Tuyển sinh đại học 2021: Có thể thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, một trong vài thay đổi quan trọng năm nay của quy chế tuyển sinh đại học 2021 là dự kiến cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần, thay vì chỉ 1 lần như những năm trước.
Thí sinh dự buổi phỏng vấn xét tuyển vào Trường đại học Bách khoa Hà Nội theo phương thức xét tuyển tài năng – ẢNH MAI CHI
Một đại diện Bộ GD-DT cho biết, về cơ bản, quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 Bộ này đang hoàn thiện bản dự thảo vẫn giữ nội dung như năm ngoái. Tuy nhiên, vẫn có một vài điều chỉnh nhỏ Bộ GD-ĐT muốn tiếp tục xin ý kiến dư luận trước khi ban hành chính thức.
Một trong vài thay đổi quan trọng đó là dự kiến cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần. Cụ thể, sau khi biết điểm thi, trong khoảng thời gian quy định, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần thay vì 1 lần duy nhất như những năm trước.
Một thay đổi khác là thí sinh được phép đăng ký xét tuyển nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến thay vì phải đăng ký trên phiếu đăng ký dự thi và xét tuyển như những năm trước. “Với những địa bàn khó khăn về thiết bị, đường truyền, các trường THPT, các trường đại học và các trường cao đẳng đào tạo giáo viên trên địa bàn sẽ tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn thí sinh về kỹ thuật khi đăng ký trực tiếp”, vị đại diện Bộ GD-ĐT cho biết.
Cũng theo vị đại diện này, những điều chỉnh trên đều đang là dự kiến. Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra lấy ý kiến phản biện của chuyên gia và xã hội, và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về phương án tuyển sinh 2021, sau khi cân nhắc xem xét kỹ lưỡng các ý kiến góp ý.
Video đang HOT
Được biết, trong năm nay, dù quy định về tuyển sinh từ phía Bộ GD-ĐT không có nhiều thay đổi nhưng từ phía các trường, hoạt động tuyển sinh đang được tăng dần tính tự chủ. Thay vì chủ yếu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (trước đây là thi THPT quốc gia) thì năm nay, các trường sẽ phân bổ nhiều chỉ tiêu hơn cho nhiều phương thức khác. Một số trường lớn còn dự định tổ chức kỳ thi riêng và dành khá nhiều chỉ tiêu cho kỳ thi riêng này.
Tuyển sinh 2020: Sư phạm vẫn chưa có bất ngờ
Sinh viên học ngành sư phạm ngoài được hỗ trợ học phí thì từ năm học 2020 - 2021 còn được hỗ trợ sinh hoạt phí.
Tuy vậy, mong đợi của xã hội là với sự "kích cầu" của chính phủ, sư phạm sẽ tạo ra được bất ngờ trong mùa tuyển sinh năm nay nhưng thực tế, không phải như vậy.
Sáng nay, 12/12, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị giáo dục Đại học (GDĐH) bằng hình thức trực tuyến.
Báo cáo tại Hội nghị, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT cho biết tính đến thời điểm hiện tại, tuyển sinh của các trường ĐH trên cả nước đã đạt được gần 90%. Tỷ lệ này cao hơn các năm học trước.
Kết quả Tuyển sinh các hình thức đào tạo năm học 2019 - 2020. Nguồn: Bộ GD&ĐT
Tuy nhiên, đối với nhóm ngành đào tạo sư phạm, bà Thủy cho biết tỷ lệ mới đạt 50% so với chỉ tiêu.
Đánh giá về tuyển sinh năm nay, Vụ trưởng Vụ GDĐH cho rằng cũng như những năm trước tuyển sinh ĐH tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cho thí sinh. Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng, giảm chi phí đi lại và tăng cơ hội trúng tuyển.
Với phần mềm lọc ảo, đã giảm số thí sinh ảo, giảm chi phí tổ chức thi, giảm áp lực cho các trường.
Các trường ĐH đã chủ động tự chủ tuyển sinh, đa dạng các phương thức xết tuyển và chịu trách nhiệm trước xã hội về tuyển sinh.
Năm 2020 cả nước có 2 nhóm lọc ảo hỗ trợ cùng với phần mềm của Bộ là nhóm miền Bắc gồm 52 trường và nhóm miền Nam gồm 88 trường.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thu Thủy cũng cho hay bên cạnh đó, các trường vẫn còn "ỉ nại" vào Bộ GD&ĐT khi có các vấn đề phát sinh của thí sinh, các trường đều chuyển lên Bộ trong khi có rất nhiều vấn đề các trường có thể tự giải quyết.
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của cả nước, trong đó có ngành GD nói chung và GDĐH nói riêng. Tuy nhiên công tác thi THPT và tuyển sinh đã được kịp thời điều chỉnh và thực hiện thành công.
Năm 2020, Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh; áp dụng CNTT triệt để trong tất cả các khâu; đảm bảo khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa số thí sinh ảo và kiểm soát tình trạng vượt chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.
Đồng thời, đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo theo đúng quy định của pháp luật; minh bạch thông tin trong đề án tuyển sinh, cung cấp thông tin cho thí sinh và minh bạch kết quả tuyển sinh.
Kết quả thi THPT được hầu hết các cơ sở đào tạo sử dụng để tuyển sinh.
Phần mềm tuyển sinh đã phát huy tác dụng: thí sinh trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất; và giúp cơ sở đào tạo thống kê, dự tính được thí sinh ảo để chủ động trong tuyển sinh. Hệ thống ổn định, không có hiện tượng nghẽn mạng.
Tuy nhiên, bà Thủy cho rằng các trường cũng cần xem xét về việc cân đối chỉ tiêu giữa các phương thức xét tuyển. Dư luận băn khoăn về việc có trường dành chỉ tiêu nhiều cho phương thức xét tuyển bằng học bạ.
Tuyển sinh đại học năm 2021: Phương thức đa dạng, khối trường y dự định thế nào? Một số trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2021 để tăng tính tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, những trường này vẫn dành phần chỉ tiêu hợp lý cho phương thức xét tuyển truyền thống là sử...