TV viền mỏng như tranh vẽ đã là gì, Samsung còn dự tính ra mắt dòng TV trong suốt vào năm 2019?
Samsung dự kiến sẽ công bố một dòng TV cao cấp với tấm nền màn hình hoàn toàn trong suốt vào đầu năm 2019?
Nếu nói về sản phẩm TV ấn tượng nhất của Samsung trong năm 2018, chúng ta khó có thể bỏ qua The Frame, chiếc TV có kích thước ấn tượng và gần như bao trọn cả một bức tường.
Đặc biệt, The Frame còn sở hữu tính năng Ambient Mode giúp TV có thể tự dùng chính hình ảnh của bức tường làm nền TV, nhờ đó làm chiếc TV nhà bạn trông như thể trong suốt và sang chảnh hơn.
Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, Samsung còn muốn tạo ra những điều khác biệt hơn thế. Theo giới thạo tin, Samsung đã đăng ký nhãn hiệu TV “The Windows” tại Văn phòng sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu ( EUIPO) thông qua đại diện pháp lý ở Đức vào ngày 22/10.
Mặc dù trang web chính thúc của EUIPO không tiết lộ chi tiết nào ngoài tên của nhãn hiệu, ngày đăng ký, quyền sở hữu và đại diện đăng ký. Nhưng theo các nhà quan sát, đây rất có thể là một chiếc TV trong suốt, giúp người xem có thể nhìn xuyên qua màn hình sau khi tắt.
Trong thực tế, Samsung Display, LG Display hay Panasonic đã từng trình diễn các tấm nền màn hình trong suốt. Mặc dù vậy Samsung có thể sẽ là hãng đầu tiên cho ra mắt dòng TV trong suốt với những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.
Một nguồn tin khác tiết lộ, sản phẩm này có thể sẽ xuất hiện tại CES 2019 vào đầu năm tới. Với việc cho ra mắt dòng TV trong suốt, Samsung mong muốn tạo ra một cú hích lớn cho thị trường TV vốn đang trì trệ do nhu cầu suy giảm sau mùa World Cup và các đại hội thể thao.
Theo Genk
HDR trên smartphone: liệu có phải là một tính năng đáng giá?
Phim ảnh trên di động đã trở nên tốt hơn rất nhiều như thế nào?
Có lẽ bạn từng thấy người ta nhắc đến nó, nhưng chưa bao giờ thực sự hiểu thứ bạn đang thấy: HDR là một tính năng trên camera của smartphone, nhưng nay, nó còn hiện diện trên cả màn hình nữa.
Video đang HOT
HDR còn được nhắc đến nhiều khi nói về các TV cao cấp, do đó rõ ràng, nó là một tính năng thú vị. Nhưng liệu nó thực sự có ý nghĩa gì đối với bạn và chiếc điện thoại tiếp theo mà bạn sắp mua?
HDR là gì?
HDR là viết tắt của High Dynamic Range - Dải tương phản động mở rộng. Bạn có lẽ từng thấy thuật ngữ này trong ứng dụng camera trên điện thoại, được dùng để thu được nhiều chi tiết hơn trong vùng tối của một bức ảnh. Nó còn giúp tránh tình trạng cháy sáng vốn biến nhiều phần của một hình ảnh thành các khối màu trắng.
Phim và chương trình TV dưới định dạng HDR lại có đôi chút khác biệt. Video HDR sẽ mở rộng khoảng cách giữa các phần tối nhất và sáng nhất của hình ảnh. Nhờ độ tương phản được tăng cường này, các chi tiết trong cả vùng tối và sáng của hình ảnh sẽ hiện ra rõ ràng hơn, khiến các đoạn video trở nên đậm chất điện ảnh hơn.
Để đạt kết quả tốt nhất, nội dung HDR đòi hỏi một màn hình với tỉ lệ tương phản và độ sáng cao. Hình ảnh luôn bị ràng buộc bởi độ sáng và tối mà một màn hình thực sự có thể hiển thị được.
HDR 10
Nội dung HDR cũng có những định dạng của riêng nó, chứ không phải chỉ là một bộ lọc được áp lên các đoạn phim thông thường.
Chuẩn HDR xuất hiện thường xuyên trên điện thoại di động hiện nay là HDR10. Nó còn phổ biến nhất trên TV nữa. Bởi HDR10 là một định dạng mã nguồn mở, không cần trả phí mua giấy phép sử dụng, nên các nhà sản xuất thiết bị có thể tự do hỗ trợ nó trên điện thoại của mình.
HDR10 hỗ trợ tăng cường nội dung lên độ sáng 4.000 nits, màu 10-bit, và dải màu REC.2020.
Nghe có vẻ rắc rối, nhưng nói một cách đơn giản thì các đoạn phim HDR có thể được tăng cường nhiều màu sắc hơn và làm nổi bật các chi tiết hơn để từ đó cho ra chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Nokia 7.1 là một trong những điện thoại đầu tiên hỗ trợ HDR10
Các video HDR còn được đính kèm metadata. Đây là các dữ liệu thông tin về video, cho phép một màn hình dù là điện thoại hay TV có thể "liệu cơm gắp nắm" hiển thị đoạn video đó theo đúng khả năng của màn hình đó. Ví dụ, không có TV hay điện thoại nào trên thị trường dân dụng có thể thực sự hiển thị toàn bộ dải màu REC.2020 mà HDR10 có thể sử dụng, nhưng nó có thể hiển thị gần hết mức có thể khi đọc metadata kèm theo.
Một vài điện thoại, như iPhone XS Max, còn hỗ trợ Dolby Vision, một chuẩn HDR cấu hình cao có thể hiển thị trên các màn hình thậm chí còn sáng hơn nữa với màu 12-bit. Nó còn có metadata biến thiên, có nghĩa là người kiến tạo nội dung có thể tùy chỉnh cách mà đoạn phim sẽ tương tác với một màn hình theo từng phân cảnh.
Bạn có thể tìm video HDR ở đâu?
Rất nhiều ứng dụng stream đã hỗ trợ HDR. YouTube là một trong số đó.
Ngoài ra, còn có một lượng lớn các kênh truyền hình dành riêng cho video HDR, bao gồm kênh The HDR Channel và Future Etc. Một playlist được đăng bởi kênh YouTube Developers có chứa khá nhiều clip HDR đẹp nhằm quảng cáo cho sự ra mắt của HDR trên YouTube, bạn có thể xem tại đây.
Để kiểm tra xem liệu có phải bạn đang xem một clip HDR hay không, bấm vào nút 3 chấm trong ứng dụng YouTube để mở menu cài đặt, sau đó chọn Quality. Tại đây sẽ cho bạn thấy độ phân giải của video hiện đang xem, và nếu nó có dòng chữ HDR thì đó chính là clip có dải tương phản động mở rộng.
Netflix hiện stream nhiều bộ phim và chương trình TV ở định dạng HDR
Netflix và Amazon Prime Video cũng có thể stream nội dung HDR lên các điện thoại và TV tương thích.
Những bộ phim và chương trình TV định dạng HDR hấp dẫn nhất trên Netflix bao gồm: Jessica Jones của Marvel, Black Mirror, Ozark và Ojka. Trên Amazon, bạn có thể xem Sneaky Pete, The Man in the High Castle, Batman vs Superman, và Inception.
Netflix có một danh sách các điện thoại và tablet hiện hỗ trợ stream HDR tại đây.
Mobile HDR Premium là gì?
Nếu bạn đang tìm một chiếc điện thoại có khả năng hỗ trợ HDR, bạn có thể đã nghe qua cụm từ Mobile HDR Premium. Đây là một chứng nhận của UHD Alliance - một tổ chức đại diện cho các công ty công nghệ, nội dung và TV để thúc đẩy, quảng bá cho những thứ như HDR và 4K UHD.
Chỉ có một vài điện thoại Samsung bao gồm Galaxy S9 và S9 từng sử dụng thương hiệu này, và hiện nay, cái tên Mobile HDR Premium không còn trên website của Samsung nữa. Sony Xperia XZ Premium có thể làm điều tương tự, nhưng nó không phải là một điện thoại flagship của hãng.
Tuy nhiên, nó có nghĩa là phần cứng điện thoại đủ tốt để xử lý nội dung HDR, và màn hình điện thoại đó sáng, độ tương phản cao.
Bạn còn có thể từng nghe đến chuẩn DisplayHDR (ví dụ, DisplayHDR 4000). Đây hiện là chuẩn đang được ứng dụng trên các màn hình máy tính, chỉ khả năng hiển thị nội dung HDR của chung (số càng cao, hiệu năng càng tốt).
DisplayHDR không có trên smartphone, nhưng chưa ai biết trong tương lai sẽ ra sao.
Chuyển đổi SDR lên HDR
Bạn không nhất thiết phải tìm đúng các nội dung stream HDR chính thống mới tận hưởng được HDR. Điện thoại ngày nay đang dần sử dụng công nghệ để tăng cường nội dung tương phản động tiêu chuẩn (SDR) lên HDR theo thời gian thực.
Nokia 7.1 là điện thoại đầu tiên xuất hiện ở Anh với tính năng này, và nó có mức giá khá tốt, 299 bảng.
Nokia 7.1 sử dụng chipset Pixelworks Iris PX8418 với khả năng chuyển đổi SDR sang HDR mà chỉ sử dụng rất ít năng lượng. Pixelworks khẳng định bạn sẽ thấy độ chính xác màu sắc được cải thiện gấp 10 lần, và quá trình chuyển đổi còn tăng cường độ sâu màu để khiến các bộ phim, TV, và video clip trông hấp dẫn hơn.
Chipset này còn tăng cường độ tương phản động lên 1.000.000:1, giúp nội dung HDR trông thậm chí còn tốt hơn nếu hiển thị trên màn hình LCD. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải chờ một thời gian nữa để xem trải nghiệm thực tế của tính năng này ra sao.
Theo Genk
Vừa áp dụng chiến lược mới, Samsung đã đánh bại LG và Sony trên phân khúc TV cao cấp tại thị trường Mỹ Đây là bước tiến ngoạn mục về thị phần của Samsung tại phân khúc này so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời khẳng định ngôi vị thống trị của hãng điện tử Hàn Quốc trong mảng sản phẩm này. Theo các dữ liệu mới nhất từ báo cáo nghiên cứu thị trường cho thấy, Samsung Electronics hiện là thương hiệu dẫn đầu...