Tuyển sinh từ lớp 1 trẻ khuyết tật, rối loạn phát triển
Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương thông báo tuyển sinh các lớp phổ thông dành cho người khiếm thính và tuyển sinh vào lớp 1 học sinh rối loạn phát triển năm học 2021-2022.
Cô trò Trường THCS Xã Đàn (Hà Nội) hát Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu (Ảnh: THUỶ NGUYÊN)
Trường cao đẳng sư phạm Trung ương bắt đầu tuyển sinh học sinh điếc đăng ký vào học các lớp phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 cho năm học 2021-2022. Học sinh sẽ học bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Đối với học sinh nghe kém, Trường tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt bằng phương pháp nghe nói. Đối với học sinh rối loạn phát triển được tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt.
Phương thức tuyển sinh là xét tuyển. Nhà trường sẽ kiểm tra hồ sơ học sinh; kiểm tra kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu (đối với học sinh điếc); kiểm tra kiến thức môn Tiếng Việt và Toán đối với học sinh vào các lớp tiểu học từ lớp 2 trở lên, kiểm tra kiến thức môn Ngữ văn và Toán đối với học sinh vào lớp 6 trở lên.
Đối với học sinh nghe kém tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt, Trường sẽ thực hiện đánh giá chức năng học đường và nhu cầu nghe-nói của học sinh.
Đối với học sinh rối loạn phát triển tuyển sinh vào lớp 1 chuyên biệt, trường thực hiện đánh giá chức năng học đường.
Video đang HOT
Nhà trường đang nhận hồ sơ cho đợt xét tuyển chính thức đến ngày 8-6. Nếu chưa đủ chỉ tiêu, trường sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung trong đợt từ 10-6 đến hết ngày 1-7.
* Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có các trường chuyên biệt trực thuộc Sở GD-ĐT nhận dạy trẻ khuyết tật, tuyển sinh cho năm học 2021-2022:
Trường tiểu học Bình Minh: Tuyển vào lớp 1 học sinh khuyết tật về trí tuệ trên địa bàn Thành phố
Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu: Tuyển vào lớp 1, lớp 6 những học sinh khuyết tật nhìn, bao gồm trẻ mù hoàn toàn, trẻ nhìn kém (thị lực có kính dưới 3/10)
Trường PTCS Xã Đàn: Tuyển vào mẫu giáo (3-5 tuổi), lớp 1, lớp 6 những học sinh khuyết tật nghe, nói.
Điều gì khiến người trẻ chọn học ngành đặc biệt?
Giao tiếp với học sinh bằng ngôn ngữ ký hiệu, hỗ trợ những trẻ bị chậm về thể chất và tinh thần được học tập, phát triển tốt nhất,...là những lý do mà người trẻ chọn học ngành giáo dục đặc biệt.
Như Phương trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt - NGUYỄN ĐIỀN
Không theo đuổi những ngành học đang "hot" mang lại thu nhập cao, những người trẻ này đã lựa chọn trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật với động lực lớn nhất là sự đam mê và tình thương của mình dành cho những đứa trẻ kém may mắn.
Sau lần tình cờ xem một bản tin thời sự có phần ngôn ngữ ký hiệu đính kèm cho những người khiếm thính, Hồ Như Phương, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặc biệt Trường ĐH Sư phạm TP. HCM đã ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ "đặc biệt".
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Từng bị cho là học sinh cá biệt
Trong chút ký ức của mình, Như Phương chia sẻ từng bị cho là học sinh cá biệt vì học chậm, khó hòa nhập được với mọi người, phải bị gom vào học một lớp riêng... Đến THPT, cô gái này mới dần tìm lại được bản thân mình, Phương học giỏi những môn xã hội, thích đọc sách, tự tìm cho mình phương pháp để tiếp cận với cuộc sống bình thường, hòa đồng với mọi người hơn. Nhờ những trải nghiệm đặc biệt của thời tiểu học mà Như Phương càng thêm yêu thương và hiểu những đứa trẻ có khiếm khuyết cần được giúp đỡ đúng cách.
"Phải đặt mình vào vị trí của các em, khám phá thế giới của người khuyết tật để hiểu họ, từ đó sử dụng những kiến thức được học để giúp họ tốt hơn mỗi ngày", Như Phương chia sẻ. Ngoài giúp đỡ, theo Như Phương, nhiệm vụ của sinh viên theo ngành "đặc biệt" còn là việc nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.
Học để hiểu trẻ tự kỷ hơn
Cùng ấp ủ giấc mơ trở thành giáo viên dạy trẻ đặc biệt ngay từ khi còn là học sinh THPT Hoàng Trọng Tiến, sinh viên năm cuối ngành giáo dục đặt biệt trường ĐH Sư phạm TP. HCM, cho biết được truyền cảm hứng và yêu thích ngành này sau khi được tham gia một sự kiện tuyên truyền để tăng sự hiểu biết về trẻ tự kỷ. Tại sự kiện này, Trọng Tiến đã được trải nghiệm cảm giác của một người tự kỷ thông qua kính thực tế ảo, sự hỗn độn, xáo trộn,...là cảm giác mà kính thực tế ảo mang lại đã khiến chàng trai trẻ hiểu hơn về trẻ tự kỷ và tự nhủ rằng bản thân phải làm gì đó để giúp đỡ họ.
Vậy là, trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017, Trọng Tiến mạnh dạng sử dụng tổ hợp C00 để xét tuyển vào ngành giáo dục đặt biệt. Là một trong 2 sinh viên nam hiếm hoi trúng tuyển vào ngành giáo dục đặc biệt, Trọng Tiến cho biết khi có đam mê và quyết tâm theo đuổi thì bạn sẽ thành công.
"Đa số chọn ngành này điều là các bạn nữ nhưng mình tin rằng lòng yêu thương là thứ luôn có trong mỗi con người chúng ta vì vậy nếu các bạn đủ lòng trắc ẩn, đủ nhiệt huyết để giúp đỡ những trẻ khuyết tật thì dù là nam hay nữ thì bạn cũng sẽ thành công với sự lựa chọn đó" Trọng Tiến chia sẻ.
Thầy giáo tương lai Trọng Tiến đang giao tiếp với học trò bằng ngôn ngữ ký hiệu - NGUYỄN ĐIỀN
Lòng yêu thương giúp theo đuổi ngành học đến cùng
Là sinh viên nam hiếm hoi của khóa K43 ngành giáo dục đặc biệt, Phạm Sỉ Thụy đến với ngành này là một cái "duyên". Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 Sỉ Thụy đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, 2 lần lượt là ngành quản trị kinh doanh và quản trị du lịch-lữ hành nhưng không đỗ. Qua sự tìm hiểu và vận động của thầy cô, Thụy được biết giáo dục đặc biệt là ngành đang cần nguồn nhân lực và cơ hội việc làm rất lớn nên quyết định đăng ký làm nguyện vọng 3. Theo Sỉ Thụy, "nghề đã chọn mình" nên đã cố gắng theo học.
Sỉ Thụy trong một giờ lên lớp dạy trẻ đặc biệt - NGUYỄN ĐIỀN
Những ngày đầu vì là con trai nên gặp khó khăn trong những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận như làm đồ dùng dạy học, chăm sóc trẻ,...nhưng sau thời gian được học tập nhiều kiến thức bổ ích, tiếp xúc những trẻ em "đặc biệt", chàng trai 9X đã nhận ra lòng yêu thương là thứ đã giữ chân mình theo đuổi ngành này đến cùng: " Mỗi ngày điều sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với các em, điều này khiến mình hiểu được những suy nghĩ của những đứa trẻ khiếm thính. Nhìn thấy học trò nói "con yêu thầy" qua cử chỉ của đôi bàn tay bé nhỏ khiến mình càng thương, muốn gắn bó lâu dài để giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất" Sỉ Thụy chia sẻ.
Hiện tại, những người trẻ lựa chọn ngành giáo dục đặc biệt đang bước vào đợt thực tập cuối cùng để chuẩn bị hành trang cho chặn đường giúp đỡ những đứa trẻ khiếm khuyết được học tập, phát triển,...và hòa nhập hơn. Tuy phía trước còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng bằng tình yêu thương và nhiệt huyết những người trẻ này sẽ vượt qua và trở thành người thầy mẫu mực.
Tạo điều kiện phát triển nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu Ngôn ngữ ký hiệu không phải là ngôn ngữ cơ thể mà là một ngôn ngữ tự nhiên hoàn chỉnh với ngữ pháp và từ vựng riêng, được sử dụng như là công cụ giao tiếp của cộng đồng người khiếm thính/người điếc. Chưa có trường, lớp đào tạo chính quy, chưa có mã ngành, mã nghề và chưa được Bộ Giáo dục...