Tỷ lệ thí sinh làm thủ tục dự thi giảm
Thông tin nhanh từ nhiều trường ĐH cho biết, trong buổi làm thủ tục dự thi sáng nay 3.7, thí sinh (TS) đến dự thi giảm hơn so với năm trước.
Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 1), bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết có 55,5% TS đăng ký đến làm thủ tục dự thi sáng nay, số này tương đương với năm 2012. “Một số em quên chứng minh thư và thiếu ảnh cũng đã được giải quyết kịp thời”, bà Thủy cho hay.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, TS đến làm thủ tục dự thi sáng nay là hơn 5.900 TS, đạt 64,4%.
Trường ĐH Giao thông vận tải, số TS đến làm thủ tục dự thi trong sáng nay là 10.396 trên tổng số 16.064 TS đăng ký dự thi(ĐKDT), đạt 64,72%.
TS đến làm thủ tục dự thi sáng nay 3.7 – Ảnh: T.Nguyễn
Trường ĐH Điện lực, TS đến làm thủ tục dự thi là 7.338 trên tổng số 11.232 ĐKDT, đạt 65,8%. So với tỷ lệ 68% năm trước thì năm nay tỷ lệ TS đến làm thủ tục dự thi thấp hơn.
Video đang HOT
Trường ĐH Hà Nội, thi đợt 1 này có 1.300 TS ĐKDT, số TS đến làm thủ tục dự thi sáng nay là 750 TS, đạt 55%.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân, số TS đến làm thủ tục dự thi đợt 1 giảm mạnh so với năm trước chỉ đạt 53% trên tổng số 15.052 TS ĐKDT.
Trường ĐH Mỏ Địa chất, số lượng TS đến làm thủ tục dự thi sáng nay đạt 68,2% trên tổng số 11.052 TS ĐKDT.
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội có 49.454 hồ sơ ĐKDT, số TS đến làm thủ tục sáng nay là 12.927.
Theo Thanhnien
Bộ Giáo dục sẽ thanh tra đột xuất thi ĐH, CĐ
Năm nay Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra (hoặc cử cán bộ thanh tra cắm chốt), kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi và xét tuyển tại một số Hội đồng tuyển sinh.
Thanh tra toàn diện
Chiều nay, chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng đã ban hành công văn tới các trường ĐH, CĐ về việc kiểm tra đột xuất tại kỳ thi tuyển sinh 2013.
Việc thanh tra trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 sẽ tập trung vào kiểm tracơ sở vật chất: cơ sở sao in đề thi (nếu có) để đảm bảo an toàn, biệt lập. Ngoài ra, Bộ còn kiểm tra máy móc, thiết bị kể cả máy phát điện dự phòng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy; văn phòng phẩm, phương tiện thông tin liên lạc. Quan trọng nhất là việc bảo quản bảo mật đề thi và đảm bảo an toàn của các khâu giao, nhận, vận chuyển đề thi tới các điểm thi.
Ông Nguyễn Huy Bằng cho biết, đối với ban coi thi cần kiểm tra việc sắp xếp danh sách thí sinh các phòng thi, cần lưu ý danh sách thí sinh không vượt quá 40 người/phòng thi.
Về phần chấm thi, đối với các môn trắc nghiệm như: tiếng Anh, vật lý, sinh học... cần giám sát cán bộ tham gia thực hiện đúng quy định về việc không được mang các vật dụng bị cấm khi xử lý phiếu trả lời trắc nghiệm; giám sát quá trình quét và xử lý, niêm phong phiếu trả lời trắc nghiệm và việc ghi vào đĩa CD các dữ liệu và kết quả bài thi.
Đối với các môn thi tự luận như: ngữ văn, lịch sử, toán... cần giám sát việc thực hiện quy trình chấm 2 vòng độc lập; việc ghi điểm vào phiếu chấm và bài thi; việc xử lý kết quả sau 2 lần chấm bài thi có chênh lệch điểm; việc xử lý bài thi có dấu hiệu bất thường.
Cán bộ thanh tra không làm nhiệm vụ của Hội đồng coi thi, chấm thi
Theo ông Nguyễn Huy Bằng, năm nay Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn thanh tra(hoặc cử cán bộ thanh tra cắm chốt), kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi và xét tuyển tại một số Hội đồng tuyển sinh. Các đoàn thanh tra coi thi, chấm thi sẽ tiến hành theo hình thức thanh tra đột xuất không báo trước.
Việc thu nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tuyển sinh được chú ý. Thanh traBộ GD cho biết, trong và sau kỳ thi nếu có tố cáo về hiện tượng tiêu cực sẽ được giải quyết theo thẩm quyền trực tiếp hoặc chuyển Lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học xem xét giải quyết theo quy định của quy chế tuyển sinh, luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Cán bộ thanh tra làm đúng nhiệm vụ của mình, không làm thay nhiệm vụ của Hội đồng coi thi, chấm thi. Khi phát hiện thí sinh vi phạm quy chế, cán bộ thanh tra phải kiên quyết yêu cầu cán bộ coi thi xử lý theo quy định, lập biên bản ghi nhớ và theo dõi việc xử lý.
Nếu cán bộ thanh tra phát hiện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên phục vụ coi thi, chấm thi vi phạm quy chế hoặc có hành vi thiếu trách nhiệm thì yêu cầu lãnh đạo hội đồng tuyển sinh, hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học lập biên bản xử lý theo quy định và lập biên bản ghi nhớ, theo dõi việc xử lý.
Trong tình huống đặc biệt cần có ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì phải kịp thời báo cáo bằng phương tiện thông tin nhanh nhất để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết, nội dung báo cáo cần chính xác, ngắn gọn, chú ý yêu cầu bảo mật thông tin liên quan đến nội dung đề thi khi chưa thi xong.
QUYÊN QUYÊN
Theo Infornet
Khâm phục thí sinh làm bài thi bằng... chân Bị chứng bại liệt từ nhỏ, chân tay Duẩn yếu ớt chẳng cầm nổi cây bút. Để cầm bút viết, em phải dùng những ngón tay yếu mềm kết hợp với chân phải điều khiển. Đó là em Nguyễn Lê Duẩn (SN 1993, thôn Thuận Đức, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định) học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trường...