Tuyển thủ Indonesia bị chê thiếu kiến thức căn bản
Cựu HLV đội tuyển Indonesia Luis Milla đánh giá cao tố chất của cầu thủ xứ Vạn đảo. Tuy nhiên, ông chê các tuyển thủ nước này thiếu kiến thức nền về bóng đá.
Luis Milla giữ ghế HLV trưởng đội tuyển Indonesia trong năm 2017 và 2018, được đánh giá là người thay đổi diện mạo bóng đá xứ Vạn đảo. Ông đặt nền tảng cho việc phát triển bóng đá chuyên nghiệp nước này lên tầm cao mới.
Trong cuộc trả lời mới đây với báo chí Indonesia, Milla thẳng thắn nhìn vào điểm hạn chế của các cầu thủ: “Ấn tượng ban đầu tôi có thể thấy là có nhiều cơ hội mà chúng tôi có thể xây dựng với cầu thủ về cách vận hành chiến thuật, xây dựng một đội bóng. Nhìn chung, cầu thủ Indonesia có tố chất tốt”.
HLV Luis Milla làm việc tại Indonesia trong năm 2017 và 2018. Ảnh: Abi Yazid.
“Họ hoàn thiện tương đối về kỹ năng chơi bóng, nền tảng kỹ thuật. Có thể nói, khả năng của cầu thủ Indonesia không chênh lệch nhiều so với châu Âu. Tất nhiên, có những khía cạnh, họ cần làm việc chăm chỉ và nỗ lực hơn”, Bola Sport dẫn lời cựu HLV tuyển Indonesia.
Video đang HOT
Đánh giá cao năng lực của cầu thủ xứ Vạn đảo, nhưng nhà cầm quân người Tây Ban Nha cũng chỉ ra điểm yếu cố hữu khiến Indonesia chưa thể vươn tới tầm cao mới và vẫn loay hoay tìm hướng đi trong nhiều năm qua: Mặt bằng chung tại đây tương đối thấp, về lý thuyết bóng đá.
“Tôi cảm thấy các cầu thủ tại đây tụt hậu về lý thuyết, kiến thức nền về bóng đá. Họ không được đào tạo một cách kỹ lưỡng từ cấp độ trẻ. Tôi từng phải dạy lại các cầu thủ 20, 21 tuổi về những khái niệm cơ bản. May mắn là họ đang ở độ tuổi dễ tiếp thu và có tiềm năng lớn để phát triển”, Milla chia sẻ.
Dường như hiểu rõ vấn đề đang tồn tại, Liên đoàn Bóng đá Indonesia ( PSSI) đã có những thay đổi trong cách thức tổ chức, thi đấu cấp độ trẻ từ năm 2019.
24 cầu thủ trẻ thông qua tuyển chọn được gửi đi tập huấn dài hạn tại châu Âu. Ngoài việc rèn luyện khả năng chơi bóng, họ còn được đào tạo về huấn luyện dưới sự hướng dẫn của 2 chuyên gia người Anh Des Walker và Dennis Wise.
Indonesia nhập tịch để thu hẹp đẳng cấp với tuyển Việt Nam
Indonesia kêu gọi thực hiện chính sách nhập tịch, để hy vọng sớm thu hẹp khoảng cách với tuyển Việt Nam.
Đội tuyển Indonesia sa sút nghiêm trọng trong thời gian gần đây, đặc biệt là chuỗi 5 trận toàn thua ở bảng G giai đoạn hai vòng loại World Cup 2022.
Mặc dù U22 Indonesia vào chung kết SEA Games 2019, nhưng không đảm bảo đội tuyển quốc gia nước này hồi sinh trong thời gian sớm nhất.
Indonesia kêu gọi chính sách nhập tịch để thu hẹp khoảng cách với Việt Nam
Bên cạnh dự án dài hạn được trao cho HLV Shin Tae Yong - người dẫn Hàn Quốc dự World Cup 2018, Indonesia đang xem xét về chính sách nhập tịch.
Mục tiêu mà Indonesia hướng đến là thành công ở AFF Cup 2020, cũng như rút ngắn khoảng cách với đội tuyển Việt Nam.
Indonesia hiện đứng 173 bảng xếp hạng FIFA, cách quá xa vị trí thứ 94 của đội tuyển Việt Nam.
Cách đây ít ngày, tiền đạo Marko Simic nói về mong muốn khoác áo Indonesia trong tương lai.
Từ mục tiêu của Marko Simic - người từng có thời gian chơi bóng ở V-League, tờ Indo Sport kêu gọi LĐBĐ Indonesia (PSSI) xây dựng chiến lược nhập tịch.
Cụ thể, Indo Sport cho rằng PSSI nên học theo LĐBĐ Malaysia (FAM) về chính sách cũng như sử dụng cầu thủ nhập tịch.
Trong thời gian qua, Indonesia sử dụng cầu thủ nhập tịch vô tội vạ. Kết quả, phần lớn các trường hợp được gọi vào đội tuyển đều gây thất vọng.
Beto Goncalves - tác giả 10 bàn thắng sau 12 trận - là trường hợp hiếm hoi thi đấu thành công. Nhưng cầu thủ gốc Brazil sẽ bước sang tuổi 40 vào ngày 31/12, không phải giải pháp cho tương lai.
Theo Indo Sport, PSSI nên theo bước FAM, xây dựng Ủy ban chương trình nhập tịch. Từ đó sẽ sàng lọc những gương mặt phù hợp nhất cho đội tuyển.
Indo Sport lấy ví dụ về Mohamadou Sumareh. Cầu thủ 25 tuổi gốc Gambia là nhân tố giúp Malaysia vào chung kết AFF Cup 2018, và hiện xếp nhì bảng G vòng loại World Cup 2022, sau tuyển Việt Nam.
Thiên Thanh
HLV Hà Lan nổi giận vì đội bóng vỡ mộng lên hạng Henk de Jong, HLV đội Cambuur, không ngần ngại chỉ trích việc hủy bỏ kết quả ở các giải bóng đá chuyên nghiệp Hà Lan khiến đội bóng của ông mất quyền lên hạng. "Đây là bê bối lớn nhất lịch sử thể thao Hà Lan. Tôi mong đợi giải pháp tốt từ những người có thẩm quyền, nhưng điều này không xảy...