Ukraine muốn EU chuyển toàn bộ vũ khí hạng nặng, Đan Mạch gửi F-16 vào mùa hè
Người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine Aleksey Danilov nhận định khi có đủ xe tăng và súng, quân đội Ukraine có thể ‘đánh bại’ Nga.
Theo hãng tin RT, ông Danilov cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên tặng toàn bộ vũ khí hạng nặng cho Kiev. Bởi theo ông, những vũ khí này sẽ trở nên vô dụng trong các cuộc xung đột trong tương lai.
Thảo luận về các mối đe dọa đối với EU, ông Danilov cho hay EU đang phải đối mặt với sự trỗi dậy tiềm tàng của các lực lượng cực hữu, và không ai có thể dự đoán được tình hình an ninh sẽ ra sao trong 2 hoặc 3 thập kỷ tới.
Binh sĩ Ukraine tham gia một khóa huấn luyện. Ảnh: New York Times
“Vấn đề này cần phải được giải quyết ngay bây giờ. Chúng tôi có kinh nghiệm tuyệt vời, và chúng tôi hiểu rằng châu Âu sẽ không cần những khẩu súng, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, và các khí tài khác cho cuộc chiến tiếp theo. Họ nên quyên góp tất cả cho chúng tôi giống như Đan Mạch đã làm”, ông Danilov nói hôm 21/2.
Vào tuần trước, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố chính phủ nước này đã quyết định gửi toàn bộ hệ thống pháo binh cho Ukraine.
“Chúng ta có vũ khí, đạn dược, hệ thống phòng không mà chúng ta không cần sử dụng vào lúc này, và chúng ta nên gửi cho Ukraine”, bà Frederiksen đề cập tới các nước EU.
Theo ông Danilov, trong tương lai, các loại vũ khí hiện thời sẽ trở thành “phế liệu”. Ông còn cho rằng Ukraine có lẽ đã đánh bại Nga, nếu Kiev được cung cấp đủ vũ khí.
Ông Danilov khẳng định Ukraine vẫn quyết tâm giành ưu thế trong cuộc xung đột với Nga, và cho hay nếu phương Tây viện trợ vũ khí nhiều hơn, Kiev sẽ đảm bảo Moscow không phải là “mối đe dọa” đối với các thành viên NATO ở châu Âu.
Trong khi đó, Nga coi cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ dẫn đầu để chống lại Moscow, và quân đội Ukraine bị sử dụng làm bia đỡ đạn.
Đan Mạch chuyển F-16 cho Ukraine vào mùa hè
Video đang HOT
Hôm 22/2, Bộ Quốc phòng Đan Mạch tuyên bố sẽ tặng những chiếc F-16 đầu tiên cho Ukraine vào mùa hè năm nay.
Theo hãng thông tấn Tass, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen nhấn mạnh, “chúng tôi đang nỗ lực để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ trong mùa hè này, thời điểm chúng tôi dự kiến tặng những chiếc tiêm kích F-16 đầu tiên cho Ukraine, miễn là quá trình chuẩn bị diễn ra theo đúng kế hoạch”.
Theo tuyên bố, khung thời gian cuối cùng sẽ phụ thuộc vào thời điểm các phi công Ukraine hoàn thành khóa huấn luyện lái F-16.
Hiện tại, 6 phi công Ukraine đang tham gia khóa huấn luyện điều khiển F-16 ở Đan Mạch. Cuối tháng 8/2023, Hà Lan tuyên bố sẵn sàng tặng 42 tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine, và Đan Mạch hứa sẽ gửi 19 chiếc F-16. Ukraine bày tỏ hy vọng sẽ nhận được các máy bay F-16 vào nửa đầu năm 2024.
Cuộc sống ở Ukraine thay đổi ra sao sau 2 năm xung đột với Nga?
Hai năm kể từ khi bùng phát xung đột với Nga, ở Ukraine, nhiều người vợ đã trở thành góa phụ, cha mẹ ngóng chờ những đứa con trai bị bắt làm tù binh, các lớp học trống không và nhiều nơi không còn nông dân trồng trọt.
Ngay tại làng Lozuvatka, cách tiền tuyến khoảng 100km, khắp nơi đều có dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột kéo dài 2 năm đã làm thay đổi bộ mặt Ukraine nghiêm trọng thế nào.
Alona Onyshchuk và cô con gái 5 tuổi Anhelina đến thăm nghĩa trang của làng Lozuvatka vào một ngày mùa đông tuyết rơi. Chồng của Onyshchuk an nghỉ ở đó cùng 10 binh sĩ khác trong một khu vực mới có tên gọi "Hẻm anh hùng".
"Chúng tôi không ngờ sẽ có nhiều người phải ngã xuống như vậy", Onyshchuk chia sẻ với Reuters. Người chồng 38 tuổi của cô, một tài xế và thợ cơ khí trước xung đột, đã thiệt mạng vào cuối năm 2022 khi đang tham gia chiến đấu gần thành phố miền đông Bakhmut.
Các khu chôn cất tương tự đã xuất hiện trên khắp Ukraine, là minh chứng cho cuộc giao tranh khốc liệt hiện đã bước sang năm thứ 3 và vẫn chưa có hồi kết. Những ụ đất mới đào thường được đánh dấu bằng cây thánh giá gỗ đơn sơ, ảnh của người mất, những bông hoa và quốc kỳ Ukraine màu xanh vàng.
Giao tranh ở tiền tuyến phía đông và phía nam Ukraine cách xa khu định cư với khoảng 6.800 dân ở miền trung đất nước này. Song, người dân của làng vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc.
Quy mô thương vong của quân đội Ukraine là một bí mật quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt. Các quan chức phương Tây ước tính hàng chục nghìn người đã thiệt mạng và hàng chục nghìn người khác bị thương.
Cuộc sống bị đảo lộn
Ngoài thương vong, xung đột còn tác động đến hầu hết mọi khía cạnh đời sống của người Ukraine. Onyshchuk đã bỏ việc ở một cửa hàng tạp hóa khi mang thai Anhelina và quá trình tìm việc mới càng trở nên khó khăn hơn do trường mẫu giáo địa phương đã đóng cửa.
Mọi trường học ở Lozuvatka, cách thủ đô Kiev khoảng 350km về phía đông nam, đều phải tạm dừng hoạt động. Hệ thống hầm tránh bom của các cơ sở này không đủ lớn để chứa tất cả học sinh trong trường hợp xảy ra không kích.
Mặc dù các vụ tấn công trực tiếp bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Nga vào Lozuvatka rất hiếm khi xảy ra, nhưng ngôi làng nằm gần thị trấn sản xuất thép trọng điểm Kryvyi Rih, nơi thường xuyên bị tập kích, dẫn đến còi báo động vang rền ở các khu vực xung quanh.
Tại một trong 3 trường học của Lozuvatka, thầy giáo Svitlana Anisimova đang đứng trước máy tính trong một lớp học trống không để giảng bài trực tuyến về hệ mặt trời cho một nhóm học sinh 10 - 11 tuổi. Tháng 8/2023, Quỹ trẻ em Liên Hợp Quốc (UNICEF) thống kê, chỉ có khoảng 1/3 trẻ em trong độ tuổi đi học trên khắp Ukraine tham dự các lớp học trực tiếp đầy đủ. Hơn 1.300 trường học ở những khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Kiev trên khắp toàn quốc đã bị phá hủy hoàn toàn trong xung đột.
Thầy Anisimova nhấn mạnh, giáo dục từ xa không thể thay thế cho việc đến các lớp học trực tiếp, vì nó ảnh hưởng lớn đến các khả năng học tập và tương tác xã hội của trẻ em.
Hiệu trưởng Iryna Pototska tiết lộ, khoảng 40 trong tổng số 136 học sinh tại trường có cha mẹ được điều động tham gia quân ngũ. Trong cùng tòa nhà, bà Pototska đang giúp các phụ nữ địa phương đóng gói thực phẩm và đồ uống cũng như lưới ngụy trang gửi cho quân đội Ukraine. Những mạng lưới tình nguyện như vậy đã mọc lên khắp đất nước, là nguồn cung quan trọng cho binh lính.
Yuliia Samotuha, một giáo viên 34 tuổi đang nghỉ thai sản, chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tình nguyện trong làng, nhận yêu cầu từ các đơn vị quân đội, phân chia công việc cho các hộ gia đình và giao hàng hóa đóng gói vào hộp. Lái xe dọc theo các con đường băng tuyết để đến gặp một tình nguyện viên, cô kể bản thân đã chấm dứt quan hệ với một số bạn bè vì có vài người không sẵn sàng trợ giúp quân đội.
Tù binh
Ngoài những người thiệt mạng còn có những người mất tích. Các quan chức Ukraine thống kê, khoảng 8.000 người, bao gồm cả dân thường và binh sĩ, đã bị phía Nga bắt giữ làm tù binh trong xung đột.
Khoảng 3.000 người, hầu hết là quân nhân, đã được phóng thích trong hàng chục cuộc trao đổi tù binh. Tuy nhiên, vẫn còn hàng nghìn gia đình đang ngóng đợi số phận của những người thân bị bắt giữ. Trong số đó có hai cư dân Lozuvatka là Tetiana Terletska và Yurii Terletskyi. Cậu con trai Denys, 29 tuổi của họ, thành viên lực lượng vệ binh quốc gia từ năm 2021, đã bị bắt khi đang chiến đấu ở thành phố cảng Mariupol, phía đông nam Ukraine vào tháng 5/2022.
"Chúng tôi muốn chứng tỏ không ai quên họ. Chúng tôi sẽ luôn đấu tranh vì họ như họ đã chiến đấu vì chúng tôi", bà Terletska phát biểu tại một cuộc biểu tình của hàng chục người ở Kryvyi Rih nhằm yêu cầu chính phủ Ukraine làm tất cả những gì có thể để giải cứu các tù binh.
Tiến thoái lưỡng nan
Tại một trang trại lớn ở địa phương, ông chủ Oleksandr Vasylchenko đã phải để những nhân viên thiết yếu tham gia lực lượng vũ trang. Ông lo ngại sẽ sớm có thêm nhiều người nữa rời đi, trong khi các máy móc cần thiết để thu hoạch hoa hướng dương, lúa mì và lúa mạch sẽ bị hỏng.
Theo chính quyền địa phương, hơn 1/3 số lao động nông trại lành nghề ở Lozuvatka đã được huy động vào quân ngũ. Điều đó cho thấy tác động của xung đột đối với ngành nông nghiệp, xương sống của nền kinh tế Ukraine.
Những thách thức đó đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Kiev, khi chính phủ đang tìm cách huy động thêm 450.000 - 500.000 người khác tham gia quân ngũ. Các chuyên gia cảnh báo, nếu cố gắng huy động quá nhiều quân, điều đó có thể sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã bị xung đột tàn phá.
Tại làng Lozuvatka, cặp vợ chồng trẻ Anastasiia và Oleksandr Korobchenko đang sống trong một ngôi nhà do bạn bè tìm giúp sau khi họ phải rời bỏ quê hương ở vùng Luhansk để tới miền đông lúc Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cuối tháng 2/2022. Họ nằm trong số 3,7 triệu người Ukraine phải đi sơ tán trong nước để tránh giao tranh, theo một nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, Ủy ban châu Âu (EU) và Kiev phối hợp tiến hành. Thêm 5,9 triệu người Ukraine khác đã rời bỏ đất nước đi lánh nạn.
Mặc dù gia đình Korobchenko đã tìm được việc làm ở Lozuvatka, nhưng họ vẫn chưa muốn sinh con vì "không biết điều gì sẽ xảy ra với mình vào ngày mai".
Ngồi làm việc tại thư viện địa phương, Anastasiia, 23 tuổi khẳng định, Ukraine cần phải chiến đấu tới cùng để giành lại quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ đã lọt vào tay quân Nga. Theo Reuters, quan điểm này hiện phổ biến ở Ukraine, ngay cả khi các lực lượng Kiev đang phải chịu áp lực ngày càng tăng từ quân đội lớn hơn và được trang bị tốt hơn của nước láng giềng, trong bối cảnh sự hỗ trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraine đang bị đình trệ.
Ông Medvedev cảnh báo xung đột hạt nhân, Nga kiểm soát thêm làng ở Donetsk Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, việc cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine có nguy cơ dẫn tới xung đột hạt nhân. Các quốc gia thành viên NATO đang đào tạo phi công Ukraine điều khiển tiêm kích F-16 trước khi bắt đầu chuyển giao máy bay. Trong suốt nhiều tháng, Ukraine đã đề nghị được...