Tuyển sinh đại học: Cần giải pháp bền vững

Theo dõi VGT trên

Thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) trên cả nước đang thông báo chỉ tiêu và điều kiện xét tuyển bổ sung, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1. Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy những ngành xét tuyển bổ sung không phải ngành có điểm chuẩn cao của các trường.

Tuyển sinh đại học: Cần giải pháp bền vững - Hình 1

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Hàng nghìn chỉ tiêu ở các trường top giữa và dưới

Thống kê cho thấy, hiện đã có 45 trường ĐH thông báo xét tuyển bổ sung hàng ngàn chỉ tiêu vào các ngành đào tạo bậc ĐH hệ chính quy năm 2021. Theo phương án đào tạo của các trường, dù thí sinh trúng tuyển theo phương thức nào đều học chung chương trình, tiến độ và các chế độ, chính sách đều áp dụng chung. Vì vậy, thí sinh có thể cân nhắc nộp hồ sơ vào các phương thức xét bổ sung như xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực…

Đơn cử, Học viện Ngân hàng thông báo xét tuyển bổ sung ngành Kế toán (định hướng Nhật Bản, Học viện Ngân hàng cấp bằng) với 25 chỉ tiêu tuyển bổ sung, tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01, D07. Mức điểm nhận hồ sơ được trường đưa ra với ngành này là 26,4 điểm. Ngoài ra, trường còn xét tuyển bổ sung ngành Hệ thống thông tin quản lý (định hướng Nhật Bản, Học viện Ngân hàng cấp bằng) với 24 chỉ tiêu bổ sung. Mức điểm nhận hồ sơ vào ngành này là 26,3 điểm.

Trường ĐH Lâm nghiệp (Hà Nội) tuyển bổ sung ở 20 ngành đào tạo ở 3 cơ sở. Điểm nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung là 15 điểm với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và 18 điểm với xét tuyển học bạ, không phân biệt tổ hợp và ngành đào tạo.

Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP HCM, tuyển bổ sung sinh viên cho gần 30 ngành. Trong đó có nhiều ngành liên kết với ĐH nước ngoài, điểm sàn nhận hồ sơ thấp nhất là 15 điểm;…

Trường top trên không có nhu cầu tuyển bổ sung

Theo kế hoạch, ngày 26/9 các trường ĐH-CĐ sẽ kết thúc đợt 1 xét tuyển. Tuy nhiên, cho đến đến nay, nhiều trường đã có tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học đạt gần 100%.

PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, tính đến ngày 22/9, tỷ lệ xác nhận nhập học chung của toàn trường đã đạt 93%. Trong số 59 ngành đào tạo, chỉ có 10 ngành có tỷ lệ xác nhận nhập học/chỉ tiêu dưới 100% (từ 92-99%), 49 ngành còn lại đều trên 100%.

Được biết, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM là trường đầu tiên thông báo xét tuyển thẳng điểm thi THPT năm 2021 vào hệ ĐH chính quy, với điều kiện điểm đăng ký phải từ 26,75. Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển hạn cuối đến 17 giờ ngày 28/9.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch, Trưởng ban Đào tạo, Học viện Tài chính cho biết, những thí sinh đạt điểm thi 28, 29 điểm là nguồn có chất lượng đầu vào cao nên Học viện có dự định tuyển bổ sung đối với những trường hợp này. Tuy nhiên, về chỉ tiêu tuyển sinh cũng như điểm dự định xét tuyển phải phụ thuộc vào lượng thí sinh nhập học đã đủ hay chưa. Nếu số chỉ tiêu vào trường đã đủ, Học viện sẽ xin phép Bộ GDĐT để tăng chỉ tiêu tuyển sinh mới có thể tuyển những thí sinh trên 27 điểm trượt ĐH.

Như vậy có thể thấy, những ngành xét tuyển bổ sung không phải những ngành có điểm chuẩn cao của các trường. Các trường top trên thường không có nhu cầu xét tuyển bổ sung. Vì vậy, dù được phép tuyển sinh quanh năm, nhưng quan trọng nhất với các trường ĐH vẫn là đợt 1 xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, và các phương thức xét tuyển riêng trước đó ở các trường top trên, nhất là với những ngành học “hot”.

Theo thống kê của Bộ GDĐT, cả nước có 165 thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên (theo tổ hợp thi 3 môn, chưa gồm điểm ưu tiên) nhưng không trúng tuyển đợt 1. Ông Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ GDĐT cho biết nhằm tạo mọi điều kiện để các em có cơ hội, Bộ sẽ trao đổi với các trường để tạo điều kiện cho các em có điểm cao nhưng thi trượt được xét tuyển bổ sung vào các ngành top của các trường top đầu. Bộ cũng sớm có hướng dẫn để các trường triển khai tuyển bổ sung những thí sinh nói trên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục việc tạo điều kiện để thí sinh đạt điểm cao chưa đỗ có cơ hội được xét tuyển bổ sung chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, tuyển sinh ĐH cần có giải pháp bền vững để đảm bảo quyền lợi, sự an tâm cho người học.

Video đang HOT

Theo TS Nghiêm Thuý Hằng, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cộng điểm vùng miền và đối tượng ưu tiên trong xét tuyển ĐH tạo nên bất công cho thí sinh, đặc biệt là ở những ngành học điểm chuẩn cao. Điển hình ngành Hàn Quốc của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (30 điểm khối C), ngành Xây dựng lực lượng của Học viện Chính trị Công an nhân dân 30,34 điểm khối C (với nữ)… Nếu các thí sinh không có điểm cộng, chắc chắn sẽ trượt…

Bà Hằng đề xuất hai hướng giải quyết điểm cộng ưu tiên. Thứ nhất, siết điểm cộng tối đa từ 2,75 xuống 1 điểm. Thứ hai, Bộ GDĐT có thể bỏ chính sách cộng điểm ưu tiên hoặc trao quyền quyết định cho các trường ĐH trong xét tuyển. Tuy nhiên việc giao quyền này cần quy định khung điểm tối thiểu và tối đa để tránh lạm phát điểm số.

TS Nguyễn Đức Nghĩa: Cần từng bước thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Nhìn các vấn đề phát sinh từ điểm chuẩn đại học năm nay, TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT cần được thay đổi dần.

Trong đó, đề thi là yếu tố cốt lõi.

Là người có kinh nghiệm nhiều năm theo dõi công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, đánh giá điểm chuẩn năm 2021 có 2 vấn đề nổi cộm.

Một là, số ít ngành có điểm chuẩn trúng tuyển trên 30 điểm. Hai là, số thí sinh điểm rất cao nhưng trượt hết các nguyện vọng. Hai vấn đề này đều có nguyên nhân sâu xa từ chất lượng đề thi.

TS Nguyễn Đức Nghĩa: Cần từng bước thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT - Hình 1

Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vẫn là phương thức được nhiều trường đại học sử dụng và đông thí sinh lựa chọn nhất. Ảnh: Phạm Ngôn.

Những ngành điểm chuẩn tăng mạnh đã được dự đoán

- Ông nhận xét mặt bằng điểm chuẩn năm nay so với năm 2020 có gì đặc biệt?

- So với năm 2020, nhìn chung, điểm chuẩn 2021 có tăng như đã được dự đoán khi Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm các môn thi. Nguyên nhân là tình hình nhiều trường đã điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển sang các phương thức khác khi kỳ thi tốt nghiệp không ổn định về thời gian, số thí sinh đăng ký xét tuyển tăng nhiều (tăng 150.000 người so với năm 2020).

Trong khi đó, điểm chuẩn tăng, thậm chí tăng khá mạnh ở nhóm trường tốp trên thu hút đông thí sinh đăng ký xét tuyển. Nhiều trường đại học vẫn có mức điểm chuẩn như năm 2020. Nhóm trường tốp trên có mức tăng điểm chuẩn trung bình từ 0,5-2 điểm, cá biệt có ngành tăng 4-5 điểm, còn tăng đến mức 8-9 điểm cũng có nhưng rất ít.

Những "vùng đỏ" đã thấy khi thống kê số liệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi kết thúc thời hạn đăng ký là các nhóm ngành An ninh, Quốc phòng (số nguyện vọng 1 đăng ký/chỉ tiêu lên đến 567%); Báo chí (311%); Du lịch - Khách sạn nhà hàng (210%)...

- Nhiều ngành ở một số trường có điểm chuẩn tăng 8-9, thậm chí 11 điểm so với năm ngoái. Ông có bất ngờ với điều này?

- Việc tăng điểm chuẩn đã được phân tích như ở trên, nhưng đối với một số ngành tăng 4-5 điểm, thậm chí 8-9 điểm thì cần nhìn ở một góc độ khác.

Tôi cho rằng những ngành có điểm chuẩn tăng nhiều do năm nay có thêm nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển, trong khi chỉ tiêu không tăng.

Nếu biết được số nguyện vọng đăng ký xét tuyển của những ngành này, chúng ta sẽ không bất ngờ, có chăng bất ngờ với lý do thí sinh lại chuyển sang đăng ký những ngành này (các trường đại học không được phép công bố số nguyện vọng đăng ký vào trường mình, kể cả sau khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng).

- Nhiều ý kiến cho rằng thí sinh khối A00 rất thiệt thòi khi xét tuyển chung với các khối có môn Tiếng Anh. Nhiều em trượt trắng 10, 15 nguyện vọng, dù đã đặt nguyện vọng đúng chiến thuật, điểm thi hơn điểm chuẩn năm 2020 của nguyện vọng cuối đến 5-6 điểm. Ông có thấy như vậy?

- Từ nhiều năm nay, thông thường, một ngành tuyển sinh xét tuyển theo nhiều tổ hợp môn thi. Để đơn giản trong kỹ thuật, nhiều trường định mức điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả tổ hợp xét tuyển. Hệ quả là thí sinh sẽ chọn tổ hợp mình có điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển.

Năm 2021, khi phổ điểm thi môn Tiếng Anh vượt trội các môn khác, rõ ràng thí sinh có điểm thi môn Tiếng Anh cao sẽ có lợi thế hơn khi xét tuyển. Đây là thực tế thí sinh phải chấp nhận, vì "luật chơi" đã được công bố trước.

Hiện tượng thí sinh có điểm cao nhưng vẫn trượt tất cả nguyện vọng năm nào cũng có, tuy nhiên không phải quá nhiều. Vấn đề nằm ở chỗ thí sinh phải có chiến lược chọn và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng sao cho vừa theo mong muốn của bản thân nhưng cũng cần theo mức độ điểm thi và tham khảo điểm chuẩn các ngành liên quan ở những năm trước.

Tôi hy vọng các thí sinh này cũng đã được xét trúng tuyển ở phương thức khác vào ngành, trường mà các em mong muốn.

TS Nguyễn Đức Nghĩa: Cần từng bước thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT - Hình 2

TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng cần từng bước thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa: Chí Hùng.

Điểm chuẩn trên 30 thường ở ngành ít chỉ tiêu

- Năm nay có những trường hợp điểm chuẩn trên 30. Nhiều người cho rằng đây là thực tế vô lý, thủ khoa khối thi cũng có thể trượt đại học?

- Đến thời điểm này, điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận là ngành Sư phạm Ngữ văn của ĐH Hồng Đức (30,5 điểm); ngành Hàn Quốc học (30 điểm) ở khối C00 của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ngành Xây dựng lực lượng (khối C00, nữ) của Học viện Chính trị Công an Nhân dân (30,34 điểm).

Chúng ta cần lưu ý rằng trong hơn 3.000 ngành tuyển sinh của gần 250 trường đại học trên cả nước, chỉ có 3-4 ngành có điểm chuẩn trên mức 30.

Tất nhiên, thực tế không có thí sinh nào có tổng điểm thi 3 môn trên 30 điểm. Nhân đây tôi cũng lưu ý khi còn thi tự luận, quy chế cho phép chấm thêm điểm khuyến khích cho thí sinh có lời giải độc đáo trong bài thi. Tuy nhiên, chưa có thí sinh đạt điểm thi trên 10 điểm/bài thi. Hiện nay, các môn thi đều dưới hình thức trắc nghiệm (trừ Ngữ văn) nên điều này càng không thể có.

Điểm chuẩn trúng tuyển được các trường đại học công bố là dành cho thí sinh ở khu vực 3 (không có ưu tiên). Như vậy, mức điểm chuẩn này bắt buộc thí sinh trúng tuyển phải được hưởng điều kiện ưu tiên để có điểm xét tuyển (điểm thi điểm ưu tiên) đạt mức điểm chuẩn.

Điểm chuẩn trên 30 cũng đã có ở những năm trước chứ không phải mới có ở năm 2021. Điều này xảy ra với những ngành ít chỉ tiêu nhưng lại có nhiều thí sinh, đặc biệt là thí sinh có điểm thi cao đăng ký xét tuyển.

- Ông đánh giá thế nào về việc Bộ GD&ĐT "mở đường" cho 165 thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào, trong đó, 107 em chỉ đăng ký một nguyện vọng?

- Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng và sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, các em được điều chỉnh nguyện vọng, thậm chí được điều chỉnh đến 3 lần, được quyền đăng ký thêm nguyện vọng.

Minh chứng là trong đợt điều chỉnh nguyện vọng vừa qua 45% thí sinh điều chỉnh, gần 85.000 nguyện vọng được bổ sung. Tuy nhiên, một số ít em điểm cao đã không điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng để bảo đảm quyền lợi và cơ hội trúng tuyển của chính mình, dẫn đến hệ quả là 165 thí sinh trên 27 điểm vẫn không trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp (những thí sinh này có thể đã trúng tuyển theo các phương thức tuyển sinh khác).

Giải pháp của Bộ GD&ĐT cho những thí sinh này rất nhân văn nhưng có thể "dắt dây" thêm những vấn đề khác. Các thí sinh có điểm thi dưới 27 nhưng chưa trúng tuyển nguyện vọng nào thì sao? Vì sao lại phải "ưu ái" cho những thí sinh không thực hiện các quy định có lợi cho chính mình?

Từng bước thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT, cải thiện chất lượng đề thi

- Từ vấn đề điểm thi, điểm chuẩn, nhìn lại các khâu tổ chức thi, tuyển sinh, ông cho rằng có vấn đề nào nổi cộm, cần cải thiện?

- Bộ GD&ĐT đã xác định năm 2022 sẽ là bước đi đầu trong đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh. Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2021 và cả những năm trước cần đánh giá toàn diện. Riêng ở khía cạnh chất lượng đề thi, nhìn từ vấn đề điểm chuẩn, cũng cho thấy đây là một trong nội dung cần cải thiện.

2021 là năm có số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT trên 1 triệu em, đông nhất trong 5 năm trở lại đây (kể từ năm 2016). Việc này dẫn đến số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học tăng 150.000 em so với năm 2020. Số học sinh giỏi, điểm thi cao chỉ tập trung đăng ký vào một số ngành "hot" của một số trường.

Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề điểm chuẩn tăng cao và nhiều thí sinh điểm cao những trượt tất cả nguyện vọng. Nhưng không thể phủ nhận đề thi là nguyên nhân lớn dẫn đến bất cập này.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT cần được thay đổi một cách từ từ, từng bước. Mỗi bước thay đổi cần được chuẩn bị và có thời gian để học sinh thích nghi.

TS Nguyễn Đức Nghĩa

Hiện nay, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức được nhiều trường đại học sử dụng và có đông thí sinh chọn nhất. Độ tin cậy và độ phân cách của điểm thi đủ để các trường đại học dùng làm cơ sở xét tuyển từ nhiều năm qua, từ kỳ thi THPT quốc gia 2015 đến nay.

Kết quả thi chỉ được sử dụng trong năm thi tốt nghiệp. Trong khi đó, các chứng chỉ quốc tế có giá trị sử dụng trong nhiều năm, ít nhất cũng được 2 năm. Do vậy, việc chuẩn hoá và ổn định chất lượng đề thi là vấn đề cần cải thiện nếu kết quả thi tốt nghiệp còn tiếp tục là cơ sở quan trọng để các trường đại học sử dụng để tuyển sinh.

Về việc xét tuyển, các trường đại học cũng cần chuẩn bị thay đổi phù hợp chương trình giáo dục phổ thông, ví dụ thay đổi tổ hợp môn xét tuyển thế nào khi không còn điểm của từng môn riêng biệt (Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục Công dân...) trong học bạ THPT và trong kỳ thi tốt nghiệp; có các phương thức xét tuyển khác thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh của trường hay không.

- Theo ông, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2022 nên được tổ chức thế nào?

- Tôi nghĩ một kỳ thi đang vận hành ổn định, không thể đột nhiên thay đổi hoàn toàn. Một cách logic, kỳ thi tốt nghiệp THPT cần được thay đổi một cách từ từ, từng bước. Mỗi bước thay đổi cần được chuẩn bị và có thời gian để học sinh thích nghi. Chưa kể năm ngoái, Bộ GD&ĐT nhiều lần khẳng định từ nay đến năm 2025, về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT được giữ ổn định.

Chỉ lưu ý nếu kỳ thi diễn ra nhiều lần trong năm như Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn từng đề cập, dù Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức thi hoặc ủy quyền cho một trung tâm khảo thí, vấn đề quan trọng nhất vẫn là đề thi. Tôi nghĩ vấn đề cốt lõi là đề thi phải thật ổn định.

Rất nhiều người vẫn cho rằng tổ chức một kỳ thi để đánh rớt 2-3% thí sinh là vô nghĩa. Nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ dùng để xét tốt nghiệp thì đúng là vô nghĩa. Nhưng rất nhiều trường đại học vẫn phải dựa vào kỳ thi này để tuyển sinh. Nếu đột ngột bỏ kỳ thi, các trường này sẽ tuyển sinh ra sao? Trong khi đó, chỉ một vài trường đại học lớn có năng lực tổ chức tuyển sinh riêng.

Giả sử kỳ thi tốt nghiệp THPT được giao về cho các địa phương tự tổ chức, có chắc tỷ lệ tốt nghiệp sẽ giảm xuống hay tăng lên thành 100% (tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2021 là 98,6%)? Khi đó, các trường đại học tuyển sinh thế nào khi mỗi địa phương có một kết quả khác nhau?

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Rộ clip vợ Quý Bình cùng chồng nhậu, ăn nói văng tục, thực hư ra sao?Rộ clip vợ Quý Bình cùng chồng nhậu, ăn nói văng tục, thực hư ra sao?
10:02:40 29/04/2025
Nam danh hài ở nhà 5 tầng mặt tiền Quận 5 TP.HCM: Định xây 12 tầng nhưng bỏ vì 1 lí doNam danh hài ở nhà 5 tầng mặt tiền Quận 5 TP.HCM: Định xây 12 tầng nhưng bỏ vì 1 lí do
09:12:03 29/04/2025
Vụ sữa bột giả: Hai 'ông trùm' chi 150.000 USD để 'chạy án'Vụ sữa bột giả: Hai 'ông trùm' chi 150.000 USD để 'chạy án'
07:23:39 29/04/2025
Khoảnh khắc xúc động của cựu chiến binh Trần Văn Thanh được MC Đức Bảo kể lại trên sóng truyền hìnhKhoảnh khắc xúc động của cựu chiến binh Trần Văn Thanh được MC Đức Bảo kể lại trên sóng truyền hình
07:06:22 29/04/2025
Một nhân viên an ninh Vạn Hạnh Mall nói điều sốc sau khi suýt có vụ thứ 4Một nhân viên an ninh Vạn Hạnh Mall nói điều sốc sau khi suýt có vụ thứ 4
06:51:52 29/04/2025
Nữ ca sĩ hát "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" đạt hơn 2 tỷ lượt xem là ai?Nữ ca sĩ hát "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" đạt hơn 2 tỷ lượt xem là ai?
09:08:39 29/04/2025
Chi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại táChi Pu 'nổ profile' 3 đời dịp 30/4, fan đủ wow vì quá ngầu, toàn QN hàm đại tá
07:20:16 29/04/2025
Vân Trang cho con Qúy Bình đồ chơi , vợ cố DV dạy con đáp 1 câu lộ thái độ?Vân Trang cho con Qúy Bình đồ chơi , vợ cố DV dạy con đáp 1 câu lộ thái độ?
09:35:59 29/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Minh Hà: hậu phương quyền lực đứng sau Lý Hải, nắm trong tay tài sản kếch xù

Minh Hà: hậu phương quyền lực đứng sau Lý Hải, nắm trong tay tài sản kếch xù

Sao việt

13:25:45 29/04/2025
Minh Hà được biết là hậu phương vững chắc của đạo diễn Lý Hải, cô gây sốt với profile cực khủng khiến ai cũng ngưỡng mộ. Bản lĩnh, thông minh, cô là minh chứng cho vẻ đẹp tri thức và sự hy sinh thầm lặng, góp phần làm nên sự thành công ...
2 triệu người "nổi da gà" khi xem clip diễu binh kỷ niệm 30/4 đúng 10 năm trước, giọng MC quá truyền cảm

2 triệu người "nổi da gà" khi xem clip diễu binh kỷ niệm 30/4 đúng 10 năm trước, giọng MC quá truyền cảm

Netizen

13:18:02 29/04/2025
Các hoạt động trong dịp diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn đang nhận nhiều sự quan tâm nhất lúc này.
Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV

Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV

Thế giới số

13:12:42 29/04/2025
SMIC của Trung Quốc đã tạo ra chip 5nm mà không cần công nghệ quang khắc cực tím (EUV), một động thái có thể làm thay đổi cục diện ngành bán dẫn toàn cầu.
Căng: Lee Seung Gi tuyên bố cắt đứt quan hệ với nhà vợ lừa đảo, tù tội

Căng: Lee Seung Gi tuyên bố cắt đứt quan hệ với nhà vợ lừa đảo, tù tội

Sao châu á

13:08:40 29/04/2025
Lee Seung Gi phải ra thông báo từ mặt gia đình nhà vợ vì ông Lee Hong Heon được tiết lộ đã bị truy tố vào sáng nay vì các cáo buộc liên quan đến thao túng giá cổ phiếu của công ty năng lượng tái tạo Quantapia.
Đến TP.HCM xem diễu binh, nhớ thưởng thức những món đặc sản này

Đến TP.HCM xem diễu binh, nhớ thưởng thức những món đặc sản này

Ẩm thực

13:05:57 29/04/2025
Ẩm thực Sài Gòn không chỉ là ăn uống, đó là một phần linh hồn, một lối sống, một cách người ta giao tiếp với nhau qua từng món ăn.
Khi "cỗ máy kiếm tiền" 3 tuổi bật khóc trên mạng xã hội

Khi "cỗ máy kiếm tiền" 3 tuổi bật khóc trên mạng xã hội

Lạ vui

13:04:17 29/04/2025
Một hiện tượng mạng mới đã gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Một bé gái chưa đầy 3 tuổi làm ngôi sao ăn uống nhưng điều khiến mọi người chú ý không phải là em ăn ngon lành như thế nào mà là những video của em khiến người xem cảm thấy khó ...
Căn nhà 18 năm được "lột xác" bởi mẹ 40 tuổi: Không cần mua mới, chỉ cần cải tạo là đủ để tìm lại chính mình

Căn nhà 18 năm được "lột xác" bởi mẹ 40 tuổi: Không cần mua mới, chỉ cần cải tạo là đủ để tìm lại chính mình

Sáng tạo

13:02:01 29/04/2025
Ở tuổi mà con trai đầu bước vào giai đoạn nổi loạn, công việc không còn là chốn thăng hoa, cơ thể bắt đầu chậm lại , chị Shan Jin - một người mẹ có hai con - quyết định làm điều không ngờ: Cải tạo toàn bộ căn nhà cũ kỹ của mình.
Nam nghệ sĩ U60 khiến một MC đình đám VTV xấu hổ vì điều này

Nam nghệ sĩ U60 khiến một MC đình đám VTV xấu hổ vì điều này

Tv show

12:46:53 29/04/2025
Vừa qua, tại chương trình Cuộc hẹn cuối tuần, ca sĩ - đạo diễn Lý Hải đã khiến đồng nghiệp và khán giả phải choáng ngợp, trầm trồ khi khoe body săn chắc, 6 múi như thanh niên trai tráng ở tuổi U60.
Áo sơ mi + chân váy: Combo "nữ thần" đầu hè mà nàng nào cũng nên thử ít nhất một lần!

Áo sơ mi + chân váy: Combo "nữ thần" đầu hè mà nàng nào cũng nên thử ít nhất một lần!

Thời trang

12:40:36 29/04/2025
Nếu hỏi set đồ nào dịu dàng nhất mùa hè, thì combo áo sơ mi chân váy chắc chắn phải được xướng tên. Vừa thanh lịch nơi công sở, vừa thoải mái khi dạo phố, diện combo này trong những ngày đầu hè là lựa chọn không thể tuyệt hơn.
Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Tin nổi bật

12:29:56 29/04/2025
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đang củng cố hồ sơ để xử lý ông Khuất Văn Sinh do có hành vi chửi bới, dùng chân đạp vào bụng nam điều dưỡng của Trung tâm y tế huyện Thanh Ba.
Tại sao càng lớn tuổi da người lại càng nhăn nheo, xuống cấp?

Tại sao càng lớn tuổi da người lại càng nhăn nheo, xuống cấp?

Làm đẹp

12:14:08 29/04/2025
Thứ hai, quá trình sản xuất dầu tự nhiên của da cũng giảm dần theo tuổi tác, khiến da dễ bị khô, mất nước. Da khô sẽ làm cho các nếp nhăn trở nên rõ rệt hơn, khiến tổng thể bề mặt da trông thô ráp và xỉn màu.