Tuyển sinh vượt chỉ tiêu có thể “vỡ trận”
Đó là khẳng định của chuyên gia giáo dục trước thực trạng nhiều cơ sở giáo dục Đại học (ĐH) thông báo danh sách thí sinh trúng tuyển cao gấp nhiều lần chỉ tiêu đã xác định.
Việc gọi trúng tuyển vượt chỉ tiêu là biện pháp trừ hao mà trường nào cũng áp dụng để tránh thí sinh ảo nhưng gọi vượt bao nhiêu để vừa đủ là bài toán khó giải.
Nhiều trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu
Năm 2021, nhiều trường Đại học thông báo danh sách trúng tuyển cao gấp nhiều lần chỉ tiêu trong đề án tuyển sinh, lý giải đây là biện pháp trừ hao để tránh thí sinh “ảo”.
100% các ngành của trường ĐH Công đoàn đều có thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu. Cụ thể, ngành Công tác xã hội, số thí sinh trúng tuyển là 446/200 chỉ tiêu; ngành Xã hội học là 405/200, vượt hơn 100%. Các ngành như Bảo hộ lao động, Quan hệ lao động đều vượt 80%…
Trường ĐH Đà Lạt có 22/41 ngành có số lượng thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu nhiều gồm ngành Sư phạm lịch sử (cao gấp 6,5 lần chỉ tiêu), ngành Sư phạm hóa học (6,1 lần), ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (5,95 lần), ngành Quản trị kinh doanh (5,05 lần)…
Trường ĐH Lao động – Xã hội cơ sở tại Hà Nội có 11/12 ngành lấy số thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu từ 1,4 – 3,9 lần.
Nhiều trường ĐH gây “sốt” khi lấy số lượng thí sinh trúng tuyển cao gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển sinh trong đề án tuyển sinh. Ảnh: Tấn Thạnh
Video đang HOT
Tại khu vực phía Nam, xuất hiện 1 số trường có số thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu, thậm chí có ngành chiếm hơn 1/2 tổng chỉ tiêu của một trường ĐH.
Chẳng hạn như trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM tuyển 1.800 chỉ tiêu cho 17 ngành đào tạo với 4 phương thức tuyển sinh, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 có 793 chỉ tiêu.
Trường ĐH Đồng Nai có số lượng thí sinh trúng tuyển vượt nhiều so với chỉ tiêu, như ngành Giáo dục tiểu học quy định 350 chỉ tiêu, tuy nhiên đã có 546 em xác nhận nhập học; Chỉ tiêu của ngành Ngôn ngữ Anh là 100, tuy nhiên đã có 283 thí sinh nhập học. Hiện chưa “chốt” danh sách thí sinh xác nhận nhập học.
Liên quan đến các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Một số trường đang lạm dụng quyền tự chủ và lách luật. Thí sinh ảo cũng là do các trường áp dụng quá nhiều phương thức tuyển sinh. Ngoài ra, gọi thí sinh trúng tuyển vượt quá nhiều so với chỉ tiêu có thể dẫn đến tình trạng “vỡ trận”.”
Tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trường Đại học sẽ bị phạt
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, một trong các lỗi vi phạm mà người đứng đầu hội đồng tuyển sinh các trường và những người liên quan sẽ bị xử lý kỷ luật là xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Bộ GD&ĐT đã đưa ra phần mềm lọc “ảo” để xác định một thí sinh chỉ trúng tuyển một mã ngành và một trường, tránh trường hợp trúng tuyển nhiều nơi, giúp giảm thiểu tình trạng thí sinh “ảo” và bảo đảm mỗi thí sinh trúng tuyển vào một nguyện vọng ở mức tốt nhất theo năng lực. Việc lọc “ảo” của Bộ GD&ĐT không ảnh hưởng gì đến việc công bố thí sinh trúng tuyển của các trường.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ cũng đã có quy định để quản lý chỉ tiêu tuyển sinh và những trường tuyển vượt chỉ tiêu sẽ chịu các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật.
Các trường nếu chưa có đủ thông tin chắc chắn sẽ không nhập thí sinh trúng tuyển. Ảnh minh họa
Theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP Chính phủ, với nhóm vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh, mức phạt tiền cao dần lên theo cấp, bậc học. Vượt từ 3% chỉ tiêu trở lên là bị phạt. Bên cạnh đó, việc các trường không công bố đề án tuyển sinh, không công khai đề án tuyển sinh, tuyển sinh sai đối tượng, tuyển vượt chỉ tiêu… đều có thể bị xử phạt tiền. Mức cao nhất lên đến 100 triệu đồng cho một vi phạm.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, đến thời điểm này, số thí sinh chính thức nhập học (xét tất cả các phương thức tuyển sinh) trên toàn hệ thống chưa tới 62% tổng chỉ tiêu. Theo quy chế tuyển sinh, các trường tuyển sinh nhiều đợt trong năm, công tác tuyển sinh năm 2021 sẽ được báo cáo đầy đủ vào ngày 31/12 với số lượng thí sinh nhập học chính thức.
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau ngày 31/12, Bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt quá số lượng đã xác định.
Bộ GD&ĐT đã có nhiều công văn để chấn chỉnh, xử lý các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu quy định. Một số trường đã bị phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục và khấu trừ chỉ tiêu tuyển sinh vào năm tiếp theo.
Tuyển sinh Đại học 2021: Vượt chỉ tiêu sẽ bị phạt
Ghi nhận cho đến thời điểm này, không ít trường đại học (ĐH) gọi thí sinh trúng tuyển vượt xa so với chỉ tiêu được công bố trong đề án tuyển sinh. Điều này dẫn đến một số ngành của nhiều trường có tỷ lệ thí sinh đến nhập học cao gấp nhiều lần chỉ tiêu ban đầu.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021. Ảnh: Quang Vinh.
Có trường tuyển gấp 16 lần chỉ tiêu
Với Trường ĐH Công đoàn, theo danh sách trúng tuyển ĐH chính quy năm 2021 bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, một số ngành có số thí sinh trúng tuyển vượt rất xa so với chỉ tiêu được công bố. Ngành Công tác xã hội, số thí sinh trúng tuyển là 446/200 chỉ tiêu (vượt 123%); ngành Xã hội học là 405/200, (vượt hơn 100%). Các ngành như Bảo hộ lao động, Quan hệ lao động đều vượt 80%... Như vậy có thể thấy, đa phần các ngành học của Trường ĐH Công đoàn đều có thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu.
Tương tự, Trường ĐH Kiến trúc có 19 ngành đào tạo, được chia thành 12 ngành, nhóm ngành tuyển sinh thì chỉ có 3-4 ngành có số thí sinh trúng tuyển dưới chỉ tiêu, còn lại đều vượt. Đơn cử nhóm ngành Điêu khắc và Thiết kế nội thất vượt gần 85%, ngành Thiết kế thời trang vượt 113%, ngành Quản lý xây dựng vượt 144%.
Theo công bố của Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM, ngành Quản trị kinh doanh có số lượng thí sinh trúng tuyển là 943 em, trong khi chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là 60. Như vậy là số thí sinh trúng tuyển cao gấp gần 16 lần chỉ tiêu.
Thống kê cũng cho thấy, tại trường này, ngành Công nghệ thông tin lấy số thí sinh trúng tuyển (445) cao gấp 8 lần so với chỉ tiêu (55). Trong khi đó, có 573 thí sinh trúng tuyển Ngành Quản lý đất đai nhưng chỉ tiêu chỉ là 125 (gấp hơn 4,5 lần)...
Chưa thể kết luận ngay?
Trên thực tế, nhiều trường có tình trạng mất cân đối trong tuyển sinh giữa các ngành, nên có hiện tượng "gọi" theo nhu cầu đăng ký, có ngành không đủ thí sinh.
Vậy phần mềm lọc ảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hỗ trợ các trường ở mức độ nào trong quá trình tuyển sinh? Đại diện Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT cho hay, không phải năm nay mới có việc các trường đưa ra số lượng trúng tuyển cao hơn so với chỉ tiêu công bố. Các trường đưa ra số lượng trúng tuyển cao hơn khá nhiều so với chỉ tiêu thường cũng thuộc vào nhóm các trường tuyển sinh có tỷ lệ nhập học thấp.
Đại diện Vụ Giáo dục đại học cũng cho biết, phần mềm lọc ảo của Bộ GDĐT chỉ để xác định một thí sinh chỉ trúng tuyển 1 mã ngành và 1 trường, tránh trường hợp trúng tuyển nhiều nơi; giúp giảm thiểu tình trạng thí sinh "ảo", và đảm bảo mỗi thí sinh trúng tuyển vào một nguyện vọng ở mức tốt nhất theo năng lực của thí sinh, chứ không giải quyết hết mọi vấn đề "ảo" của các trường, bởi thí sinh có quyền nhập học hoặc từ chối nhập học. Do đó, việc lọc ảo của Bộ GDĐT không ảnh hưởng gì đến việc "gọi" thí sinh của các trường.
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, một trong các lỗi vi phạm mà hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những người liên quan bị xử lý kỷ luật là xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Trong khi, thời hạn báo cáo công tác tuyển sinh năm nay là ngày 31/12/2021, khi sinh viên chính thức nhập học và các trường đưa dữ liệu vào hệ thống báo cáo mới có con số chính xác để xác định vấn đề. Bộ GDĐT cũng đã có quy định để quản lý chỉ tiêu tuyển sinh và những trường nếu tuyển vượt sẽ chịu các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo tinh thần Nghị định 04/2021/NĐ-CP Chính phủ vừa ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3/2021: Với nhóm vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh, mức phạt tiền cao dần lên theo cấp, bậc học. Vượt từ 3% chỉ tiêu trở lên là đã bị phạt. Cùng với đó, việc các trường ĐH không công bố đề án tuyển sinh, không công khai đề án tuyển sinh, tuyển sinh sai đối tượng, tuyển vượt chỉ tiêu... đều có thể bị xử phạt tiền, mức cao nhất lên đến 100 triệu đồng cho một vi phạm.
Chế tài đã có, nhưng việc xử phạt sẽ được áp dụng ra sao là mối quan tâm của nhiều người. Bởi ngay sau khi Nghị định nói trên được công bố (hồi đầu năm 2021), đã có không ít ý kiến từ các trường ĐH cho rằng, mức phạt trong vi phạm các quy định về tuyển sinh (từ 70 - 100 triệu đồng) là quá cao. Thậm chí lãnh đạo Trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội nêu quan điểm, cần phải xem xét vượt chỉ tiêu trong trường hợp nào. Cứ vượt chỉ tiêu mà phạt là không hợp lý...
Như vậy xử lý vi phạm trong tuyển sinh ĐH nếu không làm thấu đáo, rốt ráo hẳn sẽ là bài toán không đơn giản với cơ quan quản lý. Thậm chí sẽ là căn bệnh "nhờn luật" khó chữa.
Nhiều ngành đại học có thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu 800% đến gần 1.600% Một trường đại học có tổng chỉ tiêu tuyển sinh 1.800 cho 17 ngành đào tạo. Tuy nhiên, số thí sinh trúng tuyển 1 ngành của trường này đã chiếm hơn 1/2 tổng chỉ tiêu, vượt gần 1.600% chỉ tiêu của ngành theo đề án tuyển sinh. Số lượng thí sinh trúng tuyển theo ngành theo quyết định của Trường ĐH Tài nguyên...