Ukraine phản ứng trước đề xuất nhượng bộ lãnh thổ để gia nhập NATO
Quan chức cấp cao Ukraine đã bác bỏ ý tưởng cho rằng, Kiev nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ để đổi lấy tư cách thành viên NATO.
Theo ông Mikhail Podoliak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, giải pháp duy nhất là phương Tây “tăng tốc cung cấp vũ khí” cho Kiev. “Trao đổi lãnh thổ để lấy chiếc ô của NATO? Thật nực cười”, hãng tin RT dẫn chia sẻ của ông Podoliak trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) vào ngày 15/8.
Ukraine kêu gọi phương Tây hỗ trợ thêm vũ khí. Ảnh: AP
Trước đó, ông Stian Jenssen, Chánh văn phòng của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho biết NATO có khả năng sẽ đề xuất một thỏa thuận với Ukraine, trong đó Kiev “từ bỏ lãnh thổ, và đổi lại tư cách thành viên NATO”.
Ông Jenssen nhận định, đây là “giải pháp khả thi” cho cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelensky và giới chức Ukraine lâu nay nhấn mạnh sẽ không tham gia hòa đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, và sẽ không dừng chiến dịch phản công.
Ông Zelensky khẳng định sẽ giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crưm, khu vực thuộc Ukraine nhưng đã sáp nhập vào Nga hồi năm 2014.
Dù thừa nhận việc Ukraine không có khả năng giành lại được Crưm, cũng như cuộc phản công của Kiev từ đầu tháng Sáu có chiều hướng thất bại, song các lãnh đạo phương Tây vẫn không chấp nhận ý tưởng đưa ra lệnh ngừng bắn để đóng băng các chiến tuyến hiện tại.
Vào năm 2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố thỏa thuận ngừng bắn có thể sẽ dẫn đến “nền hòa bình giả tạo”, và chính sách của Washington là tiếp tục vũ trang cho Ukraine “chừng nào còn cần thiết”.
Ukraine "nổi xung" vì quan chức NATO gợi ý nhượng bộ lãnh thổ
Ukraine thể hiện thái độ phẫn nộ trước việc quan chức khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gợi ý Kiev có thể nhượng bộ lãnh thổ trong xung đột với Nga để sớm gia nhập liên minh.
Trả lời phỏng vấn ngày 15/8 trên báo Verdens Gang của Na Uy, ông Stian Jenssen, chánh văn phòng của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho rằng, Ukraine có thể cân nhắc "từ bỏ một phần lãnh thổ để đổi lấy tư cách thành viên NATO", Newsweek đưa tin.
Theo quan chức NATO, Ukraine có quyền quyết định thời gian, cũng như những điều kiện mà họ muốn đàm phán. Ông Jenssen cho biết thêm, một số thành viên NATO đã thảo luận về kế hoạch cho Ukraine sau khi chiến sự kết thúc, nhưng không rõ chi tiết.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo cối trong xung đột ở miền Đông. Ảnh: AP
Ngay sau phát ngôn của quan chức NATO, phía Ukraine đã ra loạt tuyên bố thể hiện sự phẫn nộ. "Nhượng lãnh thổ để đổi lấy chiếc ô của NATO ư? Thật lố bịch", ông Mykhailo Podolyak, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng trên X, tên gọi mới của Twitter.
Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Ukraine Oleksiy Danilov gọi đề xuất Kiev nhượng bộ lãnh thổ là "kỳ lạ"; còn Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định các phát ngôn tương tự là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Nga và Ukraine duy trì quan điểm khác nhau về cách thức đi đến giải pháp chấm dứt xung đột. Trong khi Kiev muốn giành quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Đông Nam và bán đảo Crimea; Nga nhấn mạnh chiến sự chỉ chấm dứt nếu Ukraine chấp nhận thực tế lãnh thổ mới và đáp ứng các yêu cầu về an ninh.
Ukraine từ đầu tháng 6/2023 tung một số lữ đoàn do NATO huấn luyện, trang bị vũ khí phương Tây vào đợt phản công ở chiến tuyến phía Nam với hi vọng cải thiện vị thế trên bàn đàm phán, nhưng hứng thiệt hại nặng về nhân lực và thiết bị, bao gồm lượng lớn thiết giáp hạng nặng do phương Tây cung cấp.
Bản đồ tình hình kiểm soát trong chiến sự Ukraine không thay đổi đáng kể trong nhiều tháng qua. Đồ họa: ISW/Stratfor
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/8 thừa nhận cuộc phản công của Ukraine không dễ dàng và "có lẽ diễn ra chậm hơn" so với trông đợi. Các quan chức quốc phòng Mỹ cũng đánh giá đợt tiến công của Kiev chưa mang lại kết quả đáng kể nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 31/7 công bố thống kê cho thấy, quân đội Ukraine đã mất 20.824 binh sĩ cùng 2.227 khí tài các loại trong tháng 7/2023. Ông cho rằng, Ukraine gần đây tìm cách tấn công các mục tiêu dân sự của Nga vì thất bại trong cuộc phản công.
Tại cuộc họp ngày 15/8 trong khuôn khổ Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đánh giá chiến dịch của Nga ở Ukraine đã "chấm dứt sự thống trị của phương Tây trong lĩnh vực quân sự".
Theo ông, kết quả sơ bộ của chiến sự đến nay cho thấy "nguồn lực quân sự của Ukraine gần như cạn kiệt", dù được bơm nhiều vũ khí của phương Tây. "Không có thứ gì là bất khả xâm phạm trước vũ khí Nga trên chiến trường hiện nay", ông nêu quan điểm.
Mỹ không có kế hoạch triển khai bom hạt nhân tới điểm lưu trữ mới ở châu Âu Các chuyên gia cảnh báo, nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân tới bất kỳ quốc gia nào có biên giới với Nga có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) gặp người đồng cấp Ba Lan Duda ở Warsaw. Ảnh: Ảnh AP Đại sứ quán Mỹ tại Nga mới đây nói...