, mức độ bảo mật không cao. Hầu hết thông tin trên các ứng dụng hẹn hò là riêng tư và nhạy cảm nên người dùng thường chấp nhận trả tiền để được "yên tâm" sử dụng.
Những ứng dụng hẹn hò có cách bào tiền người dùng một cách tinh vi do nắm được tâm lý khách hàng. Đầu tiên họ kích thích trí tò mò, thông báo rằng có ai đó vừa thích bạn, nếu muốn xem đó là ai, hãy mua gói cao cấp. Tiếp đến, những gói cao cấp này sẽ chào mời kèm hàng loạt đặc quyền hấp dẫn hơn, như tăng khả năng tương tác, đẩy hồ sơ lên nhóm ưu tiên... Sau đó đến khâu thanh toán, người dùng càng "mua sỉ", giá càng rẻ. Cuối cùng, các ứng dụng này còn "móc túi" người dùng bằng cách tự động gia hạn nếu đã được thanh toán một lần trước đó.
Theo Ngọc Can, chuyên viên lập trình viên ứng dụng đang làm việc tại TP HCM, việc các nhà phát triển thu phí người dùng bằng cách nâng cấp đặc quyền giống như đọc báo trả phí để không phải xem quảng cáo. Đây là xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên không ít ứng dụng vẫn âm thầm "đào mỏ" người dùng bằng những chiêu trò tinh vi. Người dùng không tỉnh táo sẽ bị trừ tiền mà không biết kêu kiện vào đâu.
Sử dụng ứng dụng hẹn hò để kêu gọi bỏ phiếu Ứng dụng hèn hò Hinge từng được đội ngũ tranh cử của cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tận dụng để lôi kéo cử tri ở các bang quan trọng. Khi nghe tin về khả năng sử dụng Hinge để tiếp tận cử tri chưa đi bỏ phiếu, Ben Weyhrauch, một kỹ sư phần mềm 29 tuổi, đã ngay lập tức...