Tỷ phú sô cô la: Ukraine quyết không phụ thuộc Nga
Ứng cử viên tổng thống Ukraine, “tỷ phú sô cô la”, nói rằng có thể sau năm 2015 Ukraine sẽ không còn mua khí đốt của Nga.
“Ukraine có tất cả khả năng để sản xuất khí cho riêng mình, bao gồm cả khí đá phiến sét”, ứng cử viên Tổng thống Ukraine Petr Poroshenko nói trong một cuộc họp với cư dân thị trấn Berezhany, khu vực Ternopol hôm 27/4.
“Tôi tin rằng năm 2015 có thể là năm cuối cùng chúng ta phải mua khí đốt từ Nga”, ông nói thêm.
Tỷ phú sô cô la, ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua trở thành Tổng thống Ukraine.
Ông cũng nói rằng Ukraine sẽ nhận được khí đốt ngược từ châu Âu vào tháng 10 tới.
Video đang HOT
“Chúng tôi có một thỏa thuận về cung cấp khí đốt ngược từ Slovakia bắt đầu từ tháng 10. Liên minh châu Âu sẽ giúp hỗ trợ khí đốt cho Ukraine”, Poroshenko nói.
Doanh nhân Petro Poroshenko có số tài sản ước tính khoảng 1,3 tỷ USD và là chủ sở hữu của một trong những công ty sản xuất bánh kẹo hàng đầu thế giới. Doanh thu hàng năm của ông là 4,7 triệu USD. Theo các cuộc thăm dò dư luận, tỷ phú sô cô la Petr Poroshenko là ứng viên sáng giá nhất cho chức Tổng thống tương lai của Ukraine.
Đầu tháng 4, công ty khí đốt Gazprom của Nga tuyên bố tăng giá xuất khẩu khí đốt cho Ukraine lên hơn 1/3 so với giá trước đó trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng giữa 2 nước.
Ukraine hiện phải trả 485 USD cho 1.000 mét khối khí đốt, mức giá được nói là cao nhất trong các khách hàng của Gazprom ở châu Âu.
Nga cho biết hiện giờ Ukraine nợ nước này 2.2 tỷ USD tiền khí đốt. Gần đây, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã chuyển thêm một hóa đơn khí đốt bổ sung trị giá 11,4 tỷ USD cho công ty năng lượng Naftogaz của Ukraine. Gazprom yêu cầu Ukraine ngay lập tức phải giải quyết khoản nợ.
Trước đó, trong phiên họp của Chính phủ, ông Putin nói: “Như chúng ta biết, các đối tác Châu Âu công nhận chính quyền mới của Kiev là hợp pháp nhưng không làm gì để hỗ trợ Ukraine. Không một đồng, không một xu.
Liên bang Nga không công nhận tính hợp pháp của chính quyền Kiev mới nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ cũng như trợ cấp cho nền kinh tế Ukraine số tiền hàng trăng triệu, hàng tỷ đô la”.
Ông Putin nói thêm rằng Nga không thể chống đỡ cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Ukraine vô thời hạn.
Theo AP, ngày 26/4, Slovakia đã nhất trí sử dụng các đường cung cấp khí đốt ngược lại cho Ukraine để vận chuyển khí đốt tới quốc gia Đông Âu này.
Theo VTC
Nga kiên quyết không lùi bước, dù bị đe dọa trừng phạt
Nga chưa bộc lộ dấu hiệu "lùi bước" nào mặc dù một số nước đang phản đối hành động của nước này.
Đại sứ Mỹ, Samantha Power cho biết, tuyên bố của Nga về tình hình ở Ukraina là không đúng sự thật. Bà Power nói thêm: "Hành động quân sự của Nga không phải là một nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền mà là một sự vi phạm luật pháp quốc tế".
Sáng thứ 2 vừa qua, tỷ giá chứng khoán toàn cầu tăng đáng kể, dấy lên lo ngại rằng mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn, và các nhà ngoại giao phải tìm cách để ngăn chặn khủng hoảng leo thang.
Ngoại trưởng Anh William Hague miêu tả, đây cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của Châu Âu đầu thế kỷ 21.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng, Hoa Kỳ đang xem xét một loạt các hoạt động kinh tế và ngoại giao để "cô lập Nga". Ông cũng kêu gọi Quốc hội hợp tác với chính quyền của ông để thực hiện một gói hỗ trợ kinh tế cho Ukraina.
Theo Báo Lao động
Philippines quyết không nhượng bộ Trung Quốc Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong bài phỏng vấn trên tờ "New York Times" của Mỹ ngày 4-2 đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới nỗ lực hơn nữa ủng hộ Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Benigno Aquino ví việc Bắc Kinh áp đặt yêu sách trên các vùng tranh...