Tuyển sinh ngành khoa học cơ bản: Đầu vào thấp, đầu ra có đảm bảo?
Mùa tuyển sinh năm nay ghi nhận điểm chuẩn tăng kỉ lục ở một số ngành “hot”, nhưng với nhiều ngành khoa học cơ bản, số lượng thí sinh đầu vào ít khiến điểm chuẩn chỉ vừa đạt ngưỡng điểm sàn xét tuyển.
Thực trạng này khiến dư luận đặt câu hỏi, với điểm đầu vào thấp, liệu đầu ra có đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế nước nhà không?
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn.
Bàn về vấn đề nêu trên, PGS.TS Đinh Xuân Thành – Trưởng Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng những lo lắng của dư luận phần nào hợp lý trong bối cảnh chung, tuy nhiên ở một số ngành đào tạo cụ thể cần có một cách nhìn khách quan hơn. Trong đó, có hai nội dung cần phải quan tâm và nhìn nhận cho đúng, đó là “chuẩn đầu ra” và “chất lượng đầu vào”.
“Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các chương trình đào tạo, các trường đại học đều phải xây dựng “chuẩn đầu ra” – hay còn gọi là kết quả học tập mong đợi.
“Chuẩn đầu ra” được xem xét từ nhiều yếu tố như: Bài học kinh nghiệm của các chương trình đào tạo tương tự trên thế giới, nhu cầu nhân lực của Việt Nam, mong muốn của nhà tuyển dụng, của người học và sự phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng cũng như nhân lực của các trường.
“Để có được “chuẩn đầu ra” như mong muốn thì chất lượng cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo, người dạy và người học phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định về giáo dục đại học của Bộ GDĐT. Trong đó, chất lượng người học là một yếu tố đáng bàn.
Bất cứ một trường đại học, một chương trình đào tạo nào cũng mong muốn có nguồn sinh viên đầu vào có chất lượng cao, đáp ứng “chuẩn đầu ra” quy định cho cấp bậc phổ thông. Tuy nhiên, điểm chuẩn đầu vào chỉ phản ánh một phần “chất lượng đầu vào”" – Trưởng Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên nói.
Video đang HOT
PGS Thành cho rằng, đối với khoa học cơ bản, đặc biệt đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, để tiến xa được, người học phải có tình yêu, sự đam mê với ngành học, những điều này sẽ được vun đắp trong quá trình học tập, nghiên cứu.
“Người học đã đạt chuẩn đầu ra của bậc giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT, có niềm đam mê với lĩnh vực dự định học chính là nguồn đầu vào chất lượng tuyệt vời của chúng tôi.
Ở bậc đào tạo đại học, các thầy cô sẽ cùng với sinh viên nỗ lực để thu được những kiến thức tốt. Chất lượng của giảng viên, sự tâm huyết, lòng yêu nghề của người dạy chính là chìa khóa để đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước dù điểm khởi đầu có vẻ “không cao”" – ông Thành khẳng định.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, TS Lê Thị Thanh Mai – Trưởng Ban Công tác Sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM – nhận định, các ngành đào tạo cơ bản rất khó thu hút sinh viên bởi đặc thù, tính chất công việc sau khi ra trường vất vả, cơ cực hơn so với những ngành khác.
Bà Mai cho rằng, những em ứng tuyển vào ngành phải thực sự yêu thích, hiểu rõ ngành nghề cũng như cơ hội việc làm ngay từ bậc phổ thông. Số thí sinh ứng tuyển không nhiều nên mới có tình trạng điểm chuẩn đầu vào các ngành khoa học cơ bản luôn thuộc nhóm thấp điểm nhất trong vài năm trở lại đây.
“Chất lượng đầu ra phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, cố gắng của cả thầy và trò trong quá trình học tập. Có những em sinh viên đầu vào điểm chỉ ở mức sàn nhưng qua quá trình nỗ lực rèn luyện, vẫn có thể đạt thủ khoa đầu ra của trường đó. Trừ trường hợp sinh viên khi đã trúng tuyển vào đại học chủ quan, không chịu nỗ lực phấn đấu thì chuẩn đầu ra sẽ không đạt chất lượng.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay rất khốc liệt. Phía nhà trường, giảng viên luôn tìm cách đổi mới giảng dạy, đào tạo để sinh viên ra trường có công ăn việc làm, ngang bằng với các nhóm ngành khác” – bà Mai bày tỏ quan điểm.
Ngành khoa học cơ bản: Giải bài toán '3 khó'
Khó tuyển sinh, khó học và khó xin việc, mức lương thấp là vấn đề cấp bách cần giải quyết để những ngành khoa học cơ bản vốn đóng vai trò là nền tảng để phát triển các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật,... không phải trầy trật thu hút thí sinh.
Ngành khoa học cơ bản cần những thí sinh yêu thích và có khả năng nghiên cứu.
Nghịch lý ngành đặc thù
Mùa tuyển sinh năm nay ghi nhận những mốc điểm chuẩn kỷ lục của các ngành "hot". Nhưng những ngành khoa học cơ bản dù các trường đã thu hẹp quy mô đào tạo vẫn trầy trật tuyển sinh với điểm số trúng tuyển "vừa hay qua sàn".
Năm nay, điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) dao động từ 18-26,6 điểm. Mặc dù nhà trường cho biết không xét tuyển bổ sung do đã đủ chỉ tiêu song một số ngành đặc thù vốn là thế mạnh của trường lấy điểm chuẩn ở mức 18 điểm như Khí tượng và khí hậu, Hải dương học,... trong khi mức 26,6 dành cho ngành Máy tính và Khoa học thông tin.
Tương tự, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, nhóm ngành khoa học cơ bản vốn là truyền thống đào tạo của trường, điểm chuẩn chỉ ở mức 5 điểm/môn trong khi các ngành học "hot" đều tăng cao so với năm 2020. Đơn cử như ngành Quản trị kinh doanh 25,75 điểm, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 25 điểm...
Trường Đại học Mỏ - Địa chất cũng phân ra 2 nhóm điểm chuẩn là các ngành đặc thù của trường gồm ngành Địa chất học, Địa tin học, Khoa học dữ liệu... ở mức 5 - 6 điểm/môn trong khi Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,... cao hơn nhiều.
Tại sao có nghịch lý này xảy ra?
GS TSKH Vũ Hoàng Linh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) chỉ ra thực tế tuyển sinh nhiều năm nay ở một số ngành khoa học cơ bản tại trường mình và một số trường khác. Đó là mặt bằng chung điểm thi, điểm chuẩn vào các trường luôn ổn định. Chỉ số ít ngành và chương trình đào tạo có sức hút đối với thí sinh.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2020, 5 ngành có tỷ lệ nhập học thấp nhất là khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ xã hội, khoa học và sự sống, môi trường và bảo vệ môi trường.
Xã hội cần gì, trường đào tạo đó nên không ngạc nhiên khi những ngành "hot" không phải là thế mạnh của trường lại có mức điểm chuẩn cao ngất ngưởng trong khi ngành đặc thù chỉ 5, 6 điểm/môn đã đỗ đại học.
Bên cạnh nguyên nhân thí sinh không mặn mà với các ngành học khoa học cơ bản vì... tên gọi khó định hình công việc sau này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng ngay cả khi đi sâu vào tìm hiểu, nhiều thí sinh cũng e dè vì nếu theo học những ngành này đòi hỏi người học không chỉ có sở thích mà cần năng lực học tập tốt vì khối lượng kiến thức cần hấp thụ không nhỏ.
Tạo sức hấp dẫn mới
Nhiều đề xuất đã được các nhà khoa học, các trường chỉ ra để hút thí sinh quan tâm đăng ký vào nhóm ngành khoa học cơ bản.
Trong đó, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn sắp tới phải được các đơn vị liên quan làm thật cẩn trọng, chính xác và thông báo rộng rãi để toàn dân được biết. Bởi có nhiều ngành trong nhóm khoa học cơ bản đang có nhu cầu lớn, thu nhập rất tốt nhưng không được nhiều người biết đến.
PGS. TS Nguyễn Thế Toàn, Trưởng khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết, hơn bao giờ hết nhu cầu nhân lực cao về Vật lý đang là cơ hội và cũng là thách thức không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhiều cơ hội việc làm rộng mở ở các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đối với nhân lực chất lượng cao ở lĩnh vực này chờ các tân sinh viên khám phá.
Như vậy, nếu có dự báo nhu cầu nguồn nhân lực công khai, chắc chắn việc tuyên truyền, định hướng người học của các trường sẽ tốt hơn.
Thứ hai, "hữu xạ tự nhiên hương" là yêu cầu đặt ra với không chỉ nhóm ngành khoa học cơ bản mà với tất cả các chương trình đào tạo của khối đại học, cao đẳng hay các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Các khoa, trường đại học cần nắm bắt cơ hội để khẳng định vị thế và khôi phục uy tín, tạo sức hấp dẫn với người học. Trong đó, có thể kể đến việc "làm mới" các ngành học không chỉ ở tên gọi mà chính là ở việc bắt nhịp với yêu cầu của xã hội.
Đơn cử, các trường có thể mở thêm các ngành mới dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học cơ bản vào các lĩnh vực đang được quan tâm hiện nay. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có các ngành mới như: Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và Tin học, Quản lý Phát triển đô thị và Bất động sản, Khoa học và Công nghệ thực phẩm,... dù mới bắt đầu tuyển sinh từ năm 2020 nhưng được người học đón nhận khá tốt bởi tính ứng dụng thực tiễn, đào tạo liên ngành nên có khả năng làm đa dạng trong nhiều lĩnh vực, các vị trí khác nhau.
Một vấn đề nữa đặt ra đó là dù vẫn tuyển sinh được nhưng các ngành khoa học cơ bản chưa thu hút được nhiều học sinh có lực học xuất sắc. Điểm đầu vào thấp khiến các trường gặp nhiều khó khăn cho việc đào tạo và nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Trong khi đó mục tiêu của Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong bốn lĩnh vực hóa học, khoa học sự sống, khoa học Trái đất và khoa học biển giai đoạn 2017-2025 cần nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện các mục tiêu đề ra.
Vì vậy, bài toán đặt ra không chỉ là tuyển đủ, tuyển hết chỉ tiêu mà các ngành khoa học cơ bản còn cần những thí sinh chất lượng, yêu thích và có khả năng nghiên cứu, định hướng rõ ràng về con đường đi sắp tới của mình.
Các ngành khoa học cơ bản "khát" sinh viên, rồi đây lấy đâu ra nhân lực Nhóm ngành Khoa học cơ bản rất cần những chuyên gia giỏi nhưng mỗi năm chỉ có trên dưới 20 sinh viên theo học, trong tương lai sẽ thiếu nguồn nhân lực kế cận. Xu hướng chọn ngành học hiện nay, con số sinh viên đăng ký tập trung vào một số nhóm ngành hấp dẫn thuộc khối an ninh, quốc phòng, báo...