Tuyển sinh đại học năm 2022: Nhiều điều chỉnh trong đề án tuyển sinh

Theo dõi VGT trên

Hiện các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đang ráo riết xây dựng đề án tuyển sinh năm 2022.

Trong đó có nhiều đề án điều chỉnh và thay đổi các phương thức xét tuyển như tăng chỉ tiêu ở các phương thức xét tuyển riêng, giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mở rộng các kỳ thi riêng để tăng tính tự chủ trong tuyển sinh.

Tuyển sinh đại học năm 2022: Nhiều điều chỉnh trong đề án tuyển sinh - Hình 1

Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng điểm học bạ THPT năm 2021 tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM

Mở rộng các kỳ thi riêng

Điểm đáng chú ý nhất trong tuyển sinh năm 2022 là các trường ĐH, CĐ phát huy mạnh tính tự chủ trong tuyển sinh theo tinh thần của Luật Giáo dục đại học (năm 2018). Nhiều trường mở rộng địa điểm, tăng các đợt tổ chức kỳ thi riêng (thi đánh giá năng lực – ĐGNL, đánh giá tư duy, thi năng khiếu).

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), kỳ thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức đánh giá các năng lực cơ bản của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Kỳ thi sẽ tổ chức thành 2 đợt và thí sinh chỉ cần làm 1 bài thi duy nhất. Đợt 1 dự kiến vào ngày 27-3-2022 và đợt 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 7-2022. Từ năm 2022, ĐH Quốc gia TPHCM sẽ mở rộng địa điểm tổ chức kỳ thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh cả nước tham gia. Kết quả kỳ thi là một trong số các phương thức xét tuyển vào trường thành viên ĐH Quốc gia TPHCM và các trường ĐH, CĐ khác.

Ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Phó trưởng Ban Đào tạo (ĐH Quốc gia Hà Nội), cũng cho biết, tính đến nay đã có 30 trường ĐH chính thức đăng ký sử dụng kết quả bài thi ĐGNL để xét tuyển năm 2022. Trung tâm sẽ kết hợp với nhiều trường ĐH trong cả nước tổ chức kỳ thi trên diện rộng với nhiều điểm thi ở Hà Nội, các tỉnh, thành phố phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đà Nẵng và TPHCM. Theo ông Nguyễn Tiến Thảo, kỳ thi năm 2022 sẽ tiếp tục ứng dụng kỹ thuật kiểm tra đánh giá hiện đại và tối ưu hóa quá trình tổ chức thi trên máy tính, bổ sung 20% câu hỏi mới vào ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thi chuyên nghiệp.

Trong khi đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy có yếu tố phân loại cao hơn, nhiều thách thức hơn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hiện đã có 8 trường ĐH đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 để xét tuyển. Theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường, bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm 3 phần: phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Kỳ thi sẽ tổ chức thi thử vào 2 đợt.

Điều chỉnh chỉ tiêu ở các phương thức

Cùng với việc đăng ký sử dụng kết quả các kỳ thi riêng, trong cơ cấu chỉ tiêu ở các phương thức xét tuyển của nhiều trường cũng thay đổi. Theo PGS-TS Vũ Duy Hải, Phó trưởng Phòng Tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm khác biệt lớn nhất thí sinh cần nắm rõ là kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 được dùng cho một phương thức xét riêng và tăng chỉ tiêu, chiếm đến 60-70% trong tổng số 7.500 chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Ngược lại, chỉ tiêu dành cho phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm xuống chỉ còn từ 10-20% (năm 2021 là 40-50%).

Th.S Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), cho biết, năm 2022, trường điều chỉnh chỉ tiêu ở các phương thức xét tuyển. Trong đó, dành đến 70% chỉ tiêu (nhiều hơn năm 2021 từ 10-20%) xét kết quả thi ĐGNL do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức. Trường cũng tăng chỉ tiêu ở phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định của ĐH Quốc gia TPHCM từ 1-5%, phương thức xét tuyển thí sinh người nước ngoài 3% (năm 2021 chỉ 1%). Ngoài ra, trường dự kiến mở một số ngành, chương trình đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội, như: Công nghệ điện tử và Tin học (ngành thử nghiệm), Kỹ thuật máy tính, Quản lý tài nguyên và môi trường.

PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), chia sẻ, trường giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Điểm mới nhất trong năm 2022 là dự kiến bổ sung thêm phương thức tuyển sinh mới xét kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn. Trường ĐH Giao thông Vận tải sẽ duy trì 4 phương thức tuyển sinh như năm trước, gồm sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT (40-50%), xét điểm học bạ THPT (20-30%), tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế (1-2%), xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp (5-10%)…

Video đang HOT

Theo đại diện nhiều trường ĐH, CĐ, đến cuối tháng 12-2021, các trường sẽ hoàn tất công bố đề án tuyển sinh năm 2022. Với nhiều sự điều chỉnh, thí sinh cần nắm rõ, đặc biệt là chỉ tiêu thay đổi ở từng phương thức xét tuyển, để có sự chuẩn bị và tính toán. Với các kỳ thi riêng như thi ĐGNL, thi đánh giá tư duy, thi năng khiếu ở các ngành nghệ thuật, sư phạm… được mở rộng cả về địa điểm và số lần thi, thí sinh cân nhắc để đăng ký thi nhằm tăng thêm cơ hội xét tuyển trong năm 2022.

GS Nguyễn Thanh Phương: đại học tự chủ hoàn toàn không nên đặt trần học phí

Khi đã tự chủ hoàn toàn, trường nào cũng sẽ tính toán thu ở mức nào để đảm bảo hoạt động nhất là tuyển sinh, chứ không phải lúc nào cũng thu cao.

Từ năm 2015 đến nay các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020 - 2021 (Nghị định số 86).

Nghị định số 86 đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (Khoản 1 Điều 5) và cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (khoản 2 Điều 5), mức tăng học phí bình quân 10%/năm.

Các cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện đổi mới thí điểm cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP thực hiện theo Đề án thí điểm cơ chế hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho từng cơ sở giáo dục đại học.

Hiện nay, Chính phủ quy định về học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP hết hiệu lực khi năm học 2020-2021 kết thúc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp các bộ ngành, lấy ý kiến rộng rãi các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo trên cả nước để hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86.

Thời gian qua một số ý kiến cho rằng, không nhất thiết phải tự chủ hoàn toàn mới được xác định được học phí trên cơ sở chi phí đào tạo.

Trước vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Thanh Phương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Cần Thơ, hiện đang là Đại biểu Quốc hội khóa XV để lắng nghe ý kiến của ông về vấn đề này.

Năm học 2021-2022, nhiều trường đại học bắt đầu áp dụng cơ chế tự chủ sẽ có mức thu học phí tăng vọt so với năm học trước. Theo ông, có cần quy định mức trần học phí đối với các trường công tự chủ?

Giáo sư Nguyễn Thanh Phương: Hiện nay, học phí là nguồn lực tài chính chủ yếu của trường, dùng để chi trả lương cho cán bộ; phát triển cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy (phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,...); tổ chức thực tập, thực hành cho người học; hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên và cán bộ,....

GS Nguyễn Thanh Phương: đại học tự chủ hoàn toàn không nên đặt trần học phí - Hình 1

Giáo sư Nguyễn Thanh Phương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Cần Thơ, hiện đang là Đại biểu Quốc hội khóa XV (ảnh: quochoi.vn)

Thực tế, nguồn thu từ các hoạt động khác của nhiều trường không nhiều, đặc biệt là việc khai thác cơ sở vật chất để tạo nguồn thu đang bị giới hạn bởi Luật Sử dụng tài sản công và nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Vì vậy, để trường đào tạo tốt thì học phí là yếu tố có tính quyết định, khó nói thu học phí thấp mà đào tạo chất lượng cao?

Mức trần học phí có qui định không thì tuỳ vào mức độ tự chủ và nguồn thu khác của trường để cân đối nguồn lực tài chính.

Theo tôi những trường công lập tự chủ hoàn toàn ( Nhóm 1: tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư ) thì không nên có trần học phí. Tôi nghĩ trường nào cũng sẽ tính toán thu ở mức nào để đảm bảo hoạt động nhất là tuyển sinh, chứ không phải lúc nào cũng thu cao. Tôi hiểu nhiều người học hiện có đủ thông tin để quyết định học trường nào tuỳ vào chất lượng và khả năng chi trả của họ.

Tuy nhiên, đối với những trường không có trần có thể mức học phí sẽ cao, nhiều sinh viên khó khăn và học giỏi có thể khó có điều kiện vào học các trường này, đặc biệt là các trường đang có chất lượng cao. Vì thế, cũng rất cần những trường này có một tỉ lệ nhất định về cấp học bổng toàn phần hay bán phần cho sinh viên cho toàn khoá học để các em giỏi có thể an tâm học tập tốt, trở thành người giỏi.

Một số ý kiến cho rằng, các trường chưa tự chủ hoàn toàn thì Nhà nước cần quy định mức trần nhưng đừng quá quá sát vì cơ sở giáo dục nào cũng cần đầu tư nâng cao chất lượng, giữ chân giảng viên có năng lực. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

Giáo sư Nguyễn Thanh Phương: Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP qui định cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có chia ra 4 nhóm ( các trường chưa tự chủ hoàn toàn gồm nhóm 2: tự đảm bảo chi thường xuyên và nhóm 3 tự đảm bảo 1 phần chi thường xuyên ).

Tôi cho rằng quan điểm có mức trần học phí là phù hợp, vì vẫn còn sự đầu tư của Nhà nước để có sự khác biệt với nhóm 1 là tự chủ hoàn toàn.

Tuy nhiên, trần học phí hiện nay quá thấp, trần qui định phải đủ rộng cho từng nhóm để trường quyết định mức thu phù hợp nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho trường hoạt động và tỉ trọng học phí trong tổng ngân sách của các trường thường hơn 50%, có thể đến 70%.

Giảng viên có năng lực tốt sẽ là yếu tố quyết định chất lượng của trường cả về giảng dạy, nghiên cứu khoa học,.. nguồn lực tài chính tốt không chỉ giúp giữ chân giảng viên giỏi mà còn thúc đẩy các hoạt động học thuật khác để nâng cao uy tín và vị trí của trường.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư.

Điều 9 của Nghị định 60/2021/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ 15/8/2021 đã phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công như sau:

1. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.

Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:

- Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;

- Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.

b) Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.

2. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;

b) Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).

3. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:

a) Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;

b) Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;

c) Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.

4. Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này dưới 10%;

b) Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy5 thanh niên nằm ngủ giữa nhà và sự xuất hiện của người đàn ông lúc rạng sáng khiến tất cả vùng dậy
16:48:16 20/01/2025
Nữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ướcNữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ước
20:09:46 20/01/2025
Sao Việt 20/1: Hoa hậu Thùy Tiên khoe sắc ở Thụy Sĩ sau khi nhận bằng Thạc sĩSao Việt 20/1: Hoa hậu Thùy Tiên khoe sắc ở Thụy Sĩ sau khi nhận bằng Thạc sĩ
15:56:38 20/01/2025
Thần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹThần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹ
17:02:48 20/01/2025
Dàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji HyoDàn sao Running Man phản ứng gượng gạo, gây hoang mang khi xem bộ ảnh nóng bỏng của Song Ji Hyo
16:04:01 20/01/2025
Tuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền NamTuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền Nam
18:30:02 20/01/2025
Diệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần haiDiệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần hai
18:39:50 20/01/2025
Ngán ngẩm thay ca sĩ Jack - J97Ngán ngẩm thay ca sĩ Jack - J97
16:09:13 20/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Squid Game kiếm gần 1 tỷ USD, đạo diễn thiệt thòi, người giàu nhất phim lộ diện

Squid Game kiếm gần 1 tỷ USD, đạo diễn thiệt thòi, người giàu nhất phim lộ diện

Hậu trường phim

21:38:50 20/01/2025
Hwang Dong-hyuk, đạo diễn của bộ phim đình đám Squid Game, đã không nhận được bất kỳ phần thưởng tài chính xứng đáng nào dù tác phẩm này của ông mang lại doanh thu khổng lồ, ước tính gần 900 triệu USD cho Netflix.
Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'

Nam du khách tử vong bí ẩn trên hòn đảo 'tử thần'

Du lịch

21:31:45 20/01/2025
Một nam du khách 21 tuổi người Ireland được phát hiện tử vong trên đảo tử thần khét tiếng Koh Tao, thuộc huyện Ko Pha Ngan, tỉnh Surat Thani.
Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

Sức khỏe

21:19:47 20/01/2025
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm (NCDs) chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, và tiểu đường đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở nhóm dân số trẻ tuổi.
Lỡ miệng thốt ra 1 từ về mẹ chồng, nàng thơ gen Z lộ chuyện không được lòng nhà chủ tịch showbiz

Lỡ miệng thốt ra 1 từ về mẹ chồng, nàng thơ gen Z lộ chuyện không được lòng nhà chủ tịch showbiz

Sao châu á

21:12:11 20/01/2025
Theo tờ 163, nàng thơ gen Z vừa gây bàn tán khi gọi mẹ chồng là cô trên sóng livestream. Sau khi nhận ra bản thân lỡ miệng, Từ Nghệ Dương không khỏi bối rối.
SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?

SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?

Sao việt

21:04:53 20/01/2025
Dù nhận về nhiều ý kiến trái chiều, nhưng không thể phủ nhận rằng SOOBIN và Thanh Thuỷ hiện đang là tâm điểm bàn tán của cộng đồng mạng.
Bé gái 10 tuổi câu được cá ngừ vây vàng khổng lồ

Bé gái 10 tuổi câu được cá ngừ vây vàng khổng lồ

Netizen

20:48:14 20/01/2025
Một bé gái 10 tuổi đến từ Washington, Mỹ đã khiến cộng đồng câu cá sửng sốt khi câu được một con cá ngừ vây vàng khổng lồ.
Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ

Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ

Góc tâm tình

20:38:16 20/01/2025
Tết năm nay có lẽ vợ chồng tôi sẽ bớt được mấy bao lì xì nhờ sự ích kỷ xấu tính của chị dâu.Mẹ tôi xách giỏ rau sang cho con dâu dưỡng thai nhưng bà thông gia ném hết đi chỉ vì một củ nghệ
Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị tuyên phạt 30 tháng tù treo, thử thách 5 năm

Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng bị tuyên phạt 30 tháng tù treo, thử thách 5 năm

Pháp luật

20:18:59 20/01/2025
Theo Hội đồng xét xử, quá trình điều tra và xét hỏi công khai tại phiên tòa, có đủ cơ sở xác định, Dự án Đại Ninh của Công ty Sài Gòn Đại Ninh có nhiều sai phạm, từng bị kiến nghị thu hồi theo Kết luận số 929 của Thanh tra Chính phủ.
Bậc thầy phong thủy dự báo năm 2025 tuổi Thân: Khổ tận cam lai phúc lộc đầy, vượt qua chông gai đón thái hòa

Bậc thầy phong thủy dự báo năm 2025 tuổi Thân: Khổ tận cam lai phúc lộc đầy, vượt qua chông gai đón thái hòa

Trắc nghiệm

20:16:08 20/01/2025
Cuộc sống của người tuổi Thân trong năm Ất Tỵ 2025 có gì đặc biệt?Top 5 con giáp được quý nhân phù trợ nhiều nhất trong tháng Giêng Thần tài gọi tên: 3 con giáp may mắn đếm tiền mỏi tay tuần tới 4 con giáp vận đỏ như son, phúc
Bắt gặp Mạc Hồng Quân và vợ siêu mẫu tình tứ trên sân pickleball, nàng WAG được tổ chức sinh nhật đặc biệt

Bắt gặp Mạc Hồng Quân và vợ siêu mẫu tình tứ trên sân pickleball, nàng WAG được tổ chức sinh nhật đặc biệt

Sao thể thao

19:59:19 20/01/2025
Cứ có thời gian rảnh tiền đạo sinh năm 1992 và vợ lại lên đồ xuống sân pickleball phẩy vợt . Cặp đôi còn không ngần ngại thể hiện tình cảm với nhau trên sân. Vợ chồng chàng cầu thủ cũng tạo thành một cặp đôi kết hợp ăn ý trên sân khi th...
Mệnh danh là "vàng của thế giới thực vật", dùng nấu món ăn cực ngon lại giúp nuôi dưỡng gan, củng cố hệ miễn dịch và đẹp da

Mệnh danh là "vàng của thế giới thực vật", dùng nấu món ăn cực ngon lại giúp nuôi dưỡng gan, củng cố hệ miễn dịch và đẹp da

Ẩm thực

19:48:17 20/01/2025
Món ăn hoàn thành với màu cam, vàng và xanh đan xen, hương vị hòa quyện. Kết cấu của món ăn giòn, ngon, ngọt, đậm đà ăn cùng cơm rất đưa vị.