Tuyển sinh vào trường THPT dân tộc nội trú tại Nghệ An: Làm sao để công bằng, dân chủ
Năm đầu tiên, 2 trường phổ thông dân tộc nội trú THPT của Nghệ An được tuyển sinh chung toàn tỉnh, thay vì phân vùng như các năm trước.
Học sinh tại Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An.
Điều này một mặt tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh trong lựa chọn trường phù hợp với bản thân. Mặt khác thúc đẩy mỗi trường nâng cao chất lượng giáo dục để thu hút người học.
Tạo công bằng trong tuyển sinh
Những năm trước, Trường THPT DTNT tỉnh chỉ được tuyển học sinh các huyện dọc tuyến Quốc lộ 7 gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ và Thanh Chương. Còn Trường PT DTNT THPT số 2 tuyển học sinh dọc Quốc lộ 48 gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Quỳnh Lưu. Tuy nhiên, điều này hạn chế nhu cầu lựa chọn môi trường học tập của học sinh. Để các em được lựa chọn ngôi trường THPT DTNT theo mong muốn, Sở GD&ĐT Nghệ An tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định cho phép 2 trường được thu hút học sinh toàn tỉnh.
Qua thống kê của Sở GD&ĐT, số học sinh lớp 9 làm hồ sơ thi vào 2 trường DTNT tỉnh đều tăng. Thầy Nguyễn Đậu Trương – Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT THPT số 2 Nghệ An cho hay: Tổng số thí sinh dự tuyển vào trường năm học 2021 – 2022 là 520/150 chỉ tiêu, tăng hơn 150 em so với những năm trước. Trong đó, huyện biên giới Quế Phong có số thí sinh đăng ký dự thi cao gấp đôi năm trước, với hơn 200 em.
Theo thầy Nguyễn Đậu Trương, việc cho phép 2 trường THPT DTNT mở rộng phạm vi trên toàn tỉnh là hợp lý, tạo sự công bằng, dân chủ trong tuyển sinh. Đồng thời, tạo thuận lợi cho thí sinh trong lựa chọn ngôi trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình. Điều này được chứng minh bằng số lượng hồ sơ ĐKDT tăng đáng kể.
Trước đó, để học sinh biết được những điều chỉnh, thay đổi trong quy chế, điều kiện dự thi, các trường THPT DTNT chủ động gửi công văn hoặc trực tiếp về từng địa phương thông báo. “Trường mới thành lập hơn 10 năm, nhiều học sinh vùng sâu, vùng xa chưa biết đến. Hoặc có những em vẫn nghĩ đây là cơ sở 2 của Trường THPT DTNT tỉnh. Vì vậy, việc thông báo giúp các em biết được cơ hội của mình và mỗi trường đều tổ chức tuyển sinh riêng với mức điểm đầu vào khác nhau”, thầy Trương cho hay.
Video đang HOT
Việc mở rộng phạm vi tuyển sinh tạo cơ hội cho học sinh DTTS lựa chọn ngôi trường phù hợp.
Nâng cao chất lượng giáo dục trường nội trú
Trường THCS Giai Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) có 80% học sinh là người dân tộc Thổ. Thầy Đinh Bạt Thể – Hiệu trưởng nhà trường nói: Qua tổng hợp, có 8 em lớp 9 đăng ký thi vào trường THPT DTNT. Trước đó, học sinh nhà trường chỉ được thi vào Trường THPT DTNT tỉnh, nhưng năm nay, các em có thể nộp hồ sơ sang trường THPT DTNT số 2. Chúng tôi cũng khuyên học sinh cân nhắc, lựa chọn nguyện vọng, vì điểm tuyển sinh của 2 trường trên chênh lệch nhau. Ngoài ra, nếu không trúng tuyển, các em vẫn có thể xét tuyển vào trường THPT công lập trên địa bàn bình thường.
Với nhu cầu lớn của học sinh nhiều năm qua, 2 trường THPT DTNT của Nghệ An không gặp nhiều khó khăn để tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, khi phạm vi tuyển sinh mở rộng, học sinh được quyền chủ động chọn 1 trong 2 trường. Điều này đặt ra sự cạnh tranh của mỗi trường từ nâng cao chất lượng dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất… để thu hút học sinh có đầu vào tốt vào trường mình.
Thầy Phan Đình Trường – Phó Hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An thừa nhận, những năm trước, việc giới hạn phạm vi tuyển sinh khiến chất lượng đầu vào của trường không cao. Lý do các huyện dọc tuyến đường Quốc lộ 7 có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, địa hình cách biệt hơn so với khu vực Quốc lộ 48. Điều kiện học tập của các em ở bậc THCS vì vậy cũng gặp hạn chế, vất vả.
“Vì vậy, khi mở rộng địa bàn và điều chỉnh cơ cấu tuyển sinh, tạo thuận lợi hơn cho chúng tôi trong tuyển đầu vào. Đổi lại, nhà trường cũng phải nỗ lực, đổi mới trước hết trong hoạt động dạy học, chăm sóc, quản lý học sinh. Mỗi cán bộ, giáo viên là tấm gương sáng cho các em. Bởi học sinh dân tộc thiểu số xa gia đình, ăn ở tại trường và được phụ huynh giao phó hoàn toàn cho nhà trường, thầy cô…
Ông Đào Công Lợi – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng khẳng định: Hai trường THPT DTNT tỉnh là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho vùng cao, dân tộc thiểu số. Vì vậy, ngành Giáo dục và tỉnh luôn quan tâm đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh yên tâm theo học. Mở rộng vùng tuyển sinh, cũng giúp học sinh mỗi trường học tập, rèn luyện với bạn bè của nhiều huyện, dân tộc khác nhau. Qua đó, mở rộng không gian giao lưu, khám phá bản sắc, giao thoa văn hóa các vùng miền trong tỉnh.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Nghệ An năm học 2021 – 2022 được tổ chức vào ngày 3 – 4/6. Thí sinh dự thi môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp). Trong đó, Toán và Ngữ văn thi tự luận, điểm nhân hệ số 2. Môn Ngoại ngữ thi trắc nghiệm, điểm hệ số 1. Thí sinh có nguyện vọng vào Trường Phổ thông DTNT THPT phải thi chung tuyển sinh vào lớp 10 THPT để lấy điểm xét tuyển.
Giao hoàn toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT về địa phương: Chưa thích hợp
Phân tích trên nhiều góc cạnh, chuyên gia giáo dục, đại biểu Quốc hội, và cả lãnh đạo ngành Giáo dục địa phương đều cho rằng chưa nên giao hoàn toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT về địa phương trong bối cảnh hiện nay.
Thí sinh Trường THPT Mường Phăng (tỉnh Điện Biên) trao đổi kết quả làm bài cùng giáo viên sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh minh họa: Minh Thịnh
Chưa có căn cứ pháp lý
Thời điểm này giao cho địa phương hoàn toàn chủ động tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là chưa thích hợp. Muốn thay đổi phải cần một quá trình, lộ trình bài bản từ tầm vĩ mô cho đến cơ sở. Và, Việt Nam phải có một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT) cho cả nước. Theo PGS.TS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, đây không chỉ là ý kiến cá nhân ông, mà còn của nhiều nhà giáo Nghệ An.
Lý giải việc "chưa thích hợp", PGS Thái Văn Thành cho rằng: Nhiều người vẫn nghĩ kết quả thi tốt nghiệp THPT đơn giản để xét tốt nghiệp. Nhưng đó là chỉ một trong các mục tiêu của kỳ thi này. Mục tiêu lớn hơn, GDPT là nền tảng vững chắc cho giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Việc có chỉ đạo, giám sát chung của Bộ GD&ĐT với quy chế và đề thi chung, kết quả sẽ đánh giá được mặt bằng chung, không phải mỗi nơi mỗi kiểu. Việc đối sánh kết quả GDPT Việt Nam với quốc tế cũng phải từ kết quả chung này.
Cũng theo PGS Thái Văn Thành, Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang được tổ chức là có chất lượng, được dư luận đánh giá cao và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Hai yếu tố quan trọng bảo đảm độ tin cậy của kỳ thi là Quy chế thi của Bộ GD&ĐT rất bài bản; đề thi do Bộ GD&ĐT xây dựng sử dụng chung trong toàn quốc. "Như Quy chế năm nay, những điều chỉnh kỹ thuật dù rất nhỏ cũng được Bộ GD&ĐT quan tâm sửa đổi để tạo thuận lợi cho địa phương. Quy chế chặt chẽ, lại có sự tham gia của thanh tra Bộ, thanh tra tỉnh vào cuộc, vậy mà vẫn có ý kiến băn khoăn về địa phương này, địa phương kia; huống hồ giao toàn bộ cho các tỉnh, thành" - PGS Thái Văn Thành nêu quan điểm.
Chốt lại, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang tốt và chưa nên thay đổi, nhất là thay đổi tạo ra xáo trộn rất lớn như giao hoàn toàn kỳ thi về địa phương. Chưa kể, việc này cũng ảnh hưởng đến tuyển sinh của trường ĐH, vì hiện, hầu hết các trường vẫn sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Nêu quan điểm cá nhân, ông Trịnh Văn Ngoãn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long thể hiện đồng tình và ủng hộ quy trình tổ chức thi tốt nghiệp THPT như hiện nay bởi những ưu việt của nó. Hiện, một số thành phố có tiềm lực mạnh (cả về năng lực lẫn tiềm lực tài chính) nguyện vọng được giao quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Muốn làm được điều này, ông Ngoãn cho rằng, trước tiên Quốc hội, Chính phủ phải xây dựng hành lang pháp lý, địa phương mới có thẩm quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên.
Hiện nay, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục chưa giao nhiệm vụ này cho UBND cấp tỉnh. Mặt khác, khi giao địa phương tự chủ trong khâu tổ chức thi (kể cả khâu ra đề thi), cần có những giải pháp bảo đảm chất lượng của kỳ thi, ngăn chặn bệnh thành tích và tình trạng chuẩn đầu ra cấp THPT của các địa phương là khác nhau.
"Thiết nghĩ, việc giao quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT cũng có những ưu điểm, nhưng áp dụng vào thời điểm hiện tại là chưa phù hợp" - ông Trịnh Văn Ngoãn cho hay.
Thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Kỳ thi đang tốt, sao phải thay đổi?
Chia sẻ quan điểm về Kỳ thi tốt nghiệp THPT, bà Hồ Thị Minh, Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị khóa XIV, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV dẫn Khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục 2019. Theo đó, HS học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được dự thi; đạt yêu cầu được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT được sử dụng cho nhiều mục đích, như: Điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường; tạo đông lực cho HS trong quá trình học tập; đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục các cấp. Kết quả kỳ thi là một trong những căn cứ để nhiều cơ sở giáo dục ĐH sử dụng tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Như vậy, việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT là cần thiết và bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định của Luật và thẩm quyền được giao.
"Những năm qua, chúng ta có lộ trình đổi mới thi cử với xu hướng ngày càng giảm áp lực, giảm tốn kém và chủ trương bảo đảm chất lượng. Qua theo dõi 2 năm gần đây, tôi thấy ý kiến cử tri đồng thuận cách tổ chức thi, đặc biệt là trong năm 2020. Cái gì tốt chúng ta nên tiếp tục, phát huy" - bà Hồ Thị Minh nhận định.
Từ quan điểm trên, bà Hồ Thị Minh cho rằng không nên vội vã đặt vấn đề giao kỳ thi cho địa phương. Với sự tham gia của Bộ GD&ĐT trong việc ban hành Quy chế và đề thi chung, cùng với kiểm tra, giám sát, sẽ bảo đảm mặt bằng chung và sự khách quan công bằng trong xét công nhận tốt nghiệp THPT trên phạm vi cả nước.
Lý do chưa nên giao hoàn toàn Kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho địa phương được TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam (CHLB Đức) phân tích theo 3 chức năng quan trọng của kỳ thi này từ góc nhìn cá nhân.
Theo đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT tập trung với đề thi chung toàn quốc của Bộ GD&ĐT và Kỳ thi tốt nghiệp THPT do địa phương tự tổ chức, ra đề thi đều thực hiện chức năng xác nhận: Điểm số, bằng tốt nghiệp xác nhận thành tích học tập của người học, kết quả giáo dục của giáo viên, cơ sở giáo dục.
Với chức năng kiểm tra và điều chỉnh, Kỳ thi tốt nghiệp THPT với đề thi chung toàn quốc giúp việc kiểm tra tác động và sự phù hợp của chương trình GDPT quốc gia. Từ đó, điều chỉnh chương trình giáo dục, chính sách giáo dục quốc gia thuận lợi hơn.
Với chức năng tuyển chọn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT với đề thi chung toàn quốc giúp việc công nhận kết quả để tuyển chọn vào các trường ĐH thuận lợi hơn. Kỳ thi do địa phương tự tổ chức, ra đề có thể dẫn đến khó khăn trong công nhận kết quả tương đương của địa phương khác nhau khi xét tuyển ĐH.
"Từ phân tích trên có thể nhận định: Bối cảnh hiện nay của Việt Nam và trong khoảng 10 năm tới, mô hình Kỳ thi tốt nghiệp THPT với đề thi thống nhất toàn quốc do Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm và các địa phương tổ chức thực hiện là thích hợp" - TS Nguyễn Văn Cường nêu quan điểm.
Tại CHLB Đức, trước năm 2000, kỳ thi tốt nghiệp THPT do các trường phổ thông tổ chức và ra đề. Từ sau 2000, kỳ thi tốt nghiệp là kỳ thi chung ở cấp bang. Bộ Giáo dục bang ban hành chương trình giáo dục của bang và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông với đề thi chung của bang do Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm. Kết quả tốt nghiệp được công nhận toàn liên bang. - TS Nguyễn Văn Cường
Mang hơi ấm Tết cho gần 600 giáo viên và học sinh vùng cao khó khăn Để động viên các giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sở GD&ĐT Nghệ An đã đi thăm và trao quà Tết sớm. Mang hơi ấm Tết cho gần 600 giáo viên và học sinh vùng cao khó khăn Ngày 15/1, lãnh đạo sở GD&ĐT Nghệ An đã đi thăm và trao quà tết cho gần 600 giáo viên và...