Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền
Những bất đồng gay gắt về chính sách kinh tế và tài chính đã khiến chính phủ liên minh Đức rơi vào tình trạng chia rẽ nghiêm trọng, đặc biệt là sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp về việc phân bổ ngân sách.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trong cuộc họp báo ở Berlin. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức) ngày 5/11, từ bỏ hay cứu những gì vẫn có thể cứu được – đây là sự lựa chọn mà chính phủ trung tả Đức của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP) phải đối mặt. Liên minh này đã nắm quyền gần ba năm nhưng hiện đang gặp phải những bất đồng sâu sắc về nhiều chính sách cốt lõi.
Những rạn nứt trong liên minh
Đảng SPD và Đảng Xanh tin vào các chính sách nhà nước mạnh và sẵn sàng vay nợ để tài trợ cho các chương trình của mình, trong khi FDP lại có quan điểm ngược lại, nhấn mạnh đến việc hạn chế thâm hụt ngân sách. Nền tảng chung ban đầu của liên minh này đã nhanh chóng suy yếu, khiến việc “cho và nhận” vốn cần thiết trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang cách đây khoảng một năm. Tòa án đã phán quyết chống lại kế hoạch của chính phủ nhằm phân bổ lại số tiền chưa được chi từ một khoản nợ được giải ngân để giảm thiểu hậu quả của đại dịch COVID-19. Thay vào đó, số tiền này được chuyển hướng cho ngân sách hành động vì khí hậu của chính phủ, dẫn đến việc ngân sách thiếu hụt 60 tỷ euro (65 tỷ đô la Mỹ).
Kể từ khi có phán quyết này, cả ba đối tác liên minh đều cố gắng nâng cao vị thế của mình bằng cách công khai chỉ trích nhau. Tháng trước, Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ngành với các doanh nhân hàng đầu mà không mời Phó thủ tướng Robert Habeck (Đảng Xanh) và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (FDP).
Video đang HOT
Điều này đã tạo ra sự căng thẳng thêm giữa các bên. Bộ trưởng Lindner sau đó tự tổ chức cuộc họp với các đại diện doanh nghiệp khác, trong khi Phó Thủ tướng Habeck đề xuất một quỹ tài trợ bằng nợ trị giá một tỷ euro để thúc đẩy đầu tư của các công ty. Tuy nhiên, FDP không đồng tình với đề xuất này, nhấn mạnh rằng cần tuân thủ quy định nghiêm ngặt về hạn chế thâm hụt ngân sách ở mức 1% GDP mỗi năm.
Trong một bài báo chính sách dài 18 trang, Bộ trưởng Lindner đã kêu gọi thay đổi hướng đi trong nền kinh tế, bao gồm việc giảm thuế sâu rộng cho các công ty và những người có thu nhập cao. Ông cũng muốn xóa bỏ các mục tiêu bảo vệ khí hậu đầy tham vọng và giảm phúc lợi. Những lập trường này không thể chấp nhận đối với SPD và Đảng Xanh, khiến cho căng thẳng trong liên minh gia tăng. Tỷ lệ ủng hộ của chính phủ liên minh đã chạm đáy.
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa. Tuy nhiên, điều này không tự động dẫn đến bầu cử mới; SPD và Đảng Xanh có thể tiếp tục hoạt động như một chính phủ thiểu số.
Nỗ lực duy trì liên minh
Thủ tướng Scholz đang nỗ lực ngăn chặn sự tan rã của liên minh bằng mọi giá. Ông đã tổ chức nhiều cuộc đàm phán khẩn cấp tại Phủ Thủ tướng nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Các cuộc họp ba bên giữa ông Scholz, Habeck và Lindner đã được lên kế hoạch trong vài ngày tới với mục tiêu phát triển “một khái niệm tổng thể” dựa trên các đề xuất khác nhau về chính sách kinh tế.
Áp lực thời gian cũng đang gia tăng khi ngân sách năm 2025 dự kiến sẽ được thông qua tại Quốc hội vào cuối tháng 11. Cuộc họp điều chỉnh của Ủy ban Ngân sách sẽ diễn ra vào ngày 14/11, trong khi dự thảo ngân sách vẫn còn thiếu hụt vài tỷ euro.
Đảng Xanh đã thể hiện khả năng thỏa hiệp khi Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck đồng ý sử dụng số tiền dành cho một công ty chip Intel mới để lấp đầy khoảng trống trong ngân sách thay vì giữ nguyên cho Quỹ Khí hậu. Điều này cho thấy sự cần thiết phải hợp tác giữa các bên để vượt qua khủng hoảng.
Trong bối cảnh căng thẳng hiện tại, lãnh đạo Đảng Xanh cũng cảnh báo về sự tan rã của liên minh nếu không có sự nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề. “Điều này đòi hỏi một mức độ nghiêm túc hoàn toàn mới”, ông nói. Cuộc khủng hoảng hiện tại đang đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng duy trì ổn định của chính phủ Đức và tương lai của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Chuyến công du nhiều mục tiêu
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang có chuyến công du tới Ấn Độ.
Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng liên quan đến xung đột tại Ukraine, cũng như chủ trương đa dạng hóa kinh tế của Chính phủ Đức để giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chuyến thăm này được đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trọng tâm của chuyến thăm sẽ là cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Olaf Scholz với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi. Sau đó, hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc thảo luận với đại diện doanh nghiệp hai bên. Thủ tướng Đức cũng sẽ tới thăm "thành trì công nghệ cao" của Ấn Độ ở Bangalore, miền Nam đất nước. Tháp tùng Thủ tướng Scholz trong chuyến thăm này là phái đoàn doanh nghiệp lớn của Đức.
Chuyến thăm đầu tiên của ông Olaf Scholz tới Ấn Độ trên cương vị Thủ tướng Đức được cho là cơ hội tốt để hai bên đánh giá lại những kết quả chính của cuộc tham vấn lần thứ sáu giữa Chính phủ Đức và Chính phủ Ấn Độ hồi tháng 5/2022; tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng, hướng tới các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, thúc đẩy hợp tác về lao động và đưa ra hướng dẫn chiến lược cho sự hợp tác về khoa học và công nghệ.
Về kinh tế, hiện tại nước Đức đang tích cực đa dạng hóa quan hệ kinh tế, thương mại với mục tiêu giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ấn Độ với quy mô dân số khoảng 1,4 tỷ dân và là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, là đối tác hết sức quan trọng của Đức tại châu Á. Mặc dù vậy, trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Đức năm 2022, Ấn Độ chỉ xếp thứ 22 về xuất khẩu và thứ 24 về nhập khẩu. Kim ngạch thương mại song phương Đức-Ấn đạt khoảng 30 tỷ euro. Con số này chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn hợp tác của cả hai bên. Trong khi đó, việc đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ vẫn chưa có nhiều tiến triển.
Tại Đức, mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác hơn nữa về kinh tế, thương mại với Ấn Độ - động lực tăng trưởng của châu Á, là rất lớn. Theo ông Stefan Halusa, lãnh đạo Phòng Thương mại Đức tại Ấn Độ, với mối quan hệ chính trị tốt, chia sẻ nhiều giá trị chung, hai nước có rất nhiều cơ hội để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại. Vì không có sự phụ thuộc từ một phía nên cán cân thương mại song phương giữa Đức và Ấn Độ hiện khá cân bằng.
Ấn Độ đang giữ cương vị chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tại New Delhi vào tháng 9 tới, trong đó chủ đề khí hậu và các ngành công nghiệp xanh sẽ là một phần quan trọng của các cuộc đàm phán. Giống như EU và Mỹ, Ấn Độ đang tích cực đầu tư cho các công nghệ mới, trong đó có công nghệ năng lượng Mặt Trời, hydro xanh và xe điện. Đây đều là các lĩnh vực mà nền kinh tế Đức hết sức quan tâm. Chuyến đi của Thủ tướng Scholz tới "thành trì công nghệ cao" Bangalore của Ấn Độ cho thấy rõ điều này.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Berlin hồi tháng 5/2022, Đức và Ấn Độ đã ký kết tổng cộng 14 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có bảo vệ khí hậu, phát triển công nghệ hydro xanh... Thủ tướng Đức đã tuyên bố sẽ cung cấp 10 tỷ euro để thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Ấn Độ trong những năm tới. Với một phái đoàn doanh nghiệp lớn đi cùng, chuyến thăm tới New Delhi của Thủ tướng Đức vừa để thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác đã có, vừa hướng tới mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho nền kinh tế Đức. Ấn Độ được coi là thị trường rất tiềm năng cho các ngành công nghiệp Đức như hóa chất, dược phẩm, công nghệ y tế, ô tô, kỹ thuật cơ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Về chính trị, giới chuyên gia cho rằng không phải ngẫu nhiên chuyến thăm Ấn Độ lại được tổ chức đúng vào dịp tròn 1 năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Trong suốt thời gian qua, bất chấp sức ép từ phương Tây, Chính phủ Ấn Độ vẫn kiên định lập trường trung lập, không tham gia các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại Nga cả về kinh tế lẫn chính trị. Ngược lại, New Delhi tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với Moskva, đặc biệt là việc nhập khẩu năng lượng. Nếu trước xung đột, lượng dầu nhập khẩu từ Nga chỉ chiếm 1% tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ, thì đến tháng 1/2023, tỷ lệ này đã tăng lên 28% và Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Ấn Độ. Nhập khẩu phân bón từ Nga cũng tăng vọt. Tính chung, giá trị nhập khẩu từ Nga đã tăng lên hơn 37,3 tỷ USD trong vòng 10 tháng, từ tháng 4/2022 - 1/2023, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước, đưa Nga lên vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp của Ấn Độ.
Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Đức lần này là nỗ lực tiếp theo của Đức nhằm gắn kết Ấn Độ chặt chẽ hơn với phương Tây.
Theo chuyên gia Christian Wagner từ Viện Khoa học và Chính trị Đức (SWP), phương Tây đang thúc đẩy sự hợp tác nhiều hơn với Ấn Độ nhằm giảm sự phụ thuộc của New Delhi vào Moskva. Còn theo nhận định của báo Thế giới (Die Welt), Ấn Độ là đối tác rất quan trọng của phương Tây nói chung và nước Đức nói riêng.
Đại sứ Đức tại Ấn Độ Philipp Ackermann cho biết xung đột Nga - Ukraine và các hành động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chuyến thăm của Thủ tướng Scholz. Ngoài ra, Đức cũng rất cần Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng sẽ là một chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận tại New Delhi.
Đức: Chính phủ liên minh nhất trí giải pháp giảm thâm hụt ngân sách năm 2025 Ngày 16/8, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết chính phủ liên minh nước này đã đạt được nhất trí về các giải pháp bù đắp khoản thâm hụt 17 tỷ euro (18,72 tỷ USD) trong ngân sách năm 2025. Tháng 7 vừa qua, Nội các Đức đã thông qua dự thảo ngân sách năm 2025 sau nhiều tháng đàm...