Ukraine phải mất 35 năm trả nợ cho khoản vay mới của EU
Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch cung cấp cho Ukraine một gói khoản vay trị giá 18 tỷ USD để giúp đất nước sống sót đến năm 2023.
Tuy nhiên, điều kiện được đặt ra ở đây là Kiev phải trả khoản nợ trong vòng 35 năm.
Biểu tượng đồng euro trước tòa nhà trụ sở chính của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) ở Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP
Dẫn lời Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis nói với các phóng viên ngày 9/11, kênh truyền hình RT cho biết gói vay mới sẽ được chia nhỏ thành hàng tháng với số tiền 1,5 tỷ USD/tháng cho đến năm 2023. Các khoản vay sẽ được trả dần trong 35 năm. EU sẽ vay tiền từ các thị trường toàn cầu và trả lãi cho các khoản vay.
Video đang HOT
Ông Dombrovskis nói rằng Ukraine đang ở trong tình trạng “cấp thiết” cần được hỗ trợ sau khi cơ sở hạ tầng lưới điện của nước này phải hứng chịu những cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái. Ông cũng kêu gọi các nước thành viên EU và nghị viện EU thông qua gói này trước cuối năm nay.
Tuy nhiên, để đạt được sự đồng thuận hoàn toàn từ các nước EU đối với khoản viện trợ chung này là rất khó khăn. Bộ trưởng Tài chính Hungary Mihaly Varga cho biết quốc gia này sẽ không ký kết thông qua gói vay chung. Trước đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố nước này chắc chắn không ủng hộ bất kỳ hình thức viện trợ chung nào của EU liên quan đến Ukraine.
“Chúng tôi đã làm điều đó một lần. Chúng tôi đã ủng hộ một thỏa thuận cho vay chung trong đại dịch COVID-19. Như vậy là quá đủ rồi”, Ngoại trưởng Szijjarto giải thích.
Khoản viện trợ mới cho Ukraine cần sự đồng thuận của tất cả 27 quốc gia thành viên.
Từ đầu năm nay, EU đã cho Ukraine vay 4,2 tỷ USD, nằm trong gói cứu trợ lên tới 9 tỷ USD. Bên cạnh đó, liên minh này cũng đã gửi viện trợ quân sự trị giá hơn 2 tỷ USD cho Kiev.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc các nhà lãnh đạo phương Tây viện trợ tài chính để quốc gia có thể duy trì nền kinh tế và hoạt động quân sự. Trong một đoạn video gửi tới Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi tháng 10, nhà lãnh đạo nói rằng đất nước của ông sẽ cần 55 tỷ USD vào năm tới để bù đắp thâm hụt ngân sách dự toán và xây dựng lại cơ sở hạ tầng quan trọng trong bối cảnh xung đột với Nga.
Trong bài phát biểu theo hình thức trực tuyến tại hội nghị thảo luận các biện pháp giúp Ukraine nhanh chóng xây dựng lại cơ sở hạ tầng quan trọng và đảm bảo phục hồi sau xung đột tổ chức tại thủ đô Berlin (Đức), Tổng thống Zelensky kêu gọi cần sớm triển khai nhiệm vụ khôi phục trường học, bệnh viện, giao thông và hạ tầng năng lượng mà không cần chờ cho đến khi chấm dứt xung đột.
Cũng trong hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra tầm nhìn dài hạn về tái thiết để biến Ukraine trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp và thành viên EU. Giới lãnh đạo Đức và Ukraine đều thống nhất kêu gọi triển khai một kế hoạch trợ giúp Ukraine tương tự như “Kế hoạch Marshall” từng giúp tái thiết Tây Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
“Chúng ta đều biết rằng lịch sử của hai quốc gia không bao giờ giống nhau. Nhưng từ chính kinh nghiệm lịch sử của mình, chúng tôi cũng hiểu rằng tái thiết là điều luôn có thể và không bao giờ là quá sớm để thực hiện nhiệm vụ này. Vấn đề cốt yếu hiện nay không gì khác ngoài tạo lập một Kế hoạch Marshall mới cho thế kỷ 21, một nhiệm vụ mang tính thế hệ và phải bắt đầu từ bây giờ”, ông Scholz nói.
EU lo ngại áp giá trần khí đốt ảnh hưởng an ninh nguồn cung
Ngày 8/11, truyền thông châu Âu dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết một đại diện của Ủy ban châu Âu tuyên bố với đại biểu từ các nước Liên minh châu Âu (EU) rằng không thể áp đặt giới hạn giá khí đốt mà không gây ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn và an ninh nguồn cung.
Sử dụng bếp ga tại Dortmund, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Praha cho biết, theo hãng tin Reuters, phát biểu được quan chức Ủy ban châu Âu đưa ra tại một cuộc hội thảo ngày 8/11 với sự tham dự của đại diện từ tất cả 27 quốc gia thành viên EU. Trước đó, Ủy viên Năng lượng châu Âu Kadri Simson cho biết những đề xuất chi tiết hơn nhằm hạn chế giá khí đốt tại EU có thể được đệ trình trước cuộc họp tiếp theo của các bộ trưởng năng lượng EU, dự kiến vào ngày 24/11.
Ý tưởng áp đặt giới hạn giá đối với các nguồn năng lượng của Nga được các nhà lãnh đạo của các nước phương Tây đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6. Các hạn chế đối với dầu sẽ có hiệu lực vào tháng 12 và các sản phẩm dầu vào tháng 2/2023. Tuy nhiên, các bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận áp giá trần khí đốt của Nga.
Nga đã nhiều lần cảnh báo sẽ không xuất khẩu tài nguyên năng lượng cho các nước áp dụng cơ chế bắt buộc hạn chế giá mua. Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Moskva sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì ra nước ngoài nếu điều đó đi ngược lợi ích của Nga. Người đứng đầu Gazprom Alexei Miller cũng khẳng định việc EU đơn phương hạn chế giá sẽ vi phạm các điều khoản chính của hợp đồng và điều này sẽ kéo theo việc ngừng cung cấp.
Eurozone đối mặt lạm phát tăng kỷ lục Giá tiêu dùng đã tăng 10,7% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái ở khu vực đồng euro (Eurozone). Sự khác biệt rõ nét về tỷ lệ lạm phát giữa các nước thành viên đang trở thành vấn đề khiến giới chức châu Âu "đau đầu". Khách hàng lựa chọn mua hàng hoá trong siêu thị ở Frankfurt, Đức ngày 19/1/2022....