Tuyển sinh vào lớp 10: Những lựa chọn phù hợp
Kỳ thi vào lớp 10 THPT ở nhiều tỉnh thành đã bắt đầu khởi động với thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, các môn thi…
Tuy nhiên, làm sao để công tác phân luồng thực chất và đúng với sở thích, nguyện vọng của các em và gia đình thì vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa từ không chỉ ngành Giáo dục.
Thi lên THPT hay học nghề là lựa chọn khó khăn với nhiều học sinh.
Nhiều lối rẽ
Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, kỳ thi vào lớp 10 năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục thi 4 môn sau 1 năm “đứt đoạn” vì Covid-19. Hiện, Sở GDĐT Hà Nội đã có văn bản yêu cầu tất cả các trường THPT hoàn thành hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Tại TP HCM, dự kiến tới tháng 4, Sở GDĐT TP sẽ công bố chỉ tiêu của khoảng 100 trường THPT công lập để học sinh (HS) đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên vào lớp 10 thường và 4 nguyện vọng ưu tiên vào các trường, lớp chuyên. Đây là căn cứ quan trọng để đưa ra lựa chọn nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân mỗi HS.
Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn duy nhất của tất cả HS lớp 9. Trên thực tế, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội hàng năm có trên dưới 100.000 HS tham gia, nhưng chỉ có khoảng 60% thi đỗ vào trường THPT công lập. Năm học 2019 – 2020, Hà Nội có 107.246 HS tốt nghiệp THCS, nhưng các trường THPT công lập chỉ tuyển 66.492 HS.
Tương tự, năm học 2020-2021 các trường THPT công lập trên địa bàn TP tuyển khoảng 66.520 HS vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, có 96.697 HS theo học lớp 9. Nghĩa là hơn 30.000 HS rớt khỏi kỳ thi vào lớp 10 THPT. Vậy những thí sinh này sẽ đi đâu?
Video đang HOT
Thống kê của các Sở GDĐT cho thấy, số HS còn lại có thể học trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, cao đẳng nghề. Như vậy, có rất nhiều lối rẽ khác nhau cho các HS sau khi tốt nghiệp THCS. Tùy vào năng lực, điều kiện và mong muốn của bản thân HS đó và gia đình mà các em lựa chọn hướng đi nào cho mình, miễn là phù hợp với bản thân.
Hiện nay, công tác phân luồng HS sau THCS đã được ngành giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, do các em đang ở lứa tuổi bắt đầu trưởng thành, nhận thức, mong muốn về con đường phía trước vẫn chưa rõ ràng nên rất cần vai trò phân tích, định hướng từ phía thầy cô, gia đình.
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 nhiều năm liền ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phân tích: việc chọn ngã rẽ phù hợp không chỉ ở chuyện học tiếp lên THPT hay là rẽ sang nghề, các hướng đi khác mà ngay cả nếu thi tuyển sinh lớp 10, các em cũng cần cân nhắc đặt nguyện vọng một cách phù hợp. Đơn cử như không nên đặt các nguyện vọng là các trường có số điểm chuẩn ngang nhau bởi như vậy là bỏ phí quyền chọn nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Phụ huynh vào cuộc
Quyết định thi tiếp vào trường THPT hay xác định hướng đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS luôn là một lựa chọn khó khăn với nhiều HS và cả gia đình của các em, thậm chí với những HS có năng lực học tập hạn chế. Khi được thầy cô phân tích, định hướng về hướng đi khác ngoài học trường THPT, không phải HS nào hoặc cha mẹ nào cũng hào hứng bởi trong quan niệm của nhiều người, học xong lớp 9 còn quá nhỏ tuổi để vào đời, lập nghiệp…
ThS. Trần Thị Quỳnh Như (Trưởng phòng Đào tạo và Khảo thí, Trường trung cấp Việt Giao) cho biết nếu chọn học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS, các em sẽ được nhà nước hỗ trợ học phí. Các em sẽ học văn hóa song song với học nghề, ra trường nhận 2 văn bằng: Bằng TC kèm theo giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Con đường học tập này không chỉ giảm được áp lực, tiết kiệm thời gian mà còn giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp trung cấp, các em còn có thể liên thông lên bậc học cao hơn để thăng tiến trong công việc.
Với những thuận lợi như vậy, đây là một hướng đi trong nhiều sự lựa chọn của HS. Nhưng để các thí sinh tự tin với lựa chọn này, vai trò của gia đình là rất quan trọng. Nhìn từ câu chuyện cô Trần Thị Kim Hạnh – Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng lên kế hoạch cùng con chọn trường, chọn nghề mới thấy, hành trình này cần rất nhiều kiên nhẫn, hiểu biết và cả yêu thương. Đó là khi con trai cô Hạnh thi rớt lớp 10, không chê trách hay phán xét, cô đã nói chuyện thẳng thắn với con về “sự cố” thi rớt cũng như con đường phát triển nghề nghiệp phù hợp thời gian tới.
Các phương án lúc này là con học Trung tâm Giáo dục thường xuyên, ôn tập năm sau thi lại hoặc học nghề. Và con trai cô đã chọn trường nghề. Nhưng từ quan sát và đặt câu hỏi, cô Hạnh hiểu đây chỉ là lựa chọn tình thế chứ chưa phải là mong muốn thật sự của con mình. Cô cho con thêm thời gian tìm hiểu và đưa con trực tiếp đến các trường nghề để chứng kiến thực tế. Chỉ khi con trả lời chắc chắn rằng mình vẫn sẽ chọn trường nghề với lý do “con thấy bản thân phù hợp với học trường nghề hơn”, hoàn toàn không e ngại trước ánh mắt người khác nhìn mình lấm lem dầu mỡ, cô Hạnh hiểu con đã tự tin vào sự lựa chọn này. Sau này dù có thế nào, con của cô cũng sẽ không hối hận.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS, các em được định hướng vào 4 luồng chính gồm: Học tiếp lên THPT; học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình GDTX; trực tiếp đi làm kiếm sống. Phần lớn các tỉnh, thành đều có HS học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80%…
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Không biến động lớn
Các trường THPT công lập ở Hà Nội dự kiến, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 không có sự biến động lớn.
Học sinh năm nay được yêu cầu chú trọng tất cả các môn học để sẵn sàng cho việc thi 4 bài thi, thay vì 3 bài như năm học trước.
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 hằng năm luôn được học sinh, phụ huynh quan tâm
Không tăng chỉ tiêu
Để phục vụ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT Hà Nội mới đây yêu cầu tất cả các trường THPT hoàn thành hồ sơ xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Các trường cũng phải công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; công khai thu-chi tài chính để phụ huynh, học sinh nắm được.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội hằng năm có trên dưới 100.000 học sinh tham gia, nhưng chỉ có khoảng 60% thi đỗ vào trường THPT công lập. Năm học 2019-2020, Hà Nội có 107.246 học sinh tốt nghiệp THCS, nhưng các trường THPT công lập chỉ tuyển 66.492 học sinh. Số còn lại học trường ngoài công lập, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên, học nghề.
Hiệu trưởng Trường THPT Thường Tín (huyện Thường Tín), ông Lê Trung Hiệp, cho biết, nhà trường đã hoàn thành việc xác định chỉ tiêu năm học tới và không có sự biến động so với năm học trước. Cụ thể, trường đề xuất tuyển 630 học sinh với 14 lớp 10. "Nhiều năm trở lại đây, quy mô trường lớp, số lượng giáo viên không thay đổi, do đó chỉ tiêu tuyển sinh của trường dừng lại ở con số này", ông Hiệp nói.
Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) năm nay dự kiến tuyển 16 lớp 10 với khoảng 720 học sinh. Hiệu trưởng Nguyễn Bội Quỳnh nói rằng, con số này không có biến động so với chỉ tiêu tuyển sinh năm học trước. Sau khi được Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt, thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, tài chính sẽ được nhà trường công khai để học sinh, phụ huynh được biết.
Trong khi đó, Trường THPT Khương Đình (quận Thanh Xuân) có sự biến động nhẹ về chỉ tiêu tuyển sinh. Năm học trước, trường tuyển 10 lớp 10 với 450 học sinh; năm nay, dự kiến tuyển 12 lớp. Hiệu trưởng Hoàng Đức Thuận cho biết, hiện tại, cơ sở vật chất có thể đáp ứng tuyển thêm, tuy nhiên đội ngũ giáo viên chưa đủ. Vì vậy, nếu được duyệt chỉ tiêu tuyển sinh mới, giáo viên cũng sẽ phải được bổ sung. Một số trường THPT khác cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho năm học tới không có nhiều biến động so với năm học trước.
Sẵn sàng thi 4 môn
Hà Nội chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào cho việc chuẩn bị kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022. Tuy nhiên, theo hiệu trưởng nhiều trường THPT, các trường THCS nên cho học sinh chú trọng tất cả các môn và sẵn sàng tinh thần cho việc thực hiện 4 bài thi.
Từ năm học 2018-2019, Hà Nội tổ chức thi tuyển vào lớp 10 với 4 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi thứ 4. Bài thi thứ 4 được Sở GD&ĐT chọn ngẫu nhiên trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và công bố vào khoảng tháng 3 hằng năm. Tuy nhiên, năm học 2019-2020, do dịch COVID-19, nhiều trường đề xuất hủy môn thi thứ 4, tránh áp lực cho học sinh nên UBND thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh thi 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Thầy Lê Trung Hiệp cho rằng, các trường THCS nên trang bị kiến thức đầy đủ tất cả các môn cho học sinh để sẵn sàng cho kỳ thi năm học tới. Thầy Hiệp đánh giá, từ khi Hà Nội thay đổi phương thức tuyển sinh lớp 10 là 4 bài thi thay cho 2 bài thi (Ngữ văn và Toán), chất lượng học sinh lên THPT được khẳng định.
Kể cả năm ngoái, dù thực hiện 3 bài thi nhưng cả quá trình học sinh được học và ôn tập trực tuyến nên lên lớp 10 không bị hổng, hụt kiến thức các môn học khác. Cô Lê Thị Thanh Hiền, giáo viên dạy Ngữ văn một trường THCS, cho biết, thời điểm này, ngoài học ở trường, học sinh đã ôn tập củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi.
Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình, cho biết, các trường THCS được chỉ đạo chú trọng dạy học tất cả các môn, tránh học lệch, học tủ. Sau khi học xong chương trình, trường sẽ tăng tốc ôn tập cho học sinh lớp 9 thi tuyển lên lớp 10.
Phòng GD&ĐT đã triệu tập giáo viên xây dựng các chuyên đề học liệu các môn học phù hợp từng nhóm học sinh để ôn thi. Ví dụ, chuyên đề dành cho nhóm có năng lực giỏi; nhóm khá; nhóm trung bình và yếu kém. Chuyên đề sẽ được làm mẫu ở một trường, các trường đến tham khảo, chỉnh sửa phù hợp với năng lực học sinh từng trường.
Về chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm Hà Nội chỉ dành khoảng 60-62% để tuyển sinh vào trường THPT công lập, hiệu trưởng các trường cho rằng, hiện nay, công tác hướng nghiệp, phân luồng chưa tốt nên học sinh chưa tha thiết với trường nghề, học nghề ngay từ THCS. Nhiều phụ huynh cho rằng, những trường có điểm tuyển sinh thấp thường có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn.
Nghệ An: Học nghề để có nhiều cơ hội việc làm Thống kê cho thấy, tỉnh Nghệ An hiện có 65 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 9 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ địa phương. Cần đổi mới học nghề...