UMT – Khoản đầu tư thông minh và xứng đáng cho tương lai
Đầu tư 4 năm đại học chất lượng cho 40 năm tươi sáng sau này, nhiều phụ huynh tin chắc rằng mình đang đầu tư xứng đáng cho nghề nghiệp, cuộc sống và tương lai của con.
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, Chính phủ, ngân hàng đều có rất nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ tín dụng dành cho giáo dục. Nhiều gia đình cũng hướng đến giải pháp này như một lựa chọn thông minh, giúp giải quyết bài toán học phí hiệu quả, luôn ở thế chủ động trong kế hoạch tài chính và hoạch định tương lai.
“Quẳng gánh lo đi” với chương trình “Nhập học 0 tiền mặt”
Thấu hiểu nỗi trăn trở và mong muốn các em có thể chọn được môi trường học tập tốt nhất, UMT đã xây dựng ngôi trường đại học chuẩn quốc tế dành cho những công dân toàn cầu thành công và hạnh phúc với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm học thuật lẫn kinh doanh, chương trình đào tạo tham chiếu chuẩn kiểm định Mỹ/châu Âu…
Bên cạnh đó, UMT cũng tích cực triển khai liên kết cùng đối tác Ngân hàng Shinhan và Ngân hàng ACB xây dựng chương trình “Nhập học 0 tiền mặt”, đồng hành cùng các em trong suốt 4 năm học tại trường. Ngân hàng sẽ thanh toán học phí trước thay cho sinh viên, sau đó các em sẽ đóng khoản này hàng tháng qua thẻ tín dụng của ngân hàng và không chịu bất kỳ khoản lãi suất nào (tất cả chi phí chuyển đổi phát sinh do UMT thanh toán).
Gói hỗ trợ tài chính này có thời hạn 3, 6, 9 hoặc 12 tháng với tiêu chí “3 KHÔNG”:
Không chi trả lãi suất
Không chứng minh tài chính
Không phí mở thẻ và phí thường niên
Với chính sách hỗ trợ thiết thực này, sinh viên và gia đình có thể hoàn toàn chủ động trong việc hoạch định tài chính khi mỗi tháng chỉ phải thanh toán khoảng 6,5 triệu đồng học phí và còn tiết kiệm được lãi suất ngân hàng so với vay vốn học tập hoặc trả góp thông thường.
Nhận ngay laptop “xịn xò” khi nhập học
Bên cạnh đó, khi nhập học UMT năm nay, các em sẽ được tặng ngay laptop “sang-xịn” vô cùng hữu ích và thiết thực với 2 lựa chọn:
Lựa chọn 1:
Video đang HOT
- Laptop Macbook Air (cấu hình: Chip M1, Ram 8Gb, 256SSD – trị giá 25.500.000 đồng) dành cho sinh viên các ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Quản lý thể dục thể thao.
- Laptop Dell (cấu hình: Core i7, Ram 16Gb, FHD, 512SSD – trị giá 29.900.000 đồng) dành cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin.
Lựa chọn 2:
Nếu không nhận laptop, sinh viên sẽ được giảm ngay 20% học phí trên mức thực đóng, nghĩa là có thể tiết kiệm từ 14.000.000 đồng lên đến 29.900.000 đồng.
Học bổng hấp dẫn, trị giá lên tới 8 tỷ đồng
Không chỉ có chương trình “Nhập học 0 tiền mặt” đồng hành cùng sinh viên, không chỉ có laptop “sang-xịn” làm quà hỗ trợ học tập tối ưu, UMT còn dành tặng 100 suất học bổng trị giá lên tới 8 tỷ đồng cho các em xuất sắc và đầy tiềm năng, sáng tạo, thành tích trong các lĩnh vực. Chỉ cần từ 6,5 điểm học bạ là các em đã có thể tự tin dự tuyển.
Học bổng Global (trị giá 360 triệu đồng toàn khóa), ưu tiên thí sinh có tinh thần sáng tạo, đã từng hoặc mong muốn tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tầm quốc gia, quốc tế.
Học bổng Unique (trị giá 200 triệu đồng toàn khóa), ưu tiên thí sinh tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, thể thao, yêu thích lĩnh vực truyền thông và có khả năng quản lý các kênh Youtube, Tiktok…
Học bổng Makers (trị giá 50 triệu đồng năm đầu tiên), ưu tiên thí sinh nhiệt tình tham gia và đạt các giải thưởng đặc biệt trong ngành Công nghệ thông tin, có ý tưởng Business, tham gia các hoạt động Đoàn, Đội.
Học bổng Thinkers (trị giá 35 triệu đồng năm đầu tiên), ưu tiên thí sinh có thành tích học sinh giỏi cấp quận trở lên, có ý tưởng về khởi nghiệp, hoạch định tương lai trở thành chủ doanh nghiệp.
Các tiêu chí của học bổng được đánh giá là tương đối vừa sức. Học sinh đã đăng ký xét tuyển vào UMT có điểm trung bình cộng cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 điểm trở lên đối với Học bổng Global; 7,0 điểm trở lên đối với Học bổng Unique; 6,5 điểm trở lên đối với Học bổng Makers và Thinkers là có thể tham gia dự tuyển.
5 phút xét tuyển, dễ dàng vào đại học
Thí sinh cần đăng ký chính xác thông tin Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (Mã trường: UMT), tên ngành và mã ngành trên Cổng xét tuyển của Bộ GD&ĐT từ ngày 22/7 – 20/8 theo link: https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn. Các bạn nhớ chọn UMT là nguyện vọng 1 trên hệ thống để được công nhận trúng tuyển chính thức vào Trường.
Đồng thời, UMT luôn mở cổng xét tuyển dành cho thí sinh muốn đăng ký nộp hồ sơ vào trường theo link: https://xettuyen.umt.edu.vn/dangkyxettuyen.
VĂN PHÒNG TƯ VẤN TUYỂN SINH UMT:
240A Pasteur, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
11 đường 35CL, Phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028 3535 9119
Email: tuyensinh@umt.edu.vn
Website: www.umt.edu.vn
Các trường đại học giải bài toán học phí khi thực hiện tự chủ như thế nào?
Bắt đầu từ năm học 2022-2023, nhiều trường đại học sẽ áp dụng việc tăng học phí. Dù lộ trình tăng học phí đã được báo trước nhưng học phí các trường áp dụng từ năm nay vẫn là một gánh nặng lớn với sinh viên, nhất là các trường được tự chủ tài chính.
Tăng nguồn thu ngoài học phí
Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Phạm Hồng Quang - Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết, Đại học Thái Nguyên là một trong ba đại học vùng của đất nước với địa bàn tuyển sinh trên toàn quốc, chủ yếu là vùng núi phía Bắc. Trong đó, gần 60% sinh viên là người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn.
Theo GS.TS Phạm Hồng Quang, khi thực hiện tự chủ đại học, nhà trường phải hết sức cố gắng, bởi không tăng được học phí do sinh viên đa số từ những vùng khó khăn. Bên cạnh đó, những dịch vụ cho các em cũng được miễn phí rất nhiều, không thu được.
Thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quá trình thực hiện chủ trương tự chủ, các trường đại học đã có nhiều kết quả nhất định. Đánh giá chung về nâng cao năng lực tài chính của các trường tự chủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ năm 2018 đến 2021, tổng thu của các trường này đa phần tăng lên, tổng thu ngoài ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm. Đặc biệt, thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh: 20,8% với giảng viên và 18,7% với cán bộ quản lý.
"Trong khó khăn, chúng tôi cũng phải tiết kiệm chi tiêu, đặc biệt là huy động nỗ lực cống hiến của các thầy cô trong trường. Chúng tôi cho rằng, nguồn lực tài chính trong giáo dục đại học cũng là một phần quyết định, tuy nhiên chúng tôi xây dựng một môi trường giáo dục đại học hết sức dân chủ, đẩy mạnh tự do sáng tạo để làm sao các thầy cô có khát vọng cống hiến, sinh viên chăm chỉ học hành" - GS Quang nói.
Bên cạnh đó, cũng theo GS.TS Phạm Hồng Quang, Đại học Thái Nguyên cũng đẩy mạnh các công bố quốc tế, nghiên cứu cơ bản và chuyển giao những sản phẩm, chương trình, tương tác rất cụ thể đối với các địa phương. Bằng cách đó, các thầy cô cùng sinh viên đạt được 2 mục tiêu: vừa phát triển chuyên môn, vừa tăng nguồn thu.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường có doanh thu cao nhất. Ảnh: T.L
Trong khi đó, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, quan điểm tự chủ đại học gắn liền với tự chủ tài chính không hoàn toàn đúng. Tự chủ đại học có nghĩa các cơ sở giáo dục căn cứ trên nội lực của mình có thể đảm bảo tự chủ chi thường xuyên, tức chi cho con người (thầy và trò) và một phần liên quan đến đào tạo. Tuy nhiên, một số ngành nghề lớn, có ý nghĩa với sự phát triển của công nghiệp quốc gia vẫn cần sự đầu tư do đã vượt quá khả năng tài chính của các trường.
"Tự chủ đúng về mặt tài chính là phát huy nội lực của các trường và sự đầu tư công bằng, chính xác, có chiều sâu, có lộ trình dài hơi của Nhà nước" - PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng nhấn mạnh.
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng cho biết, tự chủ đại học đặt ra cho lãnh đạo nhà trường bài toán phải có sự cân bằng tài chính trong phát triển. "Trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn có trách nhiệm giải trình và đáp ứng tốt nhất cho xã hội, mà cụ thể ở đây là phụ huynh và các em sinh viên. Vì vậy, câu chuyện tăng học phí một cách rất nhanh chóng không phải là bài toán phát triển của nhà trường", PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng nói.
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng cũng cho hay, nhà trường sẽ tăng học phí ở mức độ vừa phải để đảm bảo đầu tư cho giáo dục, đảm bảo tính đúng, tính đủ cho việc học tập của sinh viên; nâng cao trách nhiệm của người học. Ngoài ra, nguồn kinh phí từ các dự án tài trợ như của Chính phủ, quốc tế, các dự án nghiên cứu... mới làm cho tài chính của nhà trường vững mạnh, không phải chỉ trông chờ vào nguồn lực từ học phí. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có sự cam kết từ nay đến năm 2025, học phí tính chung cho cả trường sẽ không tăng quá 8-10%.
"Bên cạnh đó, nhà trường đã thành lập quỹ học bổng Trần Đại Nghĩa dành cho các sinh viên nghèo vượt khó, thuộc diện hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ngoài ra hàng năm, chúng tôi luôn dành khoảng từ 5-8% học phí để làm các quỹ học bổng cho sinh viên. Điều này giúp đảm bảo ở mức độ nào đó sự công bằng trong giáo dục cho sinh viên của nhà trường" - PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng chia sẻ.
Kinh phí đầu tư cho một sinh viên còn rất thấp so với thế giới
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng, cần nhìn nhận thực chất của vấn đề tăng học phí đại học, hiện nay tổng số kinh phí đầu tư tính cho 1 sinh viên còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cần nâng cao mức đầu tư cho sinh viên, thông qua việc đầu tư vào cơ sở vật chất, thu hút đội ngũ giảng viên giỏi.
Theo Thứ trưởng, lâu nay, kinh phí đào tạo chủ yếu từ ngân sách nhà nước cấp thường xuyên và do người học tự đóng góp, tỷ lệ doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách đào tạo giáo dục có nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam thu về lợi ích cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới. Ảnh T.L
"Một số trường đại học trong khu vực đang có mức chi phí cao gấp hàng chục lần so với chi phí tại các trường đại học công lập tại Việt Nam, nếu giữ nguyên mức đầu tư như hiện nay sẽ rất khó để cạnh tranh. Theo tính toán của các chuyên gia, đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam thu về lợi ích cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới. Người học cũng cần đặt ra bài toán đầu tư cho tương lai, bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ người học thông qua cơ chế tín dụng. Hiện nay, Chính phủ đã đồng ý tăng mức tín dụng cho sinh viên, song đối tượng thụ hưởng vẫn chưa được mở rộng đáng kể. Tôi cho rằng, một chính sách rất quan trọng là cần mở rộng đối tượng hưởng chính sách tín dụng và nâng cao mức tín dụng để sinh viên không cần phải lo lắng về việc mình có được hưởng không, đó chính là công bằng xã hội" - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chia sẻ.
"Chúng ta cần lưu ý rằng, tăng học phí không có nghĩa là giảm công bằng xã hội, nếu nhìn theo một góc độ khác, các trường đại học muốn có chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo thì cần có kinh phí hỗ trợ, muốn vậy cần tăng học phí. Nếu giữ nguyên mức học phí thấp, vừa suy giảm chất lượng giáo dục đào tạo, vừa không có điều kiện hỗ trợ sinh viên nghèo, đây là quan niệm cần thay đổi. Đầu tư cho giáo dục đại học là đầu tư cho tương lai, tăng sự tiếp cận giáo dục đại học" - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết thêm.
5 trường đại học có doanh thu cao nhất, trên 1.000 tỷ đồng/năm
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có 5 trường đại học có doanh thu cao nhất, trên 1.000 tỷ đồng/năm, trong đó có 2 đơn vị là trường công lập tự chủ từ sớm là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Ba trường còn lại đều là 3 trường tư thục, gồm: Đại học FPT, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đại học Văn Lang.
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đang xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Mục tiêu xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm quán triệt, hướng dẫn và giao nhiệm vụ...