Ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch
GS, TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA hiện đại với các tính năng như độ phân giải hình ảnh HDR cao gấp bốn lần so với máy thông thường, có rất nhiều chức năng phục vụ cho các trường hợp can thiệp tim mạch phức tạp.
Ngày 5-4, Bệnh viện E khai trương Hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA và Đơn vị đột quỵ can thiệp tim mạch, mạch máu cấp cứu.
Theo GS Lê Ngọc Thành, ưu điểm vượt trội của hệ thống này là tối ưu liều chiếu tia, giúp hạn chế thấp nhất sự hấp thu tia cho bác sĩ và bệnh nhân mà vẫn bảo đảm chất lượng hình ảnh chụp mạch. Thêm vào đó hệ thống cũng được tích hợp đầy đủ các phần mềm hỗ trợ cho các thủ thuật can thiệp như phần mềm tối ưu cho thay van động mạch chủ qua da, phần mềm hỗ trợ can thiệp động mạch não 4D và can thiệp động mạch vành.
Giám đốc Bệnh viện E nhấn mạnh, kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền đã giúp cho các bác sĩ phát hiện sớm các tình trạng bất thường của dòng máu, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị được chính xác các bệnh lý nghiêm trọng trong lĩnh vực tim mạch, thần kinh, lên kế hoạch giải phẫu và giúp xác định chính xác các vị trí tổn thương bên trong cơ thể.
“Nhờ có hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA, khá nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch, thần kinh, đặc biệt là mạch máu não đã được xác định chẩn đoán rõ ràng và được can thiệp nhanh chóng, kịp trong khoảng thời gian vàng nên đã được cứu sống”, GS Thành cho hay.
Video đang HOT
Ngoài ra, các ứng dụng của chụp mạch số hóa xóa nền DSA được ứng dụng trong việc chẩn đoán và can thiệp điều trị các bệnh lý động mạch não, động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch thận, động mạch chi; Thông tim, đóng lỗ thông tim, nong hẹp van động mạch, đặt bóng đối xung nội động mạch chủ.
TS, BS Phan Thảo Nguyên, Trưởng Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, nhờ vào tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ tay nghề bác sĩ tốt, cùng với việc chẩn đoán và cấp cứu kịp thời, ngày càng có nhiều người già bị nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống.
Hiện Bệnh viện E là một trong số ít cơ sở y tế ở Hà Nội từ khi cấp cứu vào viện đến khi được can thiệp thành công chỉ vòng 30 phút.
Chuyển giao kỹ thuật tim mạch để tuyến dưới "giữ chân" bệnh nhân
Bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt có sự trẻ hóa, tạo sức ép lên hệ thống y tế. Trong khi đó, tại nhiều nơi tuyến tỉnh chưa thành lập khoa tim mạch để chăm sóc sức khỏe của người dân.
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết chỉ đạo tuyến, đề án bệnh vệ tinh và hội nghị khoa học của Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2020 diễn ra tại Hà Nội chiều 18/12.
Trong giai đoạn 2016-2020, Bệnh viện Tim Hà Nội đã triển khai đề án Bệnh viện Vệ tinh tại 16 bệnh viện vệ tinh. Mục tiêu là hình thành, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh chuyên ngành tim mạch ở miền Bắc, miền Trung, nâng cao năng lực quản lý và điều trị bệnh tim mạch qua đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, giảm thiểu tỷ lệ chuyển tuyến các bệnh lý tim mạch từ 16 bệnh viện vệ tinh lên tuyến trên.
Hơn 1.000 học viên đã được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về nội-ngoại tim mạch, can thiệp tim mạch, các bệnh tim mạch cơ bản ở tuyến dưới... Đồng thời, Bệnh viện cũng chuyển giao 11 gói kỹ thuật gồm tim mạch cơ bản, cấp cứu tim mạch, siêu âm Doppler tim cơ bản, siêu âm tim qua thực quản, siêu âm tim bẩm sinh, siêu âm mạch máu...
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cũng cho biết trong thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh từ xa, luân phiên người hành nghề hỗ trợ tuyến dưới, duy trì, mở rộng hợp tác với các đơn vị y tế từ tuyến quận, huyện đến trung ương... Qua đó giúp nhiều bệnh viện tuyến tỉnh nâng cao năng lực điều trị nội khoa, thực hiện thường quy siêu âm tim, triển khai kỹ thuật can thiệp tim mạch... Đồng thời, các bệnh viện "giữ chân" được bệnh nhân tim mạch không phải chuyển lên tuyến trên.
"Thời gian tới, bệnh viện sẽ thay đổi về hình thức liên kết không chỉ nhận bệnh nhân một chiều, đồng thời khắc phục tình trạng bệnh nhân nằm 'nhầm' giường. Trường hợp có mặt bệnh tương đối đơn giản lẽ ra điều trị ở tuyến dưới lại nằm tuyến trên, bệnh nhân nặng đáng nhẽ ở tuyến trên lại nằm tuyến dưới. Bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Tim Hà Nội khi đã ổn định sẽ được chuyển về tuyến dưới", TS Hiền nhấn mạnh.
Theo TS Hiền nhiều tuyến tỉnh chưa thành lập khoa tim mạch để phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì thế, khả năng hỗ trợ của Bệnh viện vẫn còn. Qua năm 2020, đề án bệnh viện vệ tinh sẽ kết thúc song Bệnh viện sẽ đề bạt để đề án tiếp tục kéo dài, tăng trình độ chuyên môn của tuyến dưới, nâng cao năng lực điều trị bệnh tim mạch...
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trong những năm gần đây ngành y tế không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Bệnh viện Tim Hà Nội được Bộ Y tế công nhận là bệnh viện hạt nhân, bệnh viện tuyến cuối về chuyên ngành tim mạch để hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới (bệnh viện vệ tinh) nâng cao trình độ chuyên môn. Bệnh viện cũng được giao hướng dẫn các tuyến dưới thông qua đề án Khám, chữa bệnh từ xa.
Trong thời gian tới PGS Khuê đề nghị bệnh viện tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho tuyến dưới. Đồng thời, bệnh viện cũng cần tiếp tục thực hiện Tiêu chí bệnh viện an toàn chống dịch Covid-19 vì bệnh viện có an toàn mới chất lượng.
Hiện tại bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch cũng chịu trách nhiệm cho 31% tổng số ca tử vong.
Số lượng bệnh nhân đến với Bệnh viện Tim Hà Nội ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2005, bệnh viện mới tiếp nhận 11.370 lượt bệnh nhân đến khám, thì đến năm 2020 đã tăng lên gần 355.000 lượt bệnh nhân (gấp 30 lần) và số người điều trị nội trú cũng tăng gấp gần 14 lần so với trước.
Hội nghị khoa học về chuyên ngành tim mạch có sự tham gia của gần 300 đại biểu là các y bác sĩ chuyên ngành tim mạch của 205 đơn vị bao gồm: bệnh viện vệ tinh, trung tâm y tế thuộc Hà Nội, đơn vị mạng lưới khám chữa bệnh từ xa... Các báo cáo được trình bày tại hội nghị là vấn đề nổi cộm trong chuyên ngành tim mạch hiện nay: quan điểm mới trong các kĩ thuật phẫu thuật tim mạch, các phẫu thuật ít xâm lấn trong mổ tim, các kỹ thuật tim mạch can thiệp trong điều trị các bệnh tim mạch chuyển hóa...
Rút ngắn "thời gian vàng" cấp cứu đột quỵ Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ mới mắc, đột quỵ gây tử vong đứng hàng thứ 3 và gây tàn phế đứng hàng thứ nhất. Thời gian vàng để cấp cứu đột quỵ quyết định cứu sống bệnh nhân cũng như nâng cao chất lượng sống của họ. Tại buổi khai trương Hệ thống chụp mạch máu...