UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo kiểm tra an toàn cho HS qua sông đi học
Sau khi báo Dân trí phản ánh về tình trạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hàng ngày có hơn 3.000 học sinh đến trường bằng đò ngang. UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn chỉ đạo các địa phương và ngành chức năng kiểm tra, rà soát.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các huyện Cẩm Thủy, Như Thanh, Bá Thước, Thường Xuân, Quan Hóa trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, tổ chức rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động của các bến khách ngang sông để có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của các bến khách ngang sông (đò ngang), đảm bảo an toàn, kiên quyết xử lý vi phạm an toàn giao thông đường thủy theo quy định.
Ban ATGT tỉnh kiểm tra, đôn đốc các huyện nêu trên thực hiện báo cáo kết quả với Chủ tịch UBND tỉnh.
Video đang HOT
Những chiếc cầu tạm bợ như thế này vào mùa mưa lũ rất nguy hiểm.
Như Dân trí đã phản ánh, do điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu ở các khu vực miền núi, hàng ngày trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn em học sinh phải đến trường qua những chuyến đò ngang đầy bất trắc và hiểm nguy rình rập. Theo thống kê của ngành GTVT Thanh Hóa, hiện tại trên địa bàn tỉnh này có 109 phương tiện chở khách đò ngang hoạt động thường xuyên. Mỗi ngày có khoảng hơn 3.000 học sinh đi đò ngang đến trường. Trong đó, nhiều nhất là ở các địa phương như: huyện Cẩm Thủy, Như Thanh, Bá Thước, Thường Xuân, Quan Hóa…Bên cạnh đó, các phương tiện chở khách ngang sông chủ yếu là các phương tiện chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng phương tiện.
Theo DT
Thanh Hóa: Trên 3.000 HS phải đi đò ngang đến trường
Điều kiện địa hình phức tạp, chủ yếu ở các khu vực miền núi, hàng ngày trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn em học sinh phải đến trường qua những chuyến đò ngang đầy bất trắc và hiểm nguy rình rập.
Theo thống kê của ngành GTVT và Giáo dục Thanh Hóa, hiện tại trên địa bàn tỉnh này có 109 phương tiện chở khách đò ngang hoạt động thường xuyên và được chính quyền cấp xã ở 17 huyện, thị xã, thành phố chấp thuận bằng việc hợp đồng với các chủ đò.
Học sinh xã Thạch Lâm, huyện miền núi Thạch Thành, Thanh Hóa đi bè mảng qua sông Bưởi đến trường.
Hàng ngày có khoảng 3.624 học sinh (HS) đi đò ngang đến trường, trong đó, 717 HS cấp tiểu học, 1.461 HS cấp THCS và 1.446 HS cấp THPT.
Hầu hết HS đi học bằng đò ngang chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi như: huyện Cẩm Thủy có 6 đò ngang với gần 800 HS đến trường bằng đò ngang; huyện Như Thanh có 3 đò ngang với gần 300 HS; Bá Thước có 9 đò ngang với hơn 700 HS; Thường Xuân có 3 đò ngang với hơn 300 HS và nhiều nhất là huyện miền núi Quan Hóa có 27 đò ngang với hơn 1.300 HS các cấp.
Do điều kiện kinh tế của các địa phương nơi có bến đò còn nhiều khó khăn nên đa số các bến đò chưa được đầu tư xây dựng, nên việc lên xuống đò ngang của nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó, các phương tiện chở khách sang sông chủ yếu là các phương tiện chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng phương tiện. Nhiều phương tiện đã được sử dụng qua nhiều năm nên đã có biểu hiện xuống cấp. Tại nhiều địa phương, HS còn phải lội sông, lội suối hay đi bằng bè mảng qua sông rất nguy hiểm.
Trong thời gian qua, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân và các cơ quan doanh nghiệp cũng đã có nhiều chương trình ủng hộ xây dựng cầu, cấp phát áo phao, đầu tư đò cho một số địa phương còn khó khăn để giúp các em HS đến trường được thuận lợi, an toàn. Để hỗ trợ, giúp đỡ các em HS ở những khu vực khó khăn, cần có sự chung tay góp sức nhiều hơn nữa của cộng đồng.
Theo DT
Đến trường trên lưng mẹ cha Để đến được Trường tiểu học và THCS Hưng Trạch, mỗi ngày các em nhỏ bên kia sông Bùng, ở thôn Bồng Lai (Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) phải nhờ mẹ cha cõng qua sông. Vượt 40km từ TP Đồng Hới, rồi gần 4km đường đồi rừng nhiều ổ trâu lầy lội, qua các con đập ngấp nghé nước tràn bờ mới...