Tuyển sinh năm 2020: Điểm trúng tuyển của nhiều trường cao kỷ lục
Hầu hết các trường đại học đều công bố mức điểm trúng tuyển cao hơn năm ngoái từ 0,5 đến 3 điểm tùy ngành đào tạo.
Đến 17h chiều 5/10, hầu hết các trường đại học trên cả nước đã hoàn thành công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020. Dù đã được dự báo điểm chuẩn sẽ tăng mạnh do điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh cao, nhưng nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn bất ngờ bởi điểm trúng tuyển của nhiều ngành ở mức trên 29 điểm, vượt qua mức điểm kỷ lục của năm 2017 – là năm có nhiều thí sinh đạt điểm thi cao trong những năm gần đây.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi cho biết: “Nhìn chung, mặt bằng điểm chuẩn của Trường đại học Thủy lợi năm nay so với 2019 có sự tăng đáng kể ở một số nhóm ngành, ví dụ như nhóm ngành công nghệ thông tin, nhóm ngành khối kinh tế và quản lý, nhóm kỹ thuật ô tô, nhóm kỹ thuật cơ điện tử thì tăng trung bình từ 2-3 điểm so với năm 2019. Còn đối với ngành, nhóm ngành truyền thống của trường thì tăng từ 1-2 điểm”.
(Ảnh minh họa)
Nhóm các trường top đầu khối kinh tế, kỹ thuật, ngân hàng, công nghệ thông tin, y, dược đều có điểm trúng tuyển của hầu hết các ngành đều cao. Trong đó, ở khối ngành tự nhiên, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có điểm chuẩn vượt trội (cao hơn cả Trường Đại học Y Hà Nội) với ngành Công nghệ thông tin: Khoa học máy tính có điểm trúng tuyển 29,04 điểm, tăng 1,62 điểm so với năm ngoái.
Đây cũng là mức điểm trúng tuyển cao nhất của trường từ trước đến nay. Ngoài ra trường này còn 4 ngành khác cũng xác định điểm trúng tuyển trên 28 điểm. Điểm trúng tuyển của khối ngành tự nhiên cao cũng là điều được dự đoán trước bởi điểm thi theo tổ hợp môn như A00, A1, B, của thí sinh năm nay tăng cao.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội thông tin: “Điểm trúng tuyển năm 2020 của trường cũng gần với dự đoán trước đó, tức là điểm các ngành tăng từ 2-3 điểm, tùy theo từng ngành, thấp nhất là 22,4 điểm, cao nhất xấp xỉ 29 điểm. Thấp nhất là ngành Y tế công cộng và Điều dưỡng ở cơ sở Thanh Hóa, 22,4 điểm. Ngành cao nhất xấp xỉ 29 điểm là Y đa khoa. So với năm ngoái cao hơn từ 2, đến 2,5 điểm”.
Ở nhóm ngành khoa học xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã lập kỷ lục mới khi lấy điểm chuẩn ngành Hàn Quốc học là 30 điểm cho tổ hợp C00 (gồm các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Ngành Đông phương học cũng có điểm chuẩn cao kỷ lục là 29,75 (năm ngoái là 28,5 khối C00).
Ngành Quan hệ công chúng của trường cũng ghi cột mốc mới với mức chuẩn 29 (khối C00). Lý giải về mức điểm tuyệt đối 30 điểm vào ngành Hàn Quốc học, đại diện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, ngành học này chỉ tuyển 50 chỉ tiêu, trong đó 30 chỉ tiêu tuyển thẳng. Chỉ còn lại từ 16-20 chỉ tiêu xét theo điểm thi tốt nghiệp nên mức điểm trúng tuyển được đẩy lên tuyệt đối.
Theo ông Nguyễn Tiến Thảo, Phó Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, điểm trúng tuyển khối C tăng cao bởi có ít ngành đào tạo trong khi lượng thí sinh lớn: “Về tổng thể vì chúng ta có tất cả các khối ngành điểm đều tăng. Khối A tăng nhiều nhất, khối B, khối C tăng ít hơn. Tuy nhiên, khối C lại có đặc thù là số lượng thí sinh lớn, nhưng số ngành đào tạo lại ít, mặc dù điểm trung bình chung tăng khoảng hơn 1 điểm so với năm ngoái, nhưng điểm chuẩn vào những ngành khối C năm nay lại tương đối cao và Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chúng ta thấy điểm chuẩn có những ngành gần như tuyệt đối, có những ngành tầm 9 điểm trở lên đối với 1 thí sinh thì mới trúng tuyển”.
Còn ông Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì cho rằng, điểm trúng tuyển năm nay tăng cao là điều tất yếu bởi điểm thi của thí sinh ở tất cả các tổ hợp đều tăng so với năm ngoái: “Việc này cũng không có gì khó hiểu vì kỳ thi này là kỳ thi THPT và mặc dù có những phần phân hóa, câu hỏi khó dành cho thí sinh trong đề thi nhưng mục tiêu là xét cho thí sinh đạt ngưỡng tốt nghiệp THPT, còn yếu tố phân loại thì có nhưng không sâu sắc như năm 2018″.
Nhiều trường đại học cũng cho biết, trong quá trình xét tuyển, điểm thi của thí sinh rất sát nhau, đặc biệt là ở các ngành xét tuyển theo tổ hợp môn có tiếng Anh. Dù điểm thi của thí sinh được lấy đến 2 chữ số thập phân nhưng một số trường vẫn phải dùng các tiêu chí phụ để xác định thí sinh trúng tuyển.
Ông Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính thông tin: “Học viện Tài chính vẫn xét các tiêu chí phụ để lấy điểm bởi vì năm nay điểm rất sát nhau, khi lấy điểm sát nhau như thế thì lấy cùng một ngưỡng điểm thì có thể lấy đến mấy chục người. Năm nay khối A phổ điểm cao như thế, nhưng khối D thì đối với các ngành của học viện thì đều cao hơn hoặc bằng khối A bởi vì số lượng rất lớn, lượng điểm cao rất nhiều. Nếu bằng điểm nhau thì lấy môn Toán sau đó xét theo thứ tự ưu tiên là tiêu chí phụ cho tất cả các ngành vào Học viện”.
Một số chuyên gia dự báo, trường hợp thí sinh thi điểm cao hoặc rất cao nhưng sẽ trượt tất cả nguyện vọng có thể tái diễn như năm trước bởi các em chủ quan, chỉ đăng ký 1 nguyện vọng, hoặc chỉ tập trung các ngành hot mà không có những nguyện vọng thấp hơn để dự phòng.
Từ mức điểm trúng tuyển năm nay của các trường cũng cho thấy sự phân hóa rất lớn giữa trường nhóm trên và số trường còn lại. Thí sinh vẫn đổ xô vào số ít trường nhóm trên nên điểm trúng tuyển tăng cao, còn các trường tốp giữa và dưới, điểm chuẩn vẫn ở mức trung bình từ 15 đến 22 điểm./.
Điểm chuẩn Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: Cao nhất là 25,6
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020 đối với 13 chương trình đại học chính quy.
Ảnh minh họa
Riêng ngành Bảo trì và Kỹ thuật hàng không trường chỉ tuyển sinh theo phương thức ứng tuyển trực tiếp (xét học bạ và phỏng vấn).
Điểm chuẩn được tính trên tổng điểm 3 môn lập thành tổ hợp môn xét tuyển, không môn nào dưới 4 điểm và đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.
Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 25,6 đối với ngành Toán ứng dụng.
Một số ngành có điểm chuẩn tăng cao so với năm 2019 (tăng từ 2,55 điểm - 5, 42 điểm) như: Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano; Công nghệ Sinh học nông, y, dược; Vũ trụ và Ứng dụng; Khoa học và Công nghệ thực phẩm; Công nghệ thông tin và Truyền thông; An toàn thông tin...
Điểm chuẩn Đại học Việt Pháp. Ảnh: PV
Bên cạnh hình thức tuyển sinh qua cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh vẫn có thể ứng tuyển vào USTH trong đợt tuyển sinh trực tiếp cuối cùng (xét học bạ và phỏng vấn) của năm học 2020-2021.
Thời gian nộp hồ sơ: 7.10.2020
Tiêu chí ứng tuyển: Thí sinh thi các khối tự nhiên (A00, A01, A02, B00, D07, D08), có tổng điểm 3 môn từ 20 điểm trở lên và không môn nào dưới 4 điểm; học lực khá lớp 11, 12 và điểm trung bình chung 5 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin lớp 11, 12 từ 6,5 trở lên.
Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên công bố điểm chuẩn 2020: Cao nhất 18,5 Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên đã công bố điểm chuẩn của hình thức thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh minh họa Cụ thể, điểm chuẩn năm nay dao động trong khoảng 15,5 - 18,5 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là ngành Sư phạm công nghệ; Sư phạm Tiếng Anh. Dưới đây là...