Tuyển sinh lớp 10 năm 2021: Điểm mới ở đề thi tiếng Anh
Về cơ bản, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ vẫn giữ ổn định từ hình thức thi cho đến định hướng đề thi, cấu trúc và nội dung đề.
Một cán bộ phụ trách Phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay không có gì thay đổi.
Vấn đề này cũng được ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT, đề cập tại buổi họp giao ban với trưởng Phòng GD&ĐT của 24 quận, huyện về công tác chuyên môn.
Như vậy, để xét tuyển vào lớp 10 công lập, học sinh (HS) lớp 9 phải tham dự ba môn bắt buộc gồm văn, toán và ngoại ngữ nếu đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 thường và dự thi thêm môn chuyên nếu đăng ký vào nguyện vọng trường, lớp chuyên.
Tăng số lượng câu hỏi tiếng Anh
Đối với môn văn, một chuyên viên Phòng Giáo dục trung học khẳng định: Cấu trúc đề thi không thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, HS cần lưu ý một số điểm:
Đề thi sẽ gồm ba phần: Đọc hiểu (3 điểm), Nghị luận xã hội (3 điểm) và Nghị luận văn học (4 điểm).
Phần Đọc hiểu, các văn bản được chọn là văn bản thông tin, nghị luận xã hội, văn bản khoa học… Câu hỏi được tổ chức theo mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ mức độ nhận biết, thông hiểu đến phân tích, suy luận.
Câu hỏi có thể yêu cầu phát hiện, nhận diện, giải thích từ ngữ; câu hỏi nêu nội dung văn bản; câu hỏi yêu cầu phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, sáng tạo nội dung mới… Khi làm phần này, HS phải đọc toàn bộ văn bản để nắm nội dung, trả lời ngắn gọn, rõ ràng theo đúng yêu cầu của đề, tránh lan man, dài dòng không cần thiết.
Học sinh lớp 9 Trường THCS Phú Thọ (quận 11) trong một tiết học toán. – Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Video đang HOT
Phần Nghị luận xã hội, HS phải nắm được cấu trúc của một bài cần đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài; cần vận dụng phối hợp các thao tác lập luận vào bài làm. Đặc biệt là thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. Khi bàn luận, HS cần rút ra bài học cho chính mình.
Còn phần Nghị luận văn học, các em sẽ có hai lựa chọn. Đề 1 sẽ phân tích, cảm nhận tác phẩm thơ, truyện trong chương trình. Từ đó đặt ra yêu cầu sáng tạo, mở rộng (liên hệ đến tác phẩm khác, liên hệ thực tế cuộc sống, làm sáng rõ một ý kiến…). Đề 2 có cách hỏi mới hơn, gợi mở hơn. Các em nên căn cứ vào việc nắm vững kiến thức và kỹ năng khi lựa chọn đề để làm. Để làm tốt câu nghị luận văn học, các em cần nắm vững nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm được học. Cần vận dụng thành thạo thao tác phân tích khi làm câu này.
Đối với môn tiếng Anh, ông Trần Đình Nguyễn Lữ, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết sẽ tăng câu hỏi trong đề thi. Cụ thể, đề thi sẽ tăng thêm bốn câu. Mỗi câu 0,25 điểm. Như vậy, đề thi tiếng Anh sẽ có tất cả 40 câu. Dù tăng số lượng câu hỏi nhưng về cơ bản đề vẫn giống mọi năm. Đề vẫn đảm bảo mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển sinh, vẫn theo khuynh hướng đổi mới để HS sử dụng kỹ năng tiếng Anh vào thực tế cuộc sống nhưng vẫn bám sát chương trình. Đề thi tăng cường từ vựng, ngữ nghĩa của câu.
Ông Lữ chia sẻ thêm: Tăng số lượng câu hỏi nhưng mức độ kiến thức, cấu trúc đề sẽ vẫn trên tinh thần ổn định. Việc tăng câu hỏi trong đề không làm cho đề thi khó hơn, mà mục đích để đánh giá bao quát việc học của HS. Vì thế, các em không nên quá lo lắng.
Trong khi đó, môn toán bao gồm các dạng toán cơ bản thuần túy về đồ thị, hàm số, phương trình, các dạng toán thực tế, toán hình học. Trong đề thi, các kiến thức cơ bản sẽ chiếm 5,5 điểm trong thang điểm 10, phần còn lại là những bài toán từ thực tế.
Theo kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đã được UBND TP.HCM phê duyệt, việc xét tốt nghiệp THCS trước ngày 15-6. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 trước ngày 31-7.
Tăng tiết ôn tập ở ba môn thi
Dù vừa kết thúc học kỳ 1 nhưng các trường đã triển khai kế hoạch học kỳ 2. Song song với việc hoàn tất chương trình lớp 9, các trường đã xây dựng chuyên đề ôn tập, bám sát theo cấu trúc đề thi.
Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (quận 1), chia sẻ thời điểm này nhà trường đã đưa ra kế hoạch đẩy mạnh việc giảng dạy và ôn tập cho HS cuối cấp.
“Đối với môn văn, ngoài việc sưu tầm các đề kiểm tra, chính tôi cũng tự ra đề cho các em làm thử. Sau đó tôi sẽ chấm, sửa và nhận xét. Như vậy, các em sẽ nhớ kiến thức, có sự cọ xát và quen với cách thi sắp tới” – thầy Bảo nói thêm.
Tại Trường THCS Phú Thọ (quận 11), bà Nguyễn Ngọc Thảo, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay thứ Hai vừa rồi trường đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh cho HS. Công tác này trong học kỳ 2 sẽ được nhà trường tổ chức liên tục.
Là trường dạy một buổi nên để tạo điều kiện ôn luyện cho HS cuối cấp, trường đã tổ chức ôn tập vào tối thứ Hai, thứ Tư cho các em. Mỗi buổi ba tiết trên tinh thần tự nguyện. Đến tháng 4, sau khi kiểm tra cuối kỳ, nhà trường sẽ triển khai ôn tập tập trung cho HS lớp 9.
Trong khi đó, bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Hồ Văn Long (quận Bình Tân), cho hay thời điểm này nhà trường cũng đã lên kế hoạch cho việc ôn tập cho HS cuối cấp. Đầu tháng 3, trường sẽ tăng thêm hai tiết cho mỗi môn thi vào buổi hai.
“Để kiểm tra được năng lực học của các em, nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra thử vào hằng tuần. Mỗi tuần trường sẽ dành ba tiết vào thứ Bảy để kiểm tra ba môn văn, toán, Anh. Như vậy, qua kết quả thi trường sẽ nắm được tình hình học tập của HS và có sự bồi dưỡng phù hợp” – bà Giang nói.
Thông tin mới nhất về kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Dự kiến kỳ thi lớp 10 sắp tới tại TP.HCM sẽ diễn ra vào tháng 6.2021. Theo các giáo viên, học sinh cần lưu ý tránh lỗi mà thí sinh những năm trước mắc phải để đạt kết quả tốt nhất.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM năm 2020 - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Những lưu ý về cấu trúc và lỗi kiến thức
Theo kế hoạch công tác năm học 2020 - 2021 đã được phê duyệt, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cho năm học tới vào tháng 6.2021.
Trong buổi họp giao ban với trưởng phòng giáo dục 24 quận, huyện về công tác chuyên môn mới đây, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT, đã có những thông tin đầu tiên về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cho năm học tới.
Theo ông Lê Duy Tân, về cơ bản kỳ thi tuyển sinh năm 2021 sẽ giữ ổn định từ hình thức thi cho đến định hướng đề thi, cấu trúc và nội dung. Để xét tuyển vào lớp 10 của khoảng 100 trường THPT công lập, thí sinh phải tham dự 3 môn ngữ văn, ngoại ngữ, toán nếu đăng ký nguyện vọng lớp 10 thường và dự thi thêm môn chuyên nếu đăng ký nguyện vọng vào trường, lớp chuyên.
Lãnh đạo phòng chuyên môn giáo dục trung học nói thêm về đề thi. Ở môn ngữ văn, cấu trúc đề sẽ gồm 3 phần: đọc hiểu (3 điểm), nghị luận xã hội (NLXH) (3 điểm) và 4 điểm còn lại dành cho phần nghị luận văn học (NLVH).
Trong đó, phần đọc hiểu các văn bản được đề cập có thể là văn bản thông tin, văn bản NLXH, văn bản nghị luận, văn bản khoa học... với các câu hỏi được tổ chức theo mức độ tư duy từ dễ đến khó, từ nhận biết đến vận dụng.
Câu hỏi có thể yêu cầu phát hiện, nhận diện, giải mã, phân tích, đánh giá, liên hệ so sánh sáng tạo nội dung. Phần NLXH sẽ có yêu cầu viết một bài văn ngắn có sự phối hợp giữa các thao tác lập luận vào bài làm, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Phần NLVH, thí sinh sẽ có 2 lựa chọn và đây cũng là câu phân loại trình độ, đánh giá cao sự sáng tạo, mở rộng liên hệ của thí sinh.
Ở môn toán, đề thi bao gồm các dạng toán cơ bản thuần túy về đồ thị, hàm số, phương trình, các dạng toán thực tế, toán hình học. Ông Dương Bửu Lộc, chuyên viên phụ trách môn toán của Sở, cho hay trong đề thi, các yêu cầu về kiến thức cơ bản sẽ chiếm 5,5 điểm trên thang điểm 10, phần còn lại là các bài toán thực tế.
Ông Lộc cũng lưu ý với học sinh lớp 9 năm nay về những lỗi sai mà TS các năm trước còn mắc phải. Chẳng hạn trong quá trình học và ôn tập, cần rèn kỹ năng đọc hiểu và làm tròn số, xử lý số gần đúng.
Ở môn tiếng Anh, đề thi cũng sẽ được tăng cường theo hướng ứng dụng ngoại ngữ trong các tình huống thực tế đời sống, tăng cường từ vựng, ngữ nghĩa của câu. Ngữ pháp chiếm khoảng 30 - 40% đề thi.
Học sao cho hiệu quả?
Từ những định hướng về đề thi nói trên, ông Đặng Hữu Trí, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), cho biết sẽ chủ động đổi mới cách dạy lồng ghép kiến thức thực tiễn phù hợp với từng chủ đề, bài dạy.
Học sinh (HS) cần phải chủ động hệ thống những kiến thức cơ bản ở các lớp dưới (chẳng hạn quy tắc làm tròn số). Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích đối với những đề bài tương đối dài, chọn lọc các ý chính để nhanh chóng tìm ra hướng đi cho bài toán. Luyện tập nhuần nhuyễn các dạng toán cơ bản sẽ dễ lấy điểm, phần này HS hay chủ quan vì bài dễ nên trong quá trình ôn tập thì không làm, đợi đến khi thi sẽ làm, rất dễ mất điểm. Không nên tập trung ôn quá nhiều vào những bài toán thực tế quá khó, mà nên ôn từ mức độ cơ bản trước, sau đó nâng cao dần lên.
Theo ông Trí, để tránh cách học nhồi nhét, HS nên ôn luyện theo chuyên đề, chẳng hạn các chuyên đề quan trọng như hệ phương trình, phương trình bậc hai, đồ thị parabol, các bài toán về góc, góc với đường tròn, tứ giác nội tiếp. Chủ động hệ thống những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao qua các bài giảng của thầy cô.
Với môn ngữ văn, thầy Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), chia sẻ trọng tâm kiến thức tập trung ở chương trình ngữ văn lớp 9, tuy nhiên HS cần củng cố lại kiến thức ở các lớp dưới. Trong đó chú ý nội dung quan trọng như phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, từ vựng.
Ở phần làm văn, trước tiên HS cần nắm chắc phương pháp làm 2 dạng bài NLXH, đó là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Tương tự với bài NLVH cũng cần nắm chắc 2 dạng bài cơ bản là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Trong quá trình học, ôn tập cần nắm những lưu ý riêng trong thơ và truyện.
Ông Bảo còn nhấn mạnh để viết văn hay, các em cần phải rèn luyện nhiều. Tài liệu tham khảo tốt nhất là đề thi tuyển sinh các năm trước đây.
Sóc Trăng: Hơn 11.000 thí sinh đội mưa đến trường thi tuyển lớp 10 Sáng 1/8, 11.257 thí sinh của 39 điểm thi ở tỉnh Sóc Trăng bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020 - 2021. Thí sinh Sóc Trăng đội mưa đến trường thi. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Sóc Trăng có mưa to kéo dài từ tối hôm trước đến sáng...