Lợi dụng tâm lý sợ hãi, những kẻ lừa đảo hét giá mua vắc-xin Covid-19 trên dark web lên tới 1000 USD bằng đồng bitcoin
Công ty an ninh mạng Check Point cho biết, người lẻ lừa đảo trên dark web đã đăng quảng cáo bán vắc-xin Covid-19 , đồng thời yêu cầu thanh toán bằng bitcoin nhưng không hề giao hàng.
Theo công ty an ninh mạng Check Point , một số người đã rao bán vắc-xin Covid-19 trên dark web và yêu cầu người mua phải thanh toán bằng bitcoin . Tuy nhiên điều đáng nói là họ đã không thực hiện lời hứa giao hàng.
Dark web (tạm dịch là web tối) cho đến nay vẫn là một nơi bí ẩn ẩn trên mạng Internet, nơi người dùng khó có thể tìm kiếm thông qua các công cụ tra cứu của Google hay Microsoft. Để có thể tiếp cận dark web, người tham gia phải dùng phần mềm đặc biệt. Đây cũng có thể coi là “chợ đen”, nơi có nhiều giao dịch mua bán ma túy, súng và các hàng hóa bất hợp pháp khác.
Tuy nhiên sẽ thật nguy hiểm nếu đây là nơi lộng hành của những kẻ lừa đảo . Lợi dụng việc nhiều quốc gia chạy đua triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 , những kẻ lừa đảo cơ hội đã tìm ra cách rao bán vắc-xin trên dark web và dụ những người nhẹ dạ cả tin mua của chúng bằng bitcoin.
Sau khi thực hiện các tìm kiếm về vắc-xin trên dark web mới nhất, công ty Check Point đã tập hợp được hơn 340 quảng cáo và dài 34 trang. Con số này đã tăng nhanh so với chỉ 8 trang kết quả từ một truy vấn tương tự vào đầu tháng 12.
Theo đó, mức giá trung bình trung bình cho một liều vắc-xin được rao bán trên dark web là 250 USD (5,7 triệu đồng). Nhưng hiện mức giá đó đã tăng gấp đôi hoặc gấp 4 lần và lên 500 USD (11,5 triệu đồng) hoặc thậm chí là 1000 USD (23 triệu đồng).
Các nhà nghiên cứu đã thử đặt hàng liều vắc xin từ một nhà cung cấp họ liên hệ qua ứng dụng nhắn tin mã hóa Telegram . Cụ thể họ chọn một loại vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc với giá 750 USD quy ra bitcoin. Sau khi các nhà nghiên cứu thanh toán và gửi địa chỉ giao hàng, tài khoản của người bán bất ngờ bị xóa và cho đến nay họ vẫn chưa nhận được hàng.
Check Point cho biết, những người rao bán vắc-xin đều yêu cầu thanh toán bằng bitcoin . Trước đây, bitcoin từng được coi là một hình thức thanh toán ẩn danh nhưng gần đây nó đã được hợp thức hóa nhiều hơn.
Check Point cho biết, tình trạng lừa đảo mua vắc-xin trực tuyến này sở dĩ có đất sống vì nhiều người không muốn chờ đợi lâu hơn nữa. Nhưng họ không hề hay biết, họ đã vô tình mắc bẫy của những kẻ lừa đảo.
Chia sẻ trên bài đăng blog, Check Point cho biết: “Chúng tôi tin rằng, tình trạng lừa đảo này là do nhu cầu tăng vọt từ những cá nhân không muốn đợi hàng tuần hoặc hàng tháng để nhận được vắc xin từ chính phủ các quốc gia của họ”.
Theo Check Point, một số người bán tuyên bố cung cấp liều lượng lớn vắc xin thay vì đơn lẻ vài lọ. Một nhà cung cấp cho biết họ có thể cung cấp đơn hàng lên tới 10.000 lọ với tổng giá trị lên tới 30.000 USD.
Đặc biệt có nhiều bên rao bán đưa ra thông tin mâu thuẫn với hướng dẫn y tế chính thức về liều lượng. Check Point tiết lộ, một nhà cung cấp đã liên hệ đề nghị bán một loại vắc-xin Covid-19 không xác định với giá khoảng 300 USD quy ra tiền bitcoin và tuyên bố cần phải tiêm tới 14 liều để chống lại virus. Trong khi đó hầu hết các loại vắc-xin hiện nay đều chỉ phê duyệt tiêm 2 liều.
Kết luận trong blog, công ty Check Point lên án hành vi lợi dụng mối quan tâm của mọi người về đại dịch Covid-19 để thỏa mãn sự tham lam và hành vi ác ý của họ, đồng thời cảnh báo tới tất cả mọi người không được mắc bẫy của những kẻ lừa đảo.
Chỉ bằng một dòng tweet, tỷ phú Elon Musk đã làm nghẽn hệ thống đăng ký của một ứng dụng nhắn tin
Sau dòng tweet của ông Elon Musk, lượng người dùng mới tăng đột biến khiến hệ thống gửi mã xác thực của Signal bị nghẽn đối với hầu như mọi nhà mạng.
Hôm qua, WhatsApp, ứng dụng nhắn tin mã hóa nổi tiếng thế giới, đã gửi một bức tối hậu thư đến hàng trăm triệu người dùng của họ trên toàn cầu: kết nối và chia sẻ dữ liệu của mình với Facebook, công ty mẹ của ứng dụng này, nếu không sẽ bị xóa tài khoản.
Trong thông báo của mình, WhatsApp cho biết, người dùng sẽ phải đồng ý để Facebook và các công ty con của họ thu thập dữ liệu WhatsApp, bao gồm số điện thoại của người dùng, số điện thoại trong danh bạ, dữ liệu vị trí và các thông tin khác nữa. Nếu người dùng không đồng ý với điều kiện này, đến ngày 8 tháng Hai tới, họ sẽ bị xóa tài khoản.
Động thái này đang trở thành cú hích giúp người dùng xóa bỏ tài khoản WhatsApp của họ và đổi sang các ứng dụng nhắn tin mã hóa khác nhỏ hơn, như Signal và Telegram. Biên tập viên trang tin TechCrunch, Mike Butcher cho biết: " Signal và Telegram giờ là lựa chọn thay thế tốt hơn nếu bạn lo ngại về quyền riêng tư của mình ."
Đặc biệt, Signal còn nhận được sự ủng hộ từ một nhân vật nổi tiếng nhất nhì thế giới hiện nay, ông Elon Musk, người vừa vượt qua ông Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới. Trong một dòng tweet mới của mình, ông Musk nhắn "Use Signal" (Hãy dùng Signal).
Dòng tweet của ông Musk đã cho thấy tác dụng ngoài sức tưởng tượng của nó. Không lâu sau dòng tweet của ông Musk, ứng dụng Signal cho biết, lượng người dùng đăng ký mới quá đông đã làm nghẽn hệ thống gửi mã xác thực và phải mất nhiều thời gian hơn họ mới có thể đăng ký được tài khoản mới.
" Các mã xác thực hiện đã bị nghẽn đối với hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ mạng bởi vì có quá nhiều người dùng mới đăng ký Signal vào lúc này (chúng tôi gần như không thể biểu lộ sự hào hứng của mình) ." Tổ chức phi lợi nhuận đứng đằng sau Signal, Signal Foundation, cho biết. " Chúng tôi đang làm việc với các nhà mạng để giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt. Hãy chờ đợi ."
Khi đăng ký tài khoản Signal mới, người dùng phải cung cấp số điện thoại để nhận được mã xác thực. Số lượng người dùng mới quá đông dường như đã làm nghẽn hệ thống gửi tin nhắn xác thực này và khiến người dùng phải chờ đợi lâu hơn mới có thể nhận được mã.
Trước khi kêu gọi người dùng chuyển sang ứng dụng nhắn tin mới, ông Elon Musk cũng lên tiếng chỉ trích Facebook, ẩn dụ bằng một hình ảnh meme, khi cho rằng nền tảng này phải chịu trách nhiệm cho việc những người bạo loạn đã tấn công vào tòa nhà Quốc hội Mỹ trong ngày hôm qua.
Ứng dụng nhắn tin WhatsApp được Facebook mua lại vào năm 2014 và trong năm 2016, họ đưa ra tùy chọn một lần để người dùng chia sẻ dữ liệu với Facebook. Lần lượt trong 2 năm sau đó, 2017 và 2018, những nhà sáng lập của WhatsApp bao gồm Brian Acton và Jan Koum đã rời khỏi công ty. Thậm chí trước khi rời đi, Acton còn kêu gọi mọi người "hãy xóa Facebook."
Bitcoin vượt mốc 30.000 USD Sau 2 ngày đầu năm mới, đồng tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã vượt kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo Bloomberg , hôm 2/1 đã có thời điểm giá Bitcoin tăng xấp xỉ 9%, lên mức 31.800 USD sau đó giảm nhẹ về 30.000 USD. Như vậy, chỉ trong vòng vài tuần qua, đồng tiền kỹ...