Tỷ phú người nước ngoài gây thiệt hại tài sản “khủng” trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Từng được ca tụng là tỷ phú ở nước ngoài với khối tài sản “khủng” là bất động sản, Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ, SN 1956, chồng của Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) được sự “săn đón” của nhiều trang mạng.
Song, khi vụ án được Cơ quan CSĐT Bộ Công an điều tra làm rõ, dư luận khá bất ngờ khi Cơ lại là đồng phạm hỗ trợ bà Lan gây thiệt hại hơn 9.110 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, Chu Lập Cơ là người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Times Square Việt Nam (tọa lạc phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh) và giữ vai trò cao nhất tại công ty này với 99,26% cổ phần. Năm 2012, để lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm cơ cấu các khoản nợ xấu sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB (mới), Trương Mỹ Lan đã trao đổi thống nhất với chồng và lãnh đạo Ngân hàng SCB về việc sử dụng tài sản Dự án tòa nhà Times Square ở khu đất 22-36 Nguyễn Huệ và 57-69F Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1 (quyền sử dụng đất thuê và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất thuê là cao ốc phức hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại Times Square và quyền tài sản có liên quan) để đảm bảo cho các khoản vay.
Vợ chồng Trương Mỹ Lan – Chu Lập Cơ thời điểm chưa bị bắt.
Là cổ đông chính và giữ vai trò quyết định cao nhất tại Công ty cổ phần đầu tư Times Square, ông Cơ đồng ý thống nhất với vợ. Thực hiện sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, ngày 10/12/2012, Chu Lập Cơ đã ký biên bản họp hội đồng cổ đông, quyết định của đại hội đồng cổ đông và biên bản họp hội đồng quản trị vào ngày 12/12/2012 chấp thuận thế chấp tài sản của công ty bảo lãnh vay cho các cá nhân, tổ chức do Lan chỉ định. Sau khi có tài sản đảm bảo vay vốn, Trương Mỹ Lan tiếp tục chỉ đạo các cá nhân tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Đầu tư Times Square lập các hồ sơ vay vốn khống, nhờ người đứng tên các khoản vay và ký khống hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, bằng thủ đoạn, phương thức trên, từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014, Chu Lập Cơ giúp Trương Mỹ Lan hợp thức hóa hồ sơ vay vốn khống để giải ngân số tiền vay tại Ngân hàng SCB. Sau đó, họ giải ngân cho 73 khoản vay khống của 67 khách hàng, với tổng số tiền giải ngân là 29.441.281.494.110 đồng, thời hạn vay vốn 5 năm. Toàn bộ số tiền vay vốn được sử dụng cho mục đích riêng của Trương Mỹ Lan.
Đến năm 2017, do phương án vay vốn là lập khống, khoản vay chỉ dùng trả nợ xấu, không có nguồn để thu hồi gốc, lãi nên các khoản nợ đến hạn nhưng không thể trả được nợ. Do vậy, Trương Mỹ Lan thuyết phục chồng ký biên bản họp hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Times Square để tiếp tục sử dụng tài sản của công ty này thế chấp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ vay cho 54 khách hàng vay vốn tại Ngân hàng SCB nhằm gia hạn nợ. Tổng dư nợ được đảm bảo là 35.541.552.499.470 đồng.
Tính đến thời điểm ngày 17/10/2022, cơ quan điều tra xác định còn 46 khoản vay của 46 khách hàng còn dư nợ gốc và lãi tổng cộng trên 39.217 tỷ đồng. Sau khi đối trừ giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay mà Chu Lập Cơ đã ký các tài liệu để hợp thức hóa thủ tục vay vốn trên. Theo kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân tại thời điểm ngày 30/9/2022 được Ngân hàng SCB chấp nhận có đủ pháp lý để trích lục dự phòng rủi ro được phân bổ cho các khoản vay còn dư nợ nêu trên là 30.100.988.548471 đồng.
Video đang HOT
Trương Mỹ Lan khai nhận, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB (mới), bị can đã trao đổi, thống nhất với chồng và lãnh đạo SCB về việc cho vay để cơ cấu các khoản nợ xấu. Họ thống nhất lấy tòa nhà Times Square làm tài sản đảm bảo để vay 20.000 tỷ đồng của SCB. Kết quả điều tra cho thấy hành vi trên của Chu Lập Cơ phạm vào tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” với vai trò giúp sức cho Trương Mỹ Lan phạm tội, liên đới gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền là 9.116.811.915.677 đồng. Quá trình điều tra, bị can Chu Lập Cơ thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội
Người quản lý tài sản của bà Trương Mỹ Lan và chuyện 'bước chân vào vòng xoáy'
Sở hữu khối tài sản kếch sù, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan giao cho một nhân vật theo dõi để khi cần thì báo cáo ngay.
Kết quả điều tra cho thấy, bà Trương Mỹ Lan sở hữu khối tài sản kếch sù. CQĐT đã tạm giữ, kê biên tài sản là bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan gồm: 1.266 bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 1.784 bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, danh sách 269 nhà đất cho thuê và 21 hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất thuộc dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
CQĐT cũng kê biên 1.237 bất động sản tại các công ty liên quan bị can Trương Mỹ Lan; kê biên hơn 857 triệu cổ phần SCB của bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ bà Lan; kê biên hơn 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan cùng 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô và các tài sản khác.
Theo CQĐT, bà Trương Mỹ Lan giao cho bà Đặng Phương Hoài Tâm (Trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) theo dõi các bất động sản riêng lẻ, để biết tài sản nào đã đưa vào vay ngân hàng, tài sản nào chưa đưa vào vay.
Các khoản vay liên quan nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB đều có điểm chung là do Hội sở chuyển thông tin khách hàng xuống, đơn vị kinh doanh lập hồ sơ theo thông tin Hội sở cung cấp, giải ngân trước, làm hồ sơ sau để hợp thức.
Bà Tâm còn quản lý, theo dõi danh sách các công ty/cá nhân đứng tên tài sản, đứng tên khoản vay; phụ trách các nhân viên để thực hiện các thủ tục pháp lý, thành lập các công ty dùng khi cần làm hồ sơ vay vốn Ngân hàng SCB.
Năm 2022, bà Trương Mỹ Lan đưa cho bà Tâm xem danh sách tài sản của mình đang thế chấp tại Ngân hàng SCB và yêu cầu người này kiểm tra lại thông tin đối với từng tài sản xem có nhầm lẫn, có tài sản nào mà không được trả lại khi đã tất toán khoản vay hay không.
Theo lời khai của bà Tâm, khoảng từ năm 2013, 2014, bà được phân về nhóm quản lý, theo dõi các tài sản, trong đó có các tài sản riêng lẻ của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đến đầu năm 2020, bà Tâm được bổ nhiệm Phó Văn phòng HĐQT phụ trách toàn bộ công việc của văn phòng. Lúc này, bà Tâm giao việc theo dõi dư nợ (gồm tên công ty vay, số tiền vay, ngày giải ngân, tài sản đảm bảo, dư nợ, hạn vay...) cho hai người khác hỗ trợ.
Hai người này sẽ thay bà Tâm liên hệ với Ngân hàng SCB để lấy thông tin dư nợ liên quan đến các tài sản, trong đó có tài sản riêng lẻ của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khi bà Lan yêu cầu báo cáo, bà Tâm có thông tin để báo cáo ngay.
Bà Tâm thừa nhận mình từng quản lý thông tin, dư nợ liên quan tại Ngân hàng SCB đối với 98 tài sản loại nhà ở, đất đai tại TP.HCM và 28 tài sản loại đất nông nghiệp ở quận 9 (Thủ Đức), TP.HCM. Bà Tâm biết những tài sản này được thế chấp cho các khoản vay ở Ngân hàng SCB.
Ngoài ra, bà Tâm cũng trực tiếp liên lạc với ông Trần Hoàng Giang, Phó Giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB để cập nhật tình hình dư nợ các khoản vay SCB và tài sản thế chấp.
Bước chân vào "vòng xoáy"
Liên quan đến vụ án, ông Trần Hoàng Giang khai: Năm 2014, ông làm nhân viên kinh doanh, sau đó được bổ nhiệm làm Phó Phòng thẩm định tại Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn.
Sau vài năm vào làm việc tại Ngân hàng SCB, ông được các lãnh đạo Hội sở và Chi nhánh Sài Gòn cho biết, việc SCB phải phê duyệt, giải ngân cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan đến "Madam", là một người có quyền lực tại SCB, có quyền điều hành, chỉ đạo các khoản vay liên quan nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB.
Các khoản vay liên quan nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB đều thể hiện trên hệ thống "Core Banking" của SCB với trường thông tin là "HSTT" (tức là "Hội sở tiếp thị"); có điểm chung là do Hội sở chuyển thông tin khách hàng xuống, đơn vị kinh doanh lập hồ sơ theo thông tin Hội sở cung cấp, giải ngân trước, làm hồ sơ sau để hợp thức.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ xét duyệt hợp thức đối với nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát có trường thông tin là "HSTT", ông Giang nhận chỉ đạo trực tiếp từ bà Trần Thị Mỹ Dung, Phó TGĐ kiêm Giám đốc Khối Phê duyệt tín dụng và ông Bùi Nhân là Phó Giám đốc khối, phụ trách phòng Wholesale.
Đến tháng 11/2020, ông Giang được điều bổ nhiệm chức Trưởng phòng phê duyệt tín dụng khách hàng Wholesale, thuộc Khối Phê duyệt tín dụng và xử lý nợ SCB. Từ ngày 31/8/2022 đến khi bị khởi tố, ông Trần Hoàng Giang được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Khối Phê duyệt tín dụng và Xử lý nợ thay cho ông Bùi Nhân.
Ông Giang xác nhận: Từ ngày 7/10/2020- 2/6/2022, với vai trò Giám đốc Phòng Tái Thẩm định SCB, bị can đã ký, phê duyệt 192 tờ trình thẩm định cho vay, 160 tờ trình tái thẩm định đồng ý cho 160 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan vay 208 khoản vay có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 128.507 tỷ đồng.
Trong đó dư nợ gốc 115.030 tỷ đồng và dư nợ lãi là hơn 13.477 tỷ đồng, bao gồm nợ lãi/phí đã được bán nợ/cấn trừ nợ.
Ông Giang cũng khai, có nhận thức được việc trình, phê duyệt các khoản vay "HSTT" liên quan nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan là trái quy trình cho vay thông thường, vi phạm quy định của pháp luật về cấp tín dụng.
Hơn 400 ngàn tỷ chuyển về nhà bà Trương Mỹ Lan, vào Vạn Thịnh Phát Bà Trương Mỹ Lan dùng trò "ma quái" để tránh sự phát hiện của cơ quan quản lý. Thậm chí hơn 400 ngàn tỷ đồng đã được chuyển thẳng tới nhà bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát... CQĐT chỉ ra rằng, ngoài thủ đoạn rút ruột Ngân hàng (NH) SCB bằng tiền, bà Trương Mỹ Lan còn chỉ đạo...