Ùn tắc ở khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM do thí sinh đổ về thi năng lực
Sáng 28/3, khoảng 19.500 thí sinh đổ về khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM dự thi đánh giá năng lực. Kết quả của kỳ thi này dự kiến được công bố ngày 5/4.
6h30 sáng, rất đông thí sinh cùng phụ huynh từ các ngả đường đổ về khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM. Dòng xe lưu thông trước cổng trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) khá khó khăn.
Nhiều ôtô đổ về khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM dẫn đến cảnh ùn tắc hy hữu tại đây. Khu vực ùn tắc bắt đầu từ Thư viện ĐH Quốc gia TP.HCM dẫn về ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Công nghệ Thông tin và ĐH Khoa học Tự nhiên.
Lo lắng trễ giờ, nhiều thí sinh xuống xe từ khu vực thư viện ĐH Quốc gia TP.HCM, đi bộ tới trường thi. Tình trạng ùn tắc kéo dài 30 phút. TP.HCM là nơi có đông thí sinh nhất trong đợt thi này với 14 cụm, 35 điểm thi. Tổng số phòng thi gần 1.500 với khoảng 50.700 thí sinh. Riêng tại khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM có khoảng 19.500 thí sinh dự thi.
Lực lượng tình nguyện viên được bố trí dọc các tuyến đường dẫn đến điểm thi. Thí sinh được tình nguyện viên hướng dẫn cụ thể.
Một điểm đặc biệt của kỳ thi năm nay là bắt buộc thí sinh xuất trình bản in khai báo y tế tại điểm thi. Trước đó, tất cả thí sinh phải thực hiện khai báo y tế trong vòng 48h trước giờ thi. Sau khi khai báo, thí sinh phải in ra giấy để mang theo, bản in hợp lệ cần thể hiện rõ mã QR code, mã tờ khai và họ tên thí sinh. Nếu chưa thực hiện khai báo y tế trực tuyến, người thi sẽ phải thực hiện khai báo trực tiếp trước khi vào thi.
Tại điểm thi ĐH Khoa học Tự nhiên (cơ sở ở khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM), camera đo thân nhiệt tự động từ xa được bố trí ngay cổng ra vào để kiểm soát nhiệt độ tất cả thí sinh, phụ huynh, người làm công tác thi.
Thí sinh tranh thủ xem lại bài trước “giờ G”. Trần Ca Chí Luân, học sinh trường THPT Bình An (Bình Dương), cho biết em đặt nhiều hy vọng vào kỳ thi lần này. Luân dự định sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển vào ĐH Kiến trúc TP.HCM. Đến nay, hơn 75 trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để xét tuyển.
Video đang HOT
Mỹ Tâm và Cẩm Tuyền cùng ngụ tỉnh Bình Dương, đến dự thi sáng nay. “Đường xa nên chúng em tranh thủ đến sớm xem sơ đồ và danh sách phòng thi. Thủ tục thi được thực hiện khá nhanh, em được thầy cô và các anh chị tình nguyện viên hỗ trợ nên chúng cũng không quá bỡ ngỡ”, Cẩm Tuyền chia sẻ.
Giám thị kiểm tra chứng minh nhân dân, tờ khai báo y tế của thí sinh trước khi vào phòng thi.
Thí sinh sẽ làm bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian 150 phút. Đề thi tích hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực như Tiếng Việt, Văn học, kiến thức tiếng Anh tổng quát, Toán học, lĩnh vực Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (Địa lý, Lịch sử).
Trường hợp thí sinh chưa khai báo y tế online hoặc không in ra giấy sẽ được giám thị phát tờ khai báo tại chỗ.
Kỳ thi lần này sẽ diễn ra đồng loạt tại 21 cụm thi với 65 địa điểm thi ở bảy địa phương, gồm: TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng và hai điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Hơn 70.000 thí sinh xác nhận dự thi.
TP.HCM: Đã có 22 trường Đại học thông báo cho sinh viên học online
Để đảm bảo an toàn cho sinh viên cũng như các cán bộ, giảng viên trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường Đại học ở TP.HCM đã quyết định chuyển sang hình thức học online.
Tính tới ngày 17/2, đã có tất cả 22 trường đại học ở TP.HCM quyết định thông báo cho toàn thể học viên, sinh viên học trực tuyến.
1. ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Nhà trường quyết định cho sinh viên nghỉ học đến hết ngày 28/2. Toàn bộ các hoạt động học tập và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đều thực hiện theo hình thức trực tuyến.
2. ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Nhà trường thông báo tạm ngưng các hoạt động giảng dạy, học tập trực tiếp và thi học kỳ tại trường đến hết ngày 28/02/2021.
Cụ thể, sinh viên đại học hệ chính quy chương trình đại trà sẽ tập trung tại trường từ 8/3 để tham gia các lớp học phần lý thuyết. Đối với các lớp học phần thực hành của sinh viên năm 3 và năm 4, sinh viên có thể đến trường từ 1/3, tuỳ theo lịch sắp xếp của từng khoa.
Đối với sinh viên cao đẳng hệ chính quy sẽ học tập trung tại trường từ 1/3, sinh viên chương trình liên thông đại học sẽ đến trường vào 14/3.
Các học phần của chương trình học thạc sĩ, tiến sĩ được tổ chức học theo hình thức trực tuyến, tạm hoãn lịch bảo vệ luận văn, luận án đến hết ngày 28/2.
Các trường Đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM đều thông báo cho sinh viên chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Trước đó, 4 trường thuộc khối ĐH Quốc gia TP.HCM đã có văn bản thông báo cho sinh viên học trực tuyến sau Tết Nguyên đán.
3. ĐH Gia Định thông báo sinh viên năm 2 - năm 4 chuyển sang học trực tuyến đối với các học phần học lý thuyết từ 1/3 đến 14/3 và học tập trung từ ngày 15/3. Sinh viên năm nhất sẽ thay đổi hình thức thi kết thúc học phần, chuyển sang làm bài tiểu luận và bắt đầu học kỳ mới từ 22/3.
4. ĐH Kinh tế TP.HCM triển khai giảng dạy, học tập và thi cử trực tuyến từ 22/2 đến hết 27/2, linh hoạt trên nhiều nền tảng học trực tuyến.
5. ĐH Văn Lang tổ chức cho sinh viên học trực tuyến trong 2 tuần, từ 22/2 đến hết 7/3 để phòng, chống dịch Covid-19.
6. ĐH Luật TP.HCM thông báo trường sẽ triển khai cho sinh viên hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học học tập trực tuyến từ 1/3 đến 14/3. Bên cạnh đó, trường yêu cầu sinh viên phải khai báo y tế trước ngày 27/2.
7. ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM hoãn kế hoạch thi kết thúc học phần của sinh viên năm nhất đến khi có thông báo cho sinh viên trở lại học tập trung tại trường. Sinh viên năm 2 đến năm 4 sẽ học trực tuyến từ 22/2 cho đến khi có thông báo mới.
8. ĐH Mỹ thuật TP.HCM cho phép sinh viên ngừng đến trường từ 22/2 đến 28/2. Giảng viên giảng dạy các học phần chuyên môn sẽ giao bài để sinh viên tự nghiên cứu. Sinh viên sẽ học trực tuyến các môn chuyên ngành khoa Mỹ thuật ứng dụng.
Trong thời điểm dịch Covd-19 diễn biến phức tạp, học online là giải pháp được nhiều trường Đại học lựa chọn.
9. Đại học FPT thông báo về việc giảng dạy và học từ xa với sinh viên từ 22/2 cho đến khi có thông báo mới.
10. ĐH Quốc tế Sài Gòn thông báo cho sinh viên tạm ngưng đến trường đến 28/2 và chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học 2020-2021.
11. ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ dạy và học trên hệ thống E-learning từ 22/2 đến 28/2. 20.000 sinh viên thuộc các chương trình đào tạo của trường sẽ thi trực tuyến tại nhà.
12. ĐH Tôn Đức Thắng cho sinh viên bắt đầu học trực tuyến từ 22/2 đến 28/2. Sinh viên học tập trung tại trường từ 1/3. Đối với sinh viên khóa tuyển sinh 2019 trở về trước, trường sẽ huỷ lịch thi giữa học kỳ 2 cho đến khi có thông báo mới.
13. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho sinh viên tạm ngừng học tập trung ở trường đến hết tháng 3. Sinh viên sẽ học lý thuyết bằng hình thức trực tuyến và tạm ngưng lịch học thực hành lâm sàng, thực tập cơ sở cho đến khi có thông báo mới.
14. ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tạm ngừng các hoạt động giảng dạy, học tập trực tiếp trên lớp từ 22/2 đến 28/2. Sinh viên bắt đầu học trực tuyến các học phần lý thuyết từ 1/3. Trường yêu cầu toàn thể viên chức, người học tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
15. ĐH Kiến trúc TP.HCM thông báo thay đổi hình thức giảng dạy và học tập cho sinh viên các lớp hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm. Dự kiến sinh viên sẽ học trực tuyến trong 2 tuần từ 22/2.
16. ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) quyết định sẽ tổ chức giảng dạy, học trực tuyến từ 22/2 đến 28/2. Sinh viên sẽ học tập trung tại trường từ 1/3.
17. ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cũng cho sinh viên học trực tuyến đến ngày 2/3 nhằm đảm bảo an toàn chung trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp,
18. Sinh viên ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM sẽ học trực tuyến và dự kiến trở lại học tập trung tại trường vào 1/3.
19. ĐH Quốc Tế TP.HCM quyết định tổ chức học tập trực tuyến từ 22/2 đến 7/3.
20. Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen chỉ đạo sinh viên hạn chế tập trung ở trường đến hết 28/2. Sinh viên sẽ chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo tiến độ kế hoạch chương trình học.
21. ĐH Quốc tế Hồng Bàng thông báo sinh viên tạm hoãn thời gian đến trường từ 14/2 đến hết 28/2. Sinh viên sẽ học trực tuyến từ 22/2 đến 28/2.
22. ĐH Ngoại thương cho sinh viên, học viên học trực tuyến từ 22/2 đến 7/3. Trường yêu cầu nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên hạn chế đi lại, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch và thực hiện khảo sát dịch tễ do trường yêu cầu.
Trước đó, từ ngày 14/2, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2 sau kỳ nghỉ tết nguyên Đán.
Dược sĩ đậu thủ khoa Trường ĐH Công nghệ Thông tin Nguyễn Trường Thịnh (27 tuổi, quê Đồng Tháp) đạt thủ khoa đầu vào năm 2020 của Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TPHCM) với điểm số 1.063/1.200 (điểm thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức). 4 năm trước, Thịnh từng tốt nghiệp ngành dược (Trường ĐH Y Dược TPHCM). Nguyễn Trường Thịnh (bìa trái) trong...