Ukraine: Tổng thống trở lại làm việc, Nga cảnh báo phe đối lập
Nga kêu gọi lãnh đạo phe đối lập ở Ukraine chấm dứt chiến dịch “tối hậu thư và đe dọa”, trong khi Tổng thống Ukraine Yanukovych trở lại làm việc sau 4 ngày nghỉ ốm.
Lãnh đạo biểu tình kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với tình hình hiện nay ở Ukraine
Bộ Ngoại giao Nga ngày 3/2 cho hay Mátxcơva lo ngại trước nỗ lực đổ thêm dầu vào lửa của người biểu tình ở Ukraine.
Những người biểu tình tại Kiev tiếp tục kêu gọi Tổng thống Viktor Yanukovych phải từ chức khi ông trở lại làm việc sau khi nghỉ ốm 4 ngày.
Trong khi đó Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ hiện đang xem xét một khoản vay lớn nhằm giúp đỡ Ukraine. “Chúng tôi đang xem xét cách thức có thể hỗ trợ Ukraine vào thời điểm khủng hoảng”, phát ngôn viên của người đứng đầu ngành ngoại giao EU Catherine Ashton cho hay vào ngày hôm qua.
Mặc dù chi tiết về kế hoạch chưa được hé lộ nhưng giới chức EU và Mỹ cho hay khoản vay sẽ bao gồm điều kiện Kiev phải có “cải cách thực sự”.
Lãnh đạo Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso khẳng định EU không có ý định “đối đầu” với Nga.
Video đang HOT
Nga năm ngoái đã cam kết gói viện trợ 15 tỷ USD cho Ukraine nhưng khoản vay sẽ không được chuyển cho đến khi một chính phủ mới được thành lập, sau khi Thủ tướng và nội các Ukraine từ chức vào tuần trước.
Bất ổn ở Ukraine bắt đầu vào tháng 11 năm ngoái, khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một thỏa thuận thương mại với EU và thay vào đó chấp nhận khoản vay của Nga. Động thái đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình rộng khắp ở Kiev. Các cuộc biểu tình hòa bình ban đầu biến thành bạo lực, gây chết người, khi luật chống biểu tình mới được áp dụng vào tháng 1 năm nay. Hôm chủ nhật vừa qua hàng ngàn người đã tham gia vào một cuộc biểu tình mới ở trung tâm thủ đô Kiev, với lãnh đạo đối lập kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế.
Bộ Ngoại giao Nga đã lên án hành động của phe đối lập trong tuyên bố ngày hôm qua, cho biết họ đặc biệt quan ngại sau một hội nghị thượng đỉnh ở Munich vào tuần trước về tương lai Ukraine.
“Chúng tôi hi vọng phe đối lập ở Ukraine tránh đe dọa và ra tối hậu thư đồng thời tăng cường đối thoại với giới chức trách nhằm tìm ra một cách thức hợp pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng của đất nước”, Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Trong tuyên bố đưa ra vào ngày thứ hai, khi quay trở lại làm việc, Tổng thống Ukarine cho biết Ukraine phải “nói không với chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa cấp tiến”.
Nhiệm vụ đầu tiên của Tổng thống khi trở lại làm việc là chỉ định một thủ tướng mới, thay cho ông Mykola Azarov từ chức vào tuần trước cùng với nội các của ông.
Chính phủ Ukraine đã đưa ra một loạt nhượng bộ, trong đó có dỡ bỏ luật chống biểu tình gây tranh cãi, thông qua lệnh ân xá đối với những người biểu tình bị giam giữ. Nhưng những người biểu tình muốn kết thân với EU thay vì Nga đã không chịu nhượng, tiếp tục đòi Tổng thống từ chức và tiến hành bầu cử sớm.
Theo Dantri
Mỹ dọa cấm vận Ukraine vì trấn áp người biểu tình
Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định đang cân nhắc mọi lựa chọn, bao gồm cả các biện pháp cấm vận chống lại Ukraine trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại quốc gia này tiếp tục kéo dài.
Cảnh sát Ukraine đã đụng độ với người biểu tình trong ngày 11/12
Thông tin trên được đưa ra giữa lúc cảnh sát chống bạo động Ukraine xô xát với người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Kiev.
Mỹ cảnh báo Ukraine không được dùng vũ lực đối với dân thường.
Các quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng quốc phòng Ukraine Pavlo Lebedyev đã nói rằng chính phủ của ông sẽ không dùng quân đội để trấn áp người biểu tình. Thông tin được ông Lebedyev khẳng định trong cuộc điện đàm với người đồng cấp tại Lầu năm góc.
Các cuộc biểu tình tại Kiev đã kéo dài nhiều tuần, khiến quốc gia 46 triệu dân này hầu như tê liệt.
Cả người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton và trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đều đã tới Kiev hôm thứ Tư để gặp gỡ người biểu tình và các thành viên chính phủ của Tổng thống Victor Yanukovych.
"Chúng tôi đang cân nhắc các lựa chọn chính sách, bao gồm cả cấm vận, nhưng tôi sẽ không nêu cụ thể", người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói. "Có nhiều lựa chọn còn để ngỏ, nhưng chúng tôi chưa có lựa chọn nào ở thời điểm này".
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ sự "ghê tởm" trước quyết định của chính quyền Ukraine trong việc "đáp lại cuộc biểu tình hòa bình...bằng cảnh sát chống bạo động, xe ủi và dùi cui, thay vì bằng sự tôn trọng các quyền dân chủ và nhân phẩm".
Trong sáng sớm qua, cảnh sát đã tiến vào khu trại chính của người biểu tình tại quảng trường Độc Lập. Các lực lượng chức năng tháo dỡ một số rào chắn và lều trại với lí do họ chỉ đang giải tỏa lối vào quảng trường để giao thông được thông suốt.
Người biểu tình đội mũ cứng đã khoác tay nhau tạo thành bức tường sống để chống lại cảnh sát. Ít nhất 9 người đã bị bắt giữ và có một số thông tin cho rằng cảnh sát sử dụng vũ lực. Cuối cùng các lực lượng chức năng đã rút lui khỏi cả quảng trường Độc Lập cũng như hội trường thành phố.
Tổng thống Viktor Yanukovych một lần nữa mời tất cả các bên tham gia đối thoại nhằm giải quyết khủng hoảng.
Căng thẳng bắt đầu lên cao sau khi chính phủ Ukraine từ chối ký thỏa thuận gia nhập EU. Thủ tướng Mykola Azarov ngày hôm qua khẳng định nước này muốn được hỗ trợ 20 tỷ euro từ EU trước khi ký vào thỏa thuận gia nhập.
Theo Dantri
Hàng nghìn cảnh sát Ukraine trấn áp người biểu tình chống chính phủ Rạng sáng nay 11/12, hàng nghìn cảnh sát Ukraine đã tiến vào khu trại của người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Kiev. Xô xát đã xảy ra khi lực lượng chức năng tìm cách dỡ bỏ các lều trại. Theo hãng tin AP, lực lượng cảnh sát chống bạo động đã tiến vào khu trại của người biểu tình tại...