Tuyển sinh ĐH năm 2021: Lỗ hổng lựa chọn ngành nghề
Thống kê từ Bộ GD-ĐT cho thấy, cả nước có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và xét tuyển đại học (ĐH).
Tổng số nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển ĐH là hơn 3,8 triệu, trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, cao đẳng là 544.578 chỉ tiêu.
Dù số NV đăng ký so với tổng chỉ tiêu là dồi dào về nguồn tuyển; nhưng thực tế ngành bão hòa, dư thừa vẫn thu hút nhiều NV, ngành có nhu cầu lớn lại ít NV.
Những nghịch lý
Nếu so sánh giữa số NV so với chỉ tiêu thì số NV đăng ký nhiều hơn gấp 6,977 lần so với tổng chỉ tiêu cần tuyển. Tuy nhiên, nhìn vào thống kê của từng nhóm ngành sẽ có sự nghịch lý.
Nhóm ngành báo chí và thông tin có tổng chỉ tiêu là 6.539 nhưng số NV đăng ký là 100.120 (cao hơn 15,3 lần so với chỉ tiêu). Nhóm ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật có chỉ tiêu là 118.579 nhưng NV đăng ký là 1.253.021 (cao hơn 10,5 lần so với chỉ tiêu). Nhóm ngành An ninh, quốc phòng có 6.280 chỉ tiêu nhưng NV đăng ký lên đến 39.492 (cao hơn 6,28 lần).
Nhóm ngành sức khỏe chỉ tiêu là 36.816 nhưng thu hút đến 233.163 NV đăng ký (nhiều hơn 6,3 lần so với chỉ tiêu). Nhóm ngành đào tạo giáo viên có chỉ tiêu là 50.687 và NV đăng ký là 234.383 (cao hơn gấp 4,6 lần).
Trong khi đó, nhóm ngành thú y, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên có số lượng NV đăng ký chỉ nhiều hơn chỉ tiêu chưa tới 3 lần. Còn nếu tính theo số lượng NV1 đăng ký so với chỉ tiêu thì đáng báo động.
Ngành thú y chỉ tiêu là 3.100 nhưng NV1 đăng ký chỉ có 2.371, ngành khoa học sự sống chỉ tiêu là 5.938 nhưng NV1 đăng ký chỉ có 1.552, ngành khoa học tự nhiên chỉ tiêu là 4.525 nhưng NV1 đăng ký chỉ có 912. Trong khi đó, NV1 là nguyện vọng cao nhất và ưu tiên nhất của thí sinh khi đăng ký.
Video đang HOT
Thí sinh xét tuyển bằng điểm học bạ THPT năm 2021 vào Trường ĐH Công nghệ TPHCM
Thử nhìn vào một số trường đa ngành, từ thực tế tuyển sinh và đào tạo nhóm ngành III sẽ thấy quy mô đào tạo nhóm ngành này rất lớn.
Ở Trường ĐH Công nghệ TPHCM, năm 2020 nhóm ngành kinh doanh và quản lý, pháp luật (nhóm ngành III) chỉ tiêu tuyển sinh là 1.388, sang năm 2021 chỉ tiêu nhóm ngành này tiếp tục tăng lên thành 1.950.
Đáng nói là ngành quản trị kinh doanh năm 2020 chỉ tiêu 370, nhưng năm 2021 tăng lên thành 700 chỉ tiêu; ngành kế toán năm 2020 chỉ tiêu 148, nhưng năm 2021 tăng lên thành 300 chỉ tiêu.
Trường ĐH Mở TPHCM năm 2020 chỉ tiêu nhóm ngành III là 2.115 chỉ tiêu, nhưng nhập học đến 2.534. Chỉ tiêu nhóm ngành này chiếm gần 50% tổng chỉ tiêu năm 2020. Năm 2021 nhóm ngành này của trường tiếp tục tăng chỉ tiêu lên thành 2.228, cũng chiếm gần 50% tổng chỉ tiêu…
Phải điều tiết bằng chính sách vĩ mô
Chiếu theo Quyết định 579 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, hiện nay đã có nhiều nhóm ngành vượt ngưỡng và một số nhóm ngành chưa đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể, nhóm ngành quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế đến năm 2020 chỉ tiêu là 20.000 sinh viên, nhóm ngành tài chính – ngân hàng chỉ tiêu là 120.000, nhóm ngành khoa học, công nghệ 100.000 chỉ tiêu, nhóm ngành y tế, chăm sóc sức khỏe chỉ tiêu là 80.000, nhóm ngành công nghệ thông tin 550.000.
Trong khi đó, thực tế cho thấy, riêng năm 2021 chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành III (kinh doanh và quản lý, pháp luật) đã có chỉ tiêu là là 118.579, nếu tính luôn quy mô đào tạo hiện nay thì vượt mục tiêu ít nhất gấp 3 lần. Còn nhóm ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 chỉ có 49.555, nếu tính luôn quy mô đào tạo hiện nay cũng chưa đạt 50% mục tiêu của chiến lược.
Th.S Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM, cho biết: Thực ra việc tìm kiếm việc làm đã quyết định tới việc học gì của các thí sinh. Các ngành kinh tế, du lịch, công nghệ thông tin vào trường tăng hơn trước khoảng 15%-30% hồ sơ. Điều này phản ánh tâm lý thí sinh thích những ngành học kinh tế, du lịch… hơn.
Có thực tế trên là do công tác hướng nghiệp của chúng ta còn chưa đúng, các thí sinh vẫn thích học đại học hơn, và ngay cả các trường THPT vẫn lấy tỷ lệ học sinh vào ĐH làm thước đo cho uy tín, chất lượng.
“Để tự chủ giáo dục đại học, trong đó tự chủ trong tuyển sinh thì quản lý nhà nước vẫn phải có sự điều tiết vĩ mô nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối ngành nghề và trình độ như luật định. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan quản lý thì quy hoạch sẽ phá vỡ và khó đạt mục tiêu như kỳ vọng”, TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban đổi mới giáo dục quốc gia giai đoạn 2016-2021 nhấn mạnh.
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban đổi mới giáo dục quốc gia giai đoạn 2016-2021, nhìn nhận: Sở dĩ có sự tồn tại ngành dư thừa vẫn tuyển nhiều, ngành thiếu không tuyển đủ là do khi làm quy hoạch tổng hợp phát triển nguồn nhân lực và quy hoạch từ các bộ ngành, địa phương có thể đã có những tính toán dự báo không sát, nhưng lại không có đánh giá giữa kỳ thực hiện để điều chỉnh các mục tiêu cũng như những giải pháp.
Bên cạnh đó, cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh vẫn dựa vào nguồn lực đầu vào mà không dựa vào nhu cầu thị trường để sớm điều tiết quy mô. Cách điều tiết ở đây là tăng học phí ở những ngành có quy mô tuyển sinh lớn hoặc bằng tỷ lệ giảng viên/sinh viên giảm. Nói cách khác, đào tạo phải theo nhu cầu của thị trường lao động chứ không phải khả năng đến đâu đào tạo đến đó. Chính vì vậy, hiện nay tồn tại cách làm trống đánh xuôi, kèn thổi ngược và những bất cập.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia đào tạo cho rằng: Định hướng nghề nghiệp chọn ngành, chọn trường và thậm chí bậc học, là câu chuyện quan trọng nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng chưa thể giải quyết. Tình trạng ngồi nhầm chỗ, chọn ngành theo đám đông là nguyên nhân dẫn đến khi học, đi thực hành, cọ xát thực tế nhiều em cảm thấy mình thật sự không phù hợp, bỏ học giữa chừng. Do đó, thí sinh cần lưu ý lấy gốc là hướng nghiệp, nghĩa là bản thân phù hợp lĩnh vực nghề nghiệp nào, sau đó mới chọn ngành và chọn trường.
Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh 6 khối ngành năm 2021
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo 52 ngành học đa dạng và mang tính thực tiễn cao ở hầu hết các lĩnh vực trọng yếu.
Thành lập từ năm 1997, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, (gọi tắt là HIU) tự hào là trường đại học tư thục đầu tiên tại phía Nam và là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc với đa dạng các chương trình đào tạo.
Hiện nay, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo 52 ngành học đa dạng và mang tính thực tiễn cao ở hầu hết các lĩnh vực trọng yếu, quan trọng đối với sự phát triển của xã hội gồm: Khối ngành Khoa học Sức khoẻ, Khối Kinh tế - Quản lý, Khối Luật, Khối Khoa học - Xã hội, Khối Kỹ thuật và Khối Khoa học Giáo dục.
Ảnh minh họa, nguồn: hiu.vn
Những năm gần đây, trường đang nhanh chóng chuyển mình sang các khối ngành mũi nhọn về sức khỏe, tiêu biểu nhất là: bác sĩ y khoa, bác sĩ răng hàm mặt, dược sĩ, điều dưỡng, và cử nhân chuyên ngành: kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, hộ sinh...
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng là một môi trường đại học hiện đại, thân thiện và hội nhập quốc tế.
Năm 2021, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng dự kiến tuyển sinh 4.210 chỉ tiêu cho tất cả các ngành đào tạo đại học chính quy. Nhà trường áp dụng 6 phương thức tuyển sinh bao gồm cả xét tuyển và thi tuyển. Thí sinh có thể chọn một hoặc nhiều phương thức xét tuyển.
Tuỳ vào từng phương thức cụ thể, thời gian nhận hồ sơ và thi tuyển có thể được điều chỉnh theo quy định mới Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Nhà Trường.
Phương thức thứ nhất là xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia 2021: Xét kết quả thi trung học phổ thông năm 2021 theo tổ hợp đăng ký xét tuyển của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Phương thức thứ 2 là xét kết quả Học bạ trung học phổ thông: bao gồm xét tuyển điểm trung bình năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp dùng để xét tuyển; Xét tổng điểm 5 học kỳ trong học bạ trung học phổ thông (không bao gồm học kỳ 2 lớp 12); Xét tuyển học bạ bằng tổng điểm cả năm lớp 10, 11 và cả năm lớp 12
Phương thức thứ 3 là xét kết quả kỳ thi đánh giá năng Lực của HIU: Thí sinh chọn dự thi 3 môn theo tổ hợp môn xét tuyển trong ngành dự thi và đạt ngưỡng điểm chất lượng đầu vào theo quy định của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Phương thức thứ 4 là xét kết quả Kỳ Thi SAT (Scholastic Assessment Test): Xét tuyển thí sinh bằng điểm kỳ thi SAT từ 800 điểm trở lên.
Phương thức thứ 5 là xét tuyển thẳng: Dựa trên hình thức phỏng vấn và các điều kiện riêng theo yêu cầu của từng ngành.
Phương thức thứ 6 là xét kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 và đạt kết quả từ 600 điểm trở lên, sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào HIU.
Cân nhắc khi chọn nhóm trường đứng đầu Các chuyên gia khuyên rằng, nếu quyết tâm thi tuyển, theo học ngành khó, trường tốp đầu, thí sinh phải xác định khổ luyện trong những năm học đại học. Trúng tuyển đại học mới chỉ là bước khởi đầu cho cả quá trình học sau này. Ảnh: Diệp An Hiện có trường 100% học sinh lớp 12 đã hoàn thành phiếu ngay...