Tỷ lệ ủng hộ Biden cao hơn kỷ lục của Trump
Tổng thống đắc cử Biden nhận được tỷ lệ ủng hộ 55%, vượt mức cao nhất mà Trump từng đạt được trong nhiệm kỳ là 47%, theo Gallup.
Theo kết quả cuộc thăm dò mới được Gallup công bố hôm 7/12, tỷ lệ ủng hộ và không ủng hộ Tổng thống đắc cử Joe Biden lần lượt là 55% và 41% không ủng hộ. Cuộc thăm dò tương tự cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump lần lượt nhận được 42% ủng hộ và 57% không ủng hộ.
Gallup, được thành lập từ năm 1935, là một công ty tư vấn và phân tích của Mỹ có trụ sở tại thủ đô Washington. Gallup nổi tiếng với các cuộc thăm dò dư luận tiến hành trên khắp thế giới.
Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu ở Wilmington, Delaware, hôm 4/12. Ảnh: AFP.
Trong các cuộc thăm dò từ trước tới nay, tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Trump thường dao động ở mức 30-40%. Theo thống kê của NBC News/Wall Street Journal, tỷ lệ ủng hộ cao nhất mà Trump từng nhận được trong nhiệm kỳ của mình là 47% trong giai đoạn tháng 10/2018 và tháng 2/2020, trong khi mức thấp nhất của ông là 38% vào tháng 10/2017.
Video đang HOT
Tỷ lệ ủng hộ hiện tại của Biden là mức cao nhất ông nhận được kể từ tháng 2/2019, hai tháng trước khi ông tuyên bố tranh cử tổng thống và nhận được tỷ lệ ủng hộ khi ấy là 56%.
Khảo sát của Gallup hồi đầu tháng 11 cũng cho thấy 56% người Mỹ hài lòng với chiến dịch tranh cử của ứng viên Dân chủ Biden, trong khi 46% ủng hộ chiến dịch của Trump.
Theo kết quả dự đoán từ Fox News, Biden và Trump lần lượt nhận được hơn 81,2 và hơn 74,2 triệu phiếu bầu phổ thông, đều là mức cao kỷ lục trong các cuộc bầu cử tổng thống. Biden được dự đoán giành chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri.
Lầu Năm Góc ngăn trợ lý Biden tiếp cận tình báo quân sự
Lầu Năm Góc từ chối cho phép thành viên của nhóm Biden gặp gỡ các quan chức tình báo quân đội thuộc cơ quan này, theo các nguồn tin.
Nhóm chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden không thể gặp lãnh đạo Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) và các cơ quan tình báo khác thuộc quân đội Mỹ, Washington Post ngày 4/12 dẫn lời các quan chức Mỹ đương nhiệm và đã nghỉ hưu cho biết.
Các quan chức giấu tên này cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối hoặc chưa chấp thuận yêu cầu tiếp cận các cơ quan tình báo từ nhóm Biden trong tuần qua, bất chấp Cơ quan Dịch vụ công (GSA) ngày 23/11 thông báo bắt đầu quá trình chuyển giao, mở đường cho các trợ lý của Biden tiếp xúc với các cơ quan liên bang.
Các cố vấn của Biden trong tuần qua đã tiếp xúc với quan chức tại Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia và Cục Tình báo Trung ương (CIA), các cơ quan tình báo độc lập với Bộ Quốc phòng Mỹ, nhưng họ không đạt tiến triển nào với tình báo quân đội.
Trong khi đó, các quan chức Lầu Năm Góc lại nói rằng cơ quan này đang triển khai các bước cần thiết để cấp quyền tiếp cận cho quan chức bên ngoài. Sau khi bị báo chí chất vấn, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 4/12 cho biết nhóm Biden "không bị từ chối bất cứ quyền tiếp cận nào" và các cuộc tiếp xúc có thể diễn ra sớm nhất vào tuần sau.
Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, ngày 4/12. Ảnh: Reuters .
Tình trạng chậm trễ làm tăng thêm căng thẳng chưa từng có trong quá trình chuyển giao quyền lực, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không nhận thua. Trump từng nhiều lần chỉ trích các cơ quan tình báo quốc gia không trung thành với mình.
Phát ngôn viên nhóm chuyển tiếp của Biden, các quan chức NSA và DIA từ chối bình luận thông tin.
Các nguồn tin cho rằng sự trì hoãn cung cấp thông tin tình báo của Lầu Năm Góc có thể làm suy yếu khả năng nhóm Biden bắt kịp hoạt động tình báo đối phó với Nga, Trung Quốc, Iran và các đối thủ khác của Mỹ.
Việc nhóm Biden không thể sớm tiếp cận với NSA được mô tả là đặc biệt đáng lo ngại. NSA là cơ quan tình báo lớn nhất của Mỹ, năng lực nghe lén của họ là nguồn thông tin tình báo quan trọng về các mối đe dọa đa dạng như phổ biến vũ khí hạt nhân hay nước ngoài can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Các quan chức Mỹ nói nhóm Biden bị Lầu Năm Góc từ chối cho tiếp cận các cơ quan tình báo quân đội chỉ vì những rào cản thủ tục vụn vặt. Một quan chức cho hay Lầu Năm Góc liên tục đòi cung cấp danh sách những người tham gia chuyến thăm, chủ đề thảo luận và ước tính thời gian phân bổ, dù những thông tin này đã được cung cấp ngay từ đầu. "Nếu họ muốn hợp tác, tình trạng này không xảy ra", một người khác am hiểu tình hình cho biết.
Lầu Năm Góc bị cho rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Trump sa thải Mark Esper và bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller. Miller sau đó thay thế loạt quan chức cấp cao và đề bạt các quan chức được cho là trung thành với Trump.
Trong khi đó, các quan chức Lầu Năm Góc đổ lỗi cho nhóm Biden gây ra tình trạng chậm trễ. Một quan chức quốc phòng nói nhóm Biden liên hệ trực tiếp với các cơ quan không đúng cách nhằm sắp xếp các chuyến thăm và họp giao ban. Nhóm Biden sau đó được thông báo rằng họ phải gửi yêu cầu lên Lầu Năm Góc.
Cung cách của Lầu Năm Góc khiến những trợ lý cấp cao của Biden, trong đó có những người từng phụ trách cơ quan tình báo, ngạc nhiên. Trong số những thành viên hàng đầu nhóm chuyển giao tình báo của Biden có tướng về hưu Vincent Stewart, người từng là giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng.
Với kế hoạch tiếp xúc được lên lịch vào tuần sau, các cố vấn của Biden đã phải đợi hơn một tháng để được tiếp cận một cách có ý nghĩa với các cơ quan tình báo vốn được cấp hàng tỷ USD ngân sách cùng mạng lưới vệ tinh rộng lớn và quyền lực do thám rất mạnh.
Biden muốn giảm quy mô lễ nhậm chức Joe Biden nói rằng quy mô lễ nhậm chức vào tháng 1/2021 có thể nhỏ hơn những sự kiện trước đây để đảm bảo an toàn trong bối cảnh đại dịch. "Chúng tôi sẽ tuân theo khoa học và khuyến nghị của các chuyên gia về việc giữ an toàn cho mọi người", Biden nói với các phóng viên tại Wilmington ngày 4/12....