Ukraine bị xếp hạng là ‘vỡ nợ hạn chế’
Tổ chức Fitch đã hạ xếp hạng tín dụng của Ukraine từ “C” xuống “Vỡ nợ hạn chế” với lý do đã hết thời gian ân hạn cho khoản thanh toán lãi trái phiếu Eurobond 2026 trị giá 750 triệu USD đến hạn vào ngày 1/8.
Theo kênh RT ngày 14/8, Ukraine đã vỡ nợ trái phiếu sau khi viện dẫn luật cho phép tạm dừng thanh toán nợ nước ngoài cho đến ngày 1/10.
Đầu tháng này, Ukraine đã bắt đầu quá trình xin phép các trái chủ chấp thuận cơ cấu lại 20 tỷ USD trái phiếu quốc tế.
Ukraine đã thúc đẩy tái cơ cấu nợ thời chiến để nỗ lực giành lại khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Fitch duy trì xếp hạng nợ nội tệ (LC) của Ukraine là “CCC-” với dự báo rằng nợ nội tệ sẽ được loại khỏi thỏa thuận tái cơ cấu với các chủ nợ thương mại bên ngoài.
Video đang HOT
Cơ quan xếp hạng S&P Global cũng đã hạ mức xếp hạng của Ukraine xuống mức vỡ nợ “có chọn lọc” vào ngày 2/8.
Fitch thường không đưa ra triển vọng cho các quốc gia có xếp hạng “CCC ” trở xuống.
Trước đó, vào ngày 18/7, quốc hội Ukraine đã thông qua luật cho phép chính phủ tạm thời đình chỉ các khoản thanh toán nợ thương mại bên ngoài của nhà nước và nợ được nhà nước bảo đảm cho đến khi đạt được thỏa thuận tái cơ cấu với các chủ nợ thương mại bên ngoài.
Fitch cho biết: “Điều này đánh dấu một sự kiện vỡ nợ theo tiêu chí của Fitch về IDR (xếp hạng vỡ nợ của nhà phát hành) cũng như xếp hạng tín dụng cụ thể của khoản chứng khoán bị ảnh hưởng”.
Trước đó, Fitch đã dự báo thâm hụt ngân sách của Ukraine vẫn ở mức cao, ở mức 17,1% GDP của nước này trong năm nay, đồng thời lưu ý rằng chi tiêu quốc phòng lên tới 31,3% sản lượng kinh tế hàng năm trong năm 2023. Fitch dự báo nợ chính phủ của Ukraine sẽ tăng lên 92,5% GDP trong năm 2024.
Theo Bộ Tài chính Ukraine, nợ công của nước này đã tăng hơn 1 tỷ USD trong tháng 6, với tổng khối lượng nợ đã vượt quá 152 tỷ USD.
Hồi tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh giảm dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Ukraine trong năm nay xuống 2,5% so với ước tính 3,2% đưa ra trong tháng 4, với lý do tâm lý ngày càng xấu đi của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong suốt cuộc xung đột với Liên bang Nga.
Lý giải nguyên nhân Ukraine vẫn nâng hạng kinh tế dù đang trong chiến sự
Các chuyên gia chỉ ra việc Ukraine được Ngân hàng Thế giới (WB) nâng xếp hạng cùng với các quốc gia có thu nhập trung bình cao phần lớn là do số dân di cư ra nước ngoài và viện trợ nước ngoài bơm vào.
Đồng tiền Hryvnia của Ukraine và đồng USD của Mỹ. Ảnh: Sputnik
Dẫn một bảng xếp hạng được WB công bố mới đây, đài phát thanh Sputnik đưa tin tổ chức này đã nâng cấp tình trạng kinh tế của Ukraine mặc dù nước này đang trên bờ vực vỡ nợ.
Các nhà quan sát kinh tế cho biết nguyên do dẫn tới nghịch lý này bởi thực tế nền kinh tế Ukraine tăng trưởng 5,3% vào năm 2023 sau khi giảm mạnh 28,8% vào năm 2022 và dân số nước này đã giảm khoảng 15% kể từ khi xung đột với Nga bùng nổ.
Kết quả là tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở Ukraine gần đây đã tăng từ 4.270 USD lên 5.070 USD. Con số này tự động đưa Ukraine vào danh mục các quốc gia có thu nhập trung bình cao theo phân loại của WB. Theo WB, các quốc gia có thu nhập trung bình cao là những quốc gia có tổng thu nhập quốc gia trên đầu người nằm trong khoảng từ 4.036 đến 12.536 USD/năm.
"Ukraine đã nhận được dòng hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ bên ngoài. Và chính sự hỗ trợ bên ngoài này đã giúp nền kinh tế Ukraine trụ vững khi đối mặt với các vấn đề quân sự", Andrey Kolganov, người đứng đầu Phòng Hệ thống Kinh tế Xã hội tại Khoa Kinh tế của Đại học quốc gia Moskva, nhận định.
Kể từ tháng 2/2022, Ukraine đã nhận được gần 108 tỷ euro (115,9 tỷ USD), bao gồm 39 tỷ euro (41,8 tỷ USD) viện trợ quân sự từ Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên.
Bên cạnh đó, Washington cho đến nay cũng đã chi khoảng 175 tỷ USD cho Ukraine, trong đó có107 tỷ USD hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ Kiev, bao gồm 34,2 tỷ USD hỗ trợ ngân sách và 69,8 tỷUSD trang bị vũ khí và hỗ trợ quân sự.
"Nền kinh tế Ukraine chưa bao giờ thuộc liên minh các nền kinh tế hiệu quả. Các chỉ số kinh tế của nước này trước khi có chiến sự cũng không hề sáng sủa. Đây là một trong số ít quốc gia hậu Xô Viết chưa bao giờ khôi phục được mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người ban đầu. Nếu sự hỗ trợ từ bên ngoài này chấm dứt, tôi e rằng lợi ích kinh tế của Ukraine sẽ biến mất ngay lập tức", ông Kolganov đánh giá.
Theo nhà chuyên gia này, tầm quan trọng của nguồn tài trợ bên ngoài vào Ukraine có thể thấy rõ khi so sánh với cuộc chiến Israel tại Gaza. Ở Gaza và Bờ Tây, thu nhập bình quân đầu người luôn giảm đi đáng kể trong bối cảnh chiến sự.
"Không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì các hoạt động quân sự sẽ có sức tàn phá cực kỳ lớn. Tất nhiên cũng sẽ không mang theo bất kỳ lợi ích kinh tế nào", ông Kolganov lý giải.
Trang The Economist ngày 30/6 đưa tin các chủ nợ của Ukraine đã đồng ý tạm hoãn cho nước này trả nợ trong hai năm, nhưng thời hạn trả nợ cho các trái chủ tư nhân nước ngoài sẽ kết thúc vào ngày 1/8 tới, khiến nước này chỉ còn thời gian ngắn để tránh vỡ nợ.
Tạp chí này cảnh báo nếu Ukraine vỡ nợ, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư vào sự hỗ trợ của phương Tây và sẽ đặt dấu hỏi về khả năng phục hồi sau chiến tranh cũng như khả năng tiếp cận thị trường tài chính trong tương lai của Ukraine.
Nga và Ukraine vẫn bất đồng về hòa đàm và ngừng bắn Tổng thống Nga vẫn bác bỏ công thức hòa bình của người đồng cấp Ukraine trong khi Tổng thống Volodymyr Zelensky bày tỏ hoài nghi về lệnh ngừng bắn, cho rằng đây là một câu chuyện không thể thực hiện được. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 (giờ địa phương) cho biết, trong chuyến thăm Trung Quốc, ông và Chủ tịch nước...