“Tuyệt chiêu” dạy tiếng Anh lớp 2 bằng ngôn ngữ hình thể
Tiết dạy tiếng Anh lớp 2 của cô Hoàng Thị Lệ Diễm, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Ngô Quyền, TP Hải Phòng) nhẹ nhàng, hứng thú bởi những chất liệu mộc mạc, kỹ thuật thực chất.
Tiết dạy của cô giáo Hoàng Thị Lệ Diễm, giáo viên tiếng Anh Trường tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền.
3 tiết tiếng Anh chuyên đề cấp thành phố của đại diện các trường trong quận Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương tổ chức ngày 9/10 được Sở GD&ĐT đánh giá cao.
Cách dạy tự nhiên, phóng khoáng bằng “tuyệt chiêu” ngôn ngữ hình thể, các cô giáo tiếng Anh đã mang lại niềm cảm hứng tích cực, truyền năng lượng cho nhà quản lý, bản lĩnh “xé rào” cách dạy truyền thống.
Vừa học, vừa chơi nên học trò rất hào hứng
Tạo ấn tượng mạnh là tiết dạy thứ 2 của cô Hoàng Thị Lệ Diễm, giáo viên tiếng Anh Trường tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền.
Đại diện cho quận Ngô Quyền lên chuyên đề tiết tiếng Anh cấp thành phố, cô Lệ Diễm, đã mạnh dạn chọn học sinh Trường Tiểu học Đằng Lâm (quận Hải An) – đơn vị đăng cai là điểm cầu trung tâm trong chuyên đề – để lên lớp.
Cô cùng học sinh lớp 2A8 học bài “Unit 4: Animals, Lesson 2- Task A, B, C, D”, bộ sách I learn Smart Start (Chủ biên: Nguyễn Thị Ngọc Quyên – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM). Đây là bộ sách được Trường Tiểu học Lê Hồng Phong chọn cho học sinh lớp 2 theo chương trình GDPT 2018.
Học trò cùng nhau vui học
Điều đáng nói, học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Đằng Lâm không học bộ sách “I learn Smart Start” mà học bộ “Phonics-Smart” (Chủ biên: Nguyễn Thu Hiền – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM).
Chia sẻ lý do chọn “chéo” cô Diễm cho hay, sách đã được Bộ GD&ĐT duyệt đều có những ưu điểm và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Hơn nữa, các bộ sách đều nhằm tới mục tiêu chung phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Vì thế, cách khai thác, sử dụng và giảng dạy của giáo viên phù hợp với học sinh sẽ mang lại hiệu quả.
Để lên lớp thành công với học sinh trường bạn, cô Diễm dành một thời gian ngắn để giới thiệu, làm quen với các em. Đồng thời giúp trò làm quen với các hiệu lệnh của cô ở trên lớp, phối hợp nhịp nhàng.
Video đang HOT
Cô Diễm mạnh dạn chọn tiết dạy “âm”, một tiết dạy được đánh giá “khô, khó, khổ”, nhiều giáo viên e ngại.
Tuy nhiên, tiết học được sôi động ngay từ phần khởi động, học sinh bắt nhịp một cách tự nhiên qua bài hát bảng chữ cái. Không chỉ cho các em vui với nhạc điệu bài hát mà cô còn giúp ôn lại các chữ cái mà trò đã học rồi nối mạch với bài mới.
Phần trọng tâm của bài dạy là hình thành kiến thức. Không chỉ tận dụng tối đa những học liệu trong SGK, cô Diễm thiết kế thêm bài “Chant” (bài vè) để học sinh hứng thú và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Cô trò cùng làm hình con thỏ ngộ nghĩnh
Sử dụng ngôn ngữ hình thể cũng là cách dạy hay, giờ dạy thêm “nhựa sống” giúp học sinh thấy được sự gần gũi, tươi vui và năng lượng tích cực của cô.
Chẳng hạn ứng dụng chữ “R” với từ “rabbit” (con thỏ), cô không chỉ cho học sinh nhìn trên màn hình, mà còn được ngắm một con thỏ bông xinh xắn và ôn lại từ bằng cách giơ hai tay lên đầu nhún nhảy tươi cười làm hình tai thỏ.
Tương tự với những từ còn lại cô đều cho học sinh được học chữ cái, học âm và viết chữ qua những video hoạt hình ngộ nghĩnh và kỹ thuật lên lớp đơn giản, mộc mạc.
Cô Diễm chia sẻ, cách thiết kế sách rất khoa học, hiện đại. Sách có sẵn học liệu và chia từng phần nhỏ. Lượng từ trong một bài không nhiều, lại có phần trò chơi riêng nên học sinh vừa học, vừa chơi.
Một bài dạy được đánh giá thành công bởi học sinh được hoạt động, vui chơi và chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Học sinh được nghe âm đoán vật bằng cử chỉ tay chân
Cô Diễm cho rằng, bài dạy chuyên đề của cô là thực chất kỹ thuật trên lớp với đồ dùng thật, phương tiện bổ trợ sẵn có và dựa vào SGK để thiết kế bài dạy.
Ông Vũ Văn Trà- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá cao giờ dạy của cô Diễm. Ông cho rằng, cô giáo đã rất bản lĩnh khi chọn “chéo” học sinh. Điều này chứng tỏ SGK không phải là pháp lệnh mà chỉ là học liệu.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong chia sẻ, hiện nay môn tiếng Anh lớp 1, lớp 2 là môn tự chọn nhưng nhà trường đã chú trọng cho học sinh sớm tiếp cận với môn học này. Tiết dạy của cô Diễm mang một luồng gió mới khẳng định chất lượng đội ngũ tiếng Anh trong các trường tiểu học.
Hải Phòng: Ấn tượng những tiết học tiếng Anh theo chương trình mới
3 tiết dạy chuyên đề tiếng Anh cấp thành phố của các cô giáo đến từ 3 trường tiểu học trên địa bàn các quận, huyện: Ngô Quyền, Hải An và An Dương đã tạo nên những màu sắc ấn tượng thu hút học sinh.
Tiết dạy của cô giáo Hoàng Thị Lệ Diễm, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền.
Tiết học hứng thú
Sáng 9/10, tại Trường Tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An, Sở GD&ĐT Hải Phòng tổ chức chuyên đề môn tiếng Anh cấp thành phố. Chuyên đề có 3 bài dạy của giáo viên đến từ 3 trường trong quận Hải An, Ngô Quyền, An Dương.
Cô giáo Nguyễn Thị Xuân, Trường tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An lên lớp cùng học sinh lớp 2A9 với bài dạy " Unit 4: Letter Qq, Lesson 4-Part 1,2,3, bộ sách tiếng Anh 2 Phonics-Smart.
Tiết 2 là giờ lên lớp của cô giáo Hoàng Thị Lệ Diễm, Trường tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền cùng học sinh lớp 2A8, Trường Tiểu học Đằng Lâm (quận Hải An) với bài "Unit 4: Animals, Lesson 2- Task A, B, C, D, bộ sách I learn Smart Start.
Cô giáo Vũ Thị Kim Dung, Trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương lên lớp cùng học sinh lớp 2A10 của nhà trường với bài dạy "Unit 4: In the countryside, Lesson 1- Part 1,2, bộ sách của tác giả Hoàng Văn Vân.
Học sinh lớp 2A9, Trường Tiểu học Đằng Lâm tương tác cùng nhau trong bài học.
Qua các bài dạy, giáo viên sử dụng thiết bị điện tử như: máy tính, máy chiếu, máy soi. Giáo án điện tử với những học liệu sinh động, hấp dẫn thực sự mang lại hào hứng cho học sinh.
Bài học thêm hứng thú và mang lại hiệu quả tốt khi giáo viên sử dụng ngôn ngữ hình thể với những biểu cảm tuyệt vời.
Học sinh được chủ động tiếp thu kiến thức bài dạy của cô, qua phim hoạt hình, tranh ảnh, video về hoạt động thực tế của nhà trường, địa phương.
Học sinh hào hứng trong giờ học.
Nhận xét về các bài dạy chuyên đề, bà Trần Thu Hằng- Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD&ĐT Hải Phòng cho hay, triển khai dạy học tiếng Anh lớp 2 theo chương trình GDPT 2018, các trường tiểu học trên địa bàn TP chọn 4 bộ sách.
Các cô giáo đã lên lớp chuyên đề với 3 bài học thuộc 3 bộ sách. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, cách triển khai tiết dạy tự nhiên, sinh động, những phương pháp giảng dạy mới gần gũi thực tiễn mang lại phút học tràn đầy hứng khởi, năng lượng tích cực cho học sinh.
Được hoạt động nhiều trong giờ học môn tiếng Anh, học sinh phấn khởi, tiếp thu nhanh.
"Cuốn" học sinh với nhiều phương pháp sáng tạo
Nhận xét về giờ dạy, giáo viên tại điểm cầu Trường Tiểu học Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng chia sẻ, bài dạy của 3 giáo viên có ngôn ngữ hình thể rất ấn tượng. Từ cách mở đầu bài dạy đến dẫn dắt học sinh vào kiến thức trọng tâm, luyện tập lại nội dung bài học rất nhuần nhuyễn, linh hoạt. Cách dùng các video trong bài dạy vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang hiệu quả cao.
Cô giáo Lê Thị Phúc- Trường Tiểu học Tân Trào, quận Lê Chân cho biết, bài dạy tiếng Anh chuyên đề của các cô giáo được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng. Giờ dạy thực sự hiệu quả khi học sinh sôi nổi, tích cực. Các em được lôi cuốn vào bài dạy với nhiều hình thức tổ chức phong phú.
Bài dạy trong tiết 3, của cô giáo Vũ Thị Kim Dung, Trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương đã giúp học sinh phát triển kiến thức xã hội tốt khi các con thuyết minh video bằng tiếng Anh rất tự tin. Qua đó còn khơi dậy niềm tự hào về mái trường, về quê hương của các em.
Từng nhóm hoạt động theo yêu cầu của giáo viên tạo năng lượng tích cực trong giờ học.
Giáo viên tại điểm Trường Tiểu học An Lư, huyện Thủy Nguyên nhận xét, mỗi giáo viên với mỗi giáo trình khác nhau, phần dạy khác nhau nhưng kết quả học sinh đều nhận ra kiến thức mới. Phần hỏi đáp với nhiều mẫu câu hay, qua các trò chơi tương tác, học sinh được phát âm, rèn trọng âm ngữ điệu. Phong thái, cách thức tổ chức tiết học của giáo viên tự nhiên.
Tại điểm cầu quận Hồng Bàng, giáo viên có băn khoăn, bài dạy vẫn chú trọng phần phát triển kiến thức cho học sinh, trong khi chương trình mới hướng tới phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực. Với phần sửa lỗi phát âm, giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin sửa lỗi âm bằng giọng bản ngữ, bài dạy nên dùng hoàn toàn bằng tiếng Anh và không nên Việt hóa.
Giờ lên lớp của cô giáo Vũ Thị Kim Dung, Trường tiểu học An Đồng, huyện An Dương.
Ông Vũ Văn Trà-Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng nhận xét, các tiết dạy được giáo viên đầu tư tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát. Chú ý quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, phát huy quá trình tự học của học sinh. 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được phát huy.
Qua các tiết chuyên đề càng khẳng định, SGK không phải tài liệu mang tính pháp lệnh mà là một học liệu. Việc cô giáo Hoàng Thị Lệ Diễm, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, cùng học sinh lớp 2A8, Trường Tiểu học Đằng Lâm (quận Hải An) học bài "Unit 4: Animals, Lesson 2- Task A, B, C, D, bộ sách I learn Smart Start là minh chứng cho điều đó. Bởi học sinh của Trường Tiểu học Đằng Lâm hiện đang học sách tiếng Anh 2 Phonics-Smart nhưng khi cô dạy bài học của sách I learn Smart Start, học sinh vẫn tiếp cận và tương tác tốt.
Hiện nay, toàn TP có trên 300 giáo viên biên chế môn học tiếng Anh trong khi có đến 230 trường tiểu học công lập. Như vậy, tính trung bình có hơn một giáo viên tiếng Anh/một trường. Hiện các trường chỉ đủ giáo viên dạy một tuần 2 tiết với các lớp 3,4,5 và thiếu giáo viên lớp 1,2. Tình trạng thiếu giáo viên hiện nay tại Hải Phòng đang được khắc phục bằng cách đẩy mạnh những tiết tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài. Sở GD&ĐT cũng đang tính toán phương án đặt hàng đào tạo giáo viên tiếng Anh.
Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài tại Hải Phòng Đồng hành cùng giáo dục, đào tạo, Hội Khuyến học quận Ngô Quyền có nhiều hoạt động tích cực góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài hướng tới xây dựng xã hội học tập. Ban Khuyến học phường Máy Tơ trao tặng máy tính cho em Trần Mạnh Cường Bà Trần Thị Hồng Hiệp, Trưởng phòng GD&ĐT, Phó Chủ tịch...