Ứng dụng của một cậu bé 12 tuổi vô tình mang lại hàng nghìn người dùng cho Signal như thế nào
Cho dù là một ứng dụng nhái Signal, Calls Chat cũng giúp người dùng nhắn tin với người dùng Signal chính chủ.
Ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal đã đột nhiên trở nên phổ biến trong thời gian gần đây và là ứng dụng miễn phí được tải xuống nhiều nhất trên cả Google Play Store và Apple App Store. Khó có thể nói được lý do tại sao, nhưng chắc chắn một điều, việc nó được tỷ phú Elon Musk, người có tài khoản Twitter với 42 triệu người follow, nhắc đến trong dòng tweet của mình đã đóng góp một phần cho tăng trưởng bùng nổ của nó.
Nhưng ít người biết một ứng dụng ít tên tuổi của một cậu bé Ấn Độ 12 tuổi đã đóng góp ít nhất 10.000 người dùng cho Signal theo cách không ngờ tới: nhái lại chính ứng dụng nhắn tin mã hóa này.
Dev Sharma, một người dùng Signal đến từ Melbourne, Úc, biết đến ứng dụng nhái này khi anh gặp phải một vấn đề bất thường: Signal cho biết bạn của anh mới sử dụng ứng dụng này, nhưng khi nhắn tin cho người bạn đó, anh ta nói rằng mình chưa bao giờ nghe nói đến Signal, dù dường như vẫn đang sử dụng ứng dụng đó.
Hóa ra anh bạn này đã cài đặt một ứng dụng khác có tên “Calls Chat” – một ứng dụng nhái Signal và nhưng điều thú vị là nó cho phép nhắn tin với cả người dùng Signal chính chủ. Với hàng chục nghìn lượt tải xuống, sự tồn tại của Calls Chat đã mang lại hàng nghìn người dùng mới cho Signal mà không hề biết.
Tại sao điều này lại có thể xảy ra? Nguyên nhân của điều này nằm ở đặc tính mã nguồn mở của Signal khi nó cho phép người khác có thể tinh chỉnh lại thành một ứng dụng mới theo ý muốn một cách dễ dàng. Tuy vậy, điều này cũng làm người dùng dễ bị hiểu nhầm về ứng dụng họ thực sự tải xuống từ cửa hàng ứng dụng.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn từ Motherboard, Dheeraj, cậu bé tạo ra ứng dụng “Calls Chat” cho biết: ” Cháu không biết mình đã tạo ra một bản nhái của Signal, trên thực tế cháu thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của một ứng dụng như vậy .”
Moxie Marlinspike, CEO và là đồng sáng lập của Signal cho biết trong dòng tweet, những ứng dụng nhái như “là rất không may”.
” Signal là OSS (Phần mềm mã nguồn mở), vì vậy mọi người có thể dùng ứng dụng đó, đổi tên và dùng font Papyrus hoặc gì đó, thêm quảng cáo vào và đưa nó lên Play Store .” Anh bổ sung. ” Nó sẽ là một cách rẻ tiền để cài quảng cáo/tracker/ hay thứ gì đó dưới dạng một ứng dụng .”
Về phần Dheeraj, cậu bé chỉ muốn làm một ứng dụng trong khi đang bị phong tỏa do Covid.
” Cháu chỉ được học cơ bản về lập trình ở trường học, nhưng khi cháu thấy mình có quá nhiều thời gian rảnh rỗi do bị phong tỏa, cháu quyết định tự tìm hiểu về lập trình ứng dụng. Cháu có máy tính và xem nhiều video YouTube về phần mềm. Cháu cũng được sử dụng điện thoại từ năm lớp 4, vì vậy cháu luôn muốn làm gì đó cho điện thoại .” Dheeraj nói với Motherboard.
” Ban đầu dự định của cháu là làm một ứng dụng TikTok phiên bản Ấn Độ, vì mọi người không được sử dụng phiên bản Trung Quốc. Nhưng việc thử nghiệm lại dẫn cháu đến việc tạo ra một ứng dụng nhắn tin, Calls Chat Messenger .” Năm ngoái Ấn Độ đã cấm gần 60 ứng dụng Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat.
Tuy nhiên, Google Play Store cấm các nhà phát triển giả dạng các ứng dụng khác hoặc làm các ứng dụng lừa đảo. Vì vậy, vào thứ tư tuần trước, Google nói với Motherboard rằng, ứng dụng này đã bị gỡ bỏ khỏi Play Store.
Chỉ bằng một dòng tweet, tỷ phú Elon Musk đã làm nghẽn hệ thống đăng ký của một ứng dụng nhắn tin
Sau dòng tweet của ông Elon Musk, lượng người dùng mới tăng đột biến khiến hệ thống gửi mã xác thực của Signal bị nghẽn đối với hầu như mọi nhà mạng.
Hôm qua, WhatsApp, ứng dụng nhắn tin mã hóa nổi tiếng thế giới, đã gửi một bức tối hậu thư đến hàng trăm triệu người dùng của họ trên toàn cầu: kết nối và chia sẻ dữ liệu của mình với Facebook, công ty mẹ của ứng dụng này, nếu không sẽ bị xóa tài khoản.
Trong thông báo của mình, WhatsApp cho biết, người dùng sẽ phải đồng ý để Facebook và các công ty con của họ thu thập dữ liệu WhatsApp, bao gồm số điện thoại của người dùng, số điện thoại trong danh bạ, dữ liệu vị trí và các thông tin khác nữa. Nếu người dùng không đồng ý với điều kiện này, đến ngày 8 tháng Hai tới, họ sẽ bị xóa tài khoản.
Động thái này đang trở thành cú hích giúp người dùng xóa bỏ tài khoản WhatsApp của họ và đổi sang các ứng dụng nhắn tin mã hóa khác nhỏ hơn, như Signal và Telegram. Biên tập viên trang tin TechCrunch, Mike Butcher cho biết: " Signal và Telegram giờ là lựa chọn thay thế tốt hơn nếu bạn lo ngại về quyền riêng tư của mình ."
Đặc biệt, Signal còn nhận được sự ủng hộ từ một nhân vật nổi tiếng nhất nhì thế giới hiện nay, ông Elon Musk, người vừa vượt qua ông Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới. Trong một dòng tweet mới của mình, ông Musk nhắn "Use Signal" (Hãy dùng Signal).
Dòng tweet của ông Musk đã cho thấy tác dụng ngoài sức tưởng tượng của nó. Không lâu sau dòng tweet của ông Musk, ứng dụng Signal cho biết, lượng người dùng đăng ký mới quá đông đã làm nghẽn hệ thống gửi mã xác thực và phải mất nhiều thời gian hơn họ mới có thể đăng ký được tài khoản mới.
" Các mã xác thực hiện đã bị nghẽn đối với hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ mạng bởi vì có quá nhiều người dùng mới đăng ký Signal vào lúc này (chúng tôi gần như không thể biểu lộ sự hào hứng của mình) ." Tổ chức phi lợi nhuận đứng đằng sau Signal, Signal Foundation, cho biết. " Chúng tôi đang làm việc với các nhà mạng để giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt. Hãy chờ đợi ."
Khi đăng ký tài khoản Signal mới, người dùng phải cung cấp số điện thoại để nhận được mã xác thực. Số lượng người dùng mới quá đông dường như đã làm nghẽn hệ thống gửi tin nhắn xác thực này và khiến người dùng phải chờ đợi lâu hơn mới có thể nhận được mã.
Trước khi kêu gọi người dùng chuyển sang ứng dụng nhắn tin mới, ông Elon Musk cũng lên tiếng chỉ trích Facebook, ẩn dụ bằng một hình ảnh meme, khi cho rằng nền tảng này phải chịu trách nhiệm cho việc những người bạo loạn đã tấn công vào tòa nhà Quốc hội Mỹ trong ngày hôm qua.
Ứng dụng nhắn tin WhatsApp được Facebook mua lại vào năm 2014 và trong năm 2016, họ đưa ra tùy chọn một lần để người dùng chia sẻ dữ liệu với Facebook. Lần lượt trong 2 năm sau đó, 2017 và 2018, những nhà sáng lập của WhatsApp bao gồm Brian Acton và Jan Koum đã rời khỏi công ty. Thậm chí trước khi rời đi, Acton còn kêu gọi mọi người "hãy xóa Facebook."
Lợi dụng tâm lý sợ hãi, những kẻ lừa đảo hét giá mua vắc-xin Covid-19 trên dark web lên tới 1000 USD bằng đồng bitcoin Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, người lẻ lừa đảo trên dark web đã đăng quảng cáo bán vắc-xin Covid-19, đồng thời yêu cầu thanh toán bằng bitcoin nhưng không hề giao hàng. Theo công ty an ninh mạng Check Point, một số người đã rao bán vắc-xin Covid-19 trên dark web và yêu cầu người mua phải thanh toán...