Ứng dụng CNTT trong xây dựng giáo dục thông minh cấp bậc mầm non đạt nhiều thành tích khả quan
Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác giảng dạy và thực hiện tài liệu chuyên môn đã được ngành Giáo dục triển khai sâu rộng và đạt được nhiều thành tích khả quan đặc biệt ở cấp học mầm non.
Phối kết hợp CNTT cùng các cách thức giảng dạy truyền thống tại trường mầm non có thể coi là một phương án giáo dục đổi mới hiệu quả, đặc biệt phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ với quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”.
Tiềm năng của CNTT phục vụ cho hoạt động giáo dục đào tạo mầm non vô cùng lớn, đặc biệt là trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, môi trường dạy và học. Ở cấp bậc Mầm Non, Quận Hoàn Kiếm là một trong những đơn vị đi đầu của thành phố Hà Nội về ứng dụng CNTT hiệu quả trong xây dựng giáo dục thông minh.
Các hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học đã trở thành phong trào sâu rộng trong ngành Giáo dục quận. Ngành Giáo dục mầm non Quận cũng tổ chức và tham gia nhiều hoạt động để thúc đẩy hơn nữa vai trò của CNTT trong công tác giảng dạy và thực hiện chuyên môn, góp phần vào mục đích chung xây dựng nền tảng CNTT vững chắc cho các em học sinh và khẳng định rõ nét tâm thế chuyển đổi số – xây dựng giáo dục thông minh của quận Hoàn Kiếm.
Một trong những thành tích nổi bật ghi nhận thành công của chủ trương này đó là ngành giáo dục Mầm non Quận Hoàn Kiếm đã đạt thành tích cao trong ngày Hội CNTT lần V vừa được Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo – Xây dựng giáo dục thông minh”.
Video đang HOT
Quận Hoàn Kiếm tham gia ngày Hội CNTT Ngành Giáo dục Đào tạo Hà Nội lần thứ V (Ảnh:hoankiem.edu.vn)
Quận Hoàn Kiếm đã sử dụng phần mềm Kế hoạch Giáo dục của Công ty TNHH Gokids Dịch vụ Giáo dục từ năm 2020 với tỷ lệ sử dụng phần mềm là 100% các trường mầm non. Với sự hỗ trợ từ nền tảng phần mềm, đội ngũ Giáo viên Mầm non tại đây đã xây dựng sản phẩm ứng dụng CNTT là kho học liệu điện tử với mục đích tạo ra nguồn dữ liệu phục vụ cho các nhu cầu của đội ngũ giáo viên về tích lũy thông tin, trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Tất cả cùng mục đích chung là tiếp cận và sử dụng CNTT trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo sự đổi mới, tiên tiến và đạt chất lượng.
Đây cũng là tiền đề để đội ngũ Giáo viên mầm non quận có được những sản phẩm bài giảng có hàm lượng CNTT cao. Thông qua phần mềm giáo dục, chỉ bằng một cú “click” chuột, các thầy cô giáo đã có thể xây dựng, sử dụng, tiếp cận kho ứng dụng chia sẻ media tập trung và các tính năng thao tác hỗ trợ cho việc giảng dạy, lập giáo án điện tử, bài giảng điện tử hay các hình thức e-learning, giúp tiết kiệm thời gian và đạt tối ưu hiệu quả làm việc.
Màn hình giao diện ứng dụng
Thời gian đầu, các giáo viên mầm non còn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng phần mềm, ứng dụng CNTT vào giảng dạy và thực hiện công tác chuyên môn. Tuy nhiên, sau thời gian làm quen, tìm tòi và thực hành thường xuyên, các thầy cô giáo đã thu được “quả ngọt”.
Chất lượng hoạt động giảng dạy được nâng cao, dễ dàng thu hút được sự chú ý và hứng thú của học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non khi đây là lứa tuổi cần được phát triển toàn diện với 5 lĩnh vực phát triển: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm – xã hội.
Về tổng quan, chủ trương ứng dụng CNTT đã cho thấy hiệu quả tích cực khi công nghệ và các phần mềm ứng dụng mang đến các tiết học sống động, chất lượng ở các trường Mầm non trên địa bàn quận đồng thời giúp nâng cao hiệu suất làm việc của các thầy cô giáo, giúp các cơ quan quản lý giáo dục đánh giá chất lượng công tác giáo dục ở cơ sở nhanh chóng. Tất cả hướng đến một mục đích chung vì một nền giáo dục thông minh, lấy trẻ làm trung tâm.
Chuyển đổi số trong giáo dục: Phải bắt đầu từ tư duy
Trong hai ngày 14-15/4, Ngày hội công nghệ thông tin (CNTT) lần thứ V của ngành giáo dục Hà Nội đã trình bày hơn 2.000 sản phẩm CNTT, hàng trăm bài giảng E-learning, phần mềm dạy học cho thấy xu hướng mạnh mẽ trong chuyển đổi số giáo dục và xây dựng giáo dục thông minh.
Học sinh tìm hiểu với các nền tảng học tập trực tuyến được giới thiệu tại ngày hội.
Hoạt động trung tâm của Ngày hội là triển lãm các sản phẩm, các hoạt động về ứng dụng CNTT, giải pháp CNTT đã được áp dụng thành công tại các đơn vị trường học Thủ đô.
Có 70 gian trưng bày, trong đó có 30 gian của các phòng GDĐT, 16 gian của các cụm các trường THPT, ba gian của cụm trung tâm GDNN- GDTX và một cụm trường mầm non chuyên biệt trực thuộc Sở cùng với các đơn vị đối tác hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Mỗi gian tham gia triển lãm đều được chuẩn bị công phu, sáng tạo, mang nét đặc trưng của từng đơn vị, từng ngành học, cấp học trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, thời gian qua, các phòng GDĐT quận, huyện thị xã cùng các nhà trường từ mầm non, tiểu học, THCS và THPT đã chủ động trong việc xây dựng phong trào ứng dụng CNTT, thúc đẩy sự sáng tạo của cả thầy và trò trong việc áp dụng các công nghệ giáo dục mới.
Một số khó khăn còn tồn tại hiện nay đó là phần lớn giáo viên và cán bộ quản lý chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về các xu hướng giáo dục thông minh nên việc triển khai chưa được đầy đủ và bài bản; chưa có sự tham gia tích cực và thiếu kết nối giữa đội ngũ các chuyên gia giáo dục, chuyên gia sư phạm và chuyên gia công nghệ.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về việc đánh giá chất lượng các bài giảng theo công nghệ giáo dục mới chưa được định nghĩa tường minh và đầy đủ. Kinh nghiệm giảng dạy và kho dữ liệu bài giảng điện tử chưa được chia sẻ rộng rãi giữa các trường, giữa các đồng nghiệp giảng dạy tại các quận, huyện, thị xã ở các khu vực khác nhau.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT ở nhiều nơi còn thiếu đồng bộ. Việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin ở nhiều nơi còn chưa được chú trọng. Nhân lực CNTT của các trường và các phòng GDĐT về cơ bản còn thiếu và phải kiêm nhiệm.
Xác định chuyển đổi số là khâu đột phá, là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung nguồn lực triển khai thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trước những yêu cầu mới, những thách thức mới trong xu thế hội nhập quốc tế, ngành giáo dục thủ đô xác định cần nâng cao nhận thức chung từ các cán bộ quản lý các phòng GDĐT, cho đến hiệu trưởng các trường và đội ngũ giáo viên, nhân viên về xu thế giáo dục thông minh, và sự cần thiết phải chuyển đổi từ giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục thông minh.
Cần phải cụ thể hóa các mục tiêu đổi mới giáo dục, đánh giá hiệu quả việc ứng dụng bài giảng điện tử của từng giáo viên trong việc áp dụng phương pháp dạy học thông minh. Phấn đấu mỗi trường có ít nhất một lớp học thông minh bằng cách xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp. Từ đó làm cơ sở mở rộng quy mô trong trường, tiến tới xây dựng trường học thông minh toàn diện.
Nhiều dấu ấn tại Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Ngày 15/4, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lần thứ V - năm 2021 với chủ đề "Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo - Xây dựng giáo dục thông minh" đã chính thức khép lại và thành công tốt đẹp. Ngày hội được tổ chức trong hai ngày (14 - 15/4) tại...