Ukraine muốn bán các doanh nghiệp nhà nước cho Mỹ
Ukraine vừa tuyên bố muốn bán các doanh nghiệp quốc doanh của nước này cho Mỹ, tin tưởng rằng giới đầu tư từ nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ khiến tài sản của các công ty nằm trong “điều kiện minh bạch nhất”.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk – Ảnh: Reuters
Russia Today hôm 9.6 đưa tin Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk thể hiện mong muốn trên trước thềm hội nghị đầu tư Ukraine – Mỹ sẽ diễn ra ở Washington (Mỹ) vào ngày 13.7 tới.
“Chúng tôi muốn bắt đầu quá trình tư hữu hóa và muốn nhìn thấy các nhà đầu tư Mỹ hoạt động trên lãnh thổ Ukraine. Họ không chỉ đem đến sự đầu tư, mà còn mang lại cả những quy chuẩn, văn hóa đầu tư và cách thức mới trong việc quản lý và điều hành công ty”, ông Yatsenyuk tuyên bố tại cuộc họp với đại diện cộng đồng hải ngoại của Ukraine ở Washington.
Thủ tướng Arseny Yatsenyuk và Bộ trưởng Tài chính Natalia Jaresko đang thăm thủ đô Mỹ trong chuyến công du kéo dài đến hôm nay 10.6.
Quá trình tư nhân hóa lớn các tài sản nhà nước của Ukraine đã được lên kế hoạch để bắt đầu từ quý 2/2015. Hồi tháng 4, chính quyền Kiev đã tổ chức nhiều hội nghị đầu tư tại Berlin (Đức), Paris (Pháp) và Washington để thu hút các nhà đầu tư và truyền thông về kế hoạch tư nhân hóa của nước này.
Video đang HOT
Ông Yatsenyuk khi đó nói rằng ông mong đợi nhìn thấy các doanh nhân Mỹ và châu Âu hoạt động trong nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như nông nghiệp, năng lượng và đặc biệt là trong việc hiện đại hóa hệ thống vận chuyển khí đốt và ngành công nghiệp khai thác mỏ.
Ukraine hiện đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế lớn và đất nước đang trên bờ vực vỡ nợ.
Đầu tháng này, phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Ukraine dự báo GDP nước này sẽ suy giảm 9% và lạm phát chạm mốc 46% trong năm nay. Theo Ngân hàng Quốc gia Ukraine, tổng nợ của nước này ước tính vào khoảng 50 tỉ USD, nợ khu vực công hiện chiếm 71% GDP và dự kiến sẽ là 94% GDP trong năm nay.
Năm ngoái, Tổng thống Petro Poroshenko từng mời các công dân nước ngoài góp phần chủ đạo trong chính quyền mới ở Ukraine. Ba người gốc Mỹ là Natalie Jaresko, Aleksandr Kvitashvili và Aivaras Abromavicius lần lượt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Phát triển kinh tế.
Tất cả họ đều nhập quốc tịch Ukraine sau khi nước này sửa đổi luật, cho phép người nước ngoài hoạt động trong bộ máy chính quyền.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Petro Vietnam nhiều lần muốn thoái vốn khỏi OceanBank
Trước khi xảy ra vụ án tại OceanBank, PVN vẫn nhận được cổ tức từ OceanBank và nhiều lần công bố sẽ thoái vốn khỏi ngân hàng này nhưng vì yêu cầu bảo toàn vốn nhà nước nên chưa kịp thực hiện.
Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố mua lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Theo đó, toàn bộ quyền lợi, lợi ích và tư cách của cổ đông hiện hữu của OceanBank theo đó bị chấm dứt.
OceanBank có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, với 20% vốn sở hữu, khoản đầu tư 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí - PetroVietnam (PVN) tại OceanBank coi như "mất trắng".
Ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay, các luật hiện hành đã quy định trách nhiệm cụ thể, nếu để xảy ra sai phạm đầu tư dẫn đến mất vốn sẽ bị xử lý tuỳ mức độ.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho rằng, việc kết luận trách nhiệm trong việc mất vốn nhà nước phụ thuộc vào tổng số tiền có mất hay không.
"Trên thực tế nếu tính tổng thể là có lãi, bảo toàn được vốn nhà nước thì không thể vì một vụ việc đơn lẻ mà quy trách nhiệm. Bên cạnh đó, nếu quỹ dự phòng rủi ro khi thoái vốn thấp hơn giá trị sổ sách thì vẫn cân bằng được thì việc thoái vốn không có vấn đề gì", ông Tiến cho biết.
Trước đó, theo chủ trương, PVN đã nhiều lần công bố sẽ thoái vốn hoàn toàn tại OceanBank. Tuy nhiên, do muốn đảm bảo yêu cầu "thoái vốn đầu tư ngoài ngành mà vẫn bảo toàn vốn Nhà nước" nên kế hoạch này liên tục bị lùi lại.
Trong một buổi toạ đàm diễn ra vào ngày 15/4 vừa qua, ông Ninh Văn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc PVN có cho biết, trước thời điểm cơ quan cảnh sát có thông báo về sai phạm của OceanBank, hàng năm, PVN đều nhận được cổ tức từ ngân hàng này.
PVN là một doanh nghiệp lớn với quy mô hàng đầu quốc gia, do đó, để "mất" khoản đầu tư 800 tỷ đồng có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu, lợi nhuận cũng như khoản nộp cho ngân sách nhà nước hàng năm.
Trao đổi với báo chí, TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia từng khẳng định, việc lấy vốn Nhà nước đầu tư không hiệu quả sẽ phải chịu trách nhiệm. Theo TS Kiêm, khoản đầu tư của PVN cần làm rõ PVN dùng tiền nào để đầu tư và có được phép không.
PVN được coi là một trong những tập đoàn có nhiều khoản đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực như bất động sản, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.
Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, PVN còn đầu tư Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - PVcomBank (tiền thân là Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam - PVFC), một công ty con trực thuộc PVN. Tính tới thời điểm 30/6/2014, tổng số vốn đầu tư của PVN tại ngân hàng này là 4.680 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu 52%. Ngoài ra, PVN còn có vốn đầu tư hơn 831 tỷ đồng tại công ty bảo hiểm PVI, hơn 100 tỷ đồng tại Công ty CP Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí....
Phương Dung
Theo Dantri
Trí thức kiều bào đóng góp ý kiến phát triển kinh tế Việt Nam Ngày 7-6, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (VNƠNN) - Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Nhóm Sáng kiến Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam giai...