Tuyển sinh 2021: Học ngành nào để phù hợp với bối cảnh chuyển đối số?
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, học ngành nào là phù hợp?
Mùa tuyển sinh 2021 đang đến gần, các thí sinh lớp 12 ngoài việc gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi còn đặc biệt quan tâm tới chọn ngành, chọn nghề. Trong đó, câu chuyện chuyển đổi số đang được nhắc đến nhiều hiện nay ở tất cả các lĩnh vực đã tác động trực tiếp đến các thí sinh.
“Trong bối cảnh chuyển đổi số, ngành nào là cần thiết?”, là câu hỏi được nhiều thí sinh trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề đặc biệt lưu tâm.
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, khối ngành toán tin, toán ứng dụng là những ngành cần cho việc chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực chuyển đổi số. Đây cũng là những ngành được nhiều trường đại học đào tạo. Riêng trong khối ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành như khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, an ninh mạng… rất cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số.
PGS.TS Trần Trung Kiên cũng lưu ý chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lĩnh vực xã hội nên không có nghĩa chỉ làm việc ở các cơ sở chuyên về công nghệ thông tin mới cần thiết với mục tiêu chuyển đổi số. Ở mỗi ngành nghề cần phải có hiểu biết kiến thức chuyên ngành, những đòi hỏi mang tính đặc thù của mỗi ngành nghề với mục tiêu chuyển đổi số.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho hay, quy định về tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho thí sinh. Theo đó, thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng khác nhau và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng như căn cứ vào phương thức tuyển sinh do các trường công bố.
Những vấn đề thời sự đang diễn ra trong xã hội sẽ tác động đếu những điều chỉnh về ngành đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo năm nay cũng sẽ chọn kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh đa dạng.
Video đang HOT
Còn PGS.TS Phạm Văn Thuần, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, chia sẻ nếu như bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 thường gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 thì bức tranh năm 2021 tới đây được cụ thể hơn với định hướng liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, đến phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển… Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho các học sinh trong việc chọn trường, chọn nghề.
Điểm IELTS như vé gửi xe
Việc chuẩn bị chứng chỉ ngoại ngữ, nhất là chứng chỉ IELTS hay TOEFL để tham gia xét tuyển sinh cũng được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, có điểm IELTS chưa chắc đã đỗ mà thí sinh phải lưu ý trong đề án tuyển sinh của các trường ĐH ngoài IELTS ra còn điều kiện khác không.
“Điểm IELTS như vé gửi xe thôi, còn các điều kiện khác thì mới bước vào được trường” – bà Phương nêu ví dụ về tình hình tuyển sinh với sự đa dạng hóa các phương thức xét tuyển của nhiều trường đại học hiện nay.
Trong khi đó, xét tuyển thẳng với chứng chỉ ngoại ngữ cũng được trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện thời gian gần đây. Năm 2021, trường dự kiến vẫn giữ phương thức này. Tuy nhiên, thí sinh phải đặc biệt chú ý điều kiện đi kèm.
Đó là xét tuyển thẳng căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên, cụ thể như sau: Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành / chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ ACT, SAT, A-level đạt ngưỡng quy định của Trường.
Đối với chứng chỉ A-level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển; Xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương).
Như vậy, với chứng chỉ IELTS, thí sinh phải đạt 6.5 trở lên (hoặc tương đương) và chỉ được xét tuyển thẳng vào 2 ngành là Ngôn ngữ Anh, Kinh tế quản lý. Điều kiện đi kèm nữa là điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT phải đạt từ 8.0 trở lên.
Phê duyệt chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học
Mục tiêu của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn mới là lọt top 400 thế giới về Toán, hỗ trợ đào tạo 400 tiến sĩ ngành Toán, Toán ứng dụng và Thống kê.
Ngày 22/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030.
Trong đó, mục tiêu chung là tiếp tục phát triển Toán học Việt Nam bền vững và mạnh mẽ về các mặt nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, tương xứng với tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Toán học trở thành một bộ phận hữu cơ trong sự phát triển chung của khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội. Vị thế của Toán học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới cần được nâng cao.
Mục tiêu của chương trình giúp vị thế của Toán học Việt Nam trong khu vực và trên thế giới cần được nâng cao.
Ngoài ra, quyết định nêu 7 mục tiêu cụ thể cho Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn mới.
Thứ nhất, đến năm 2030, 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng top 500 thế giới về lĩnh vực Toán học, trong đó có ít nhất 2 cơ sở được lọt top 400.
Thứ hai, số lượng công bố trên các tạp chí trong Danh mục tạp chí có uy tín trên thế giới (tạp chí SCIE) so với giai đoạn 2010-2020 cần tăng gấp đôi.
Thứ ba, số lượt nhà khoa học nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài) đến làm việc, trao đổi và hợp tác khoa học được hỗ trợ từ Chương trình so với giai đoạn 2010-2020 tăng gấp đôi.
Thứ tư, chương trình phấn đấu có ít nhất 5 hướng nghiên cứu chủ đạo về Toán ứng dụng và Toán trong công nghiệp, với đội ngũ có năng lực thực hiện các chương trình, hợp đồng nghiên cứu-phát triển với nhà nước, doanh nghiệp.
Thứ năm, chương trình hỗ trợ, phối hợp và tham gia đào tạo khoảng 400 tiến sĩ ngành Toán, Toán ứng dụng và Thống kê, trong đó 50% nghiên cứu sinh có ít nhất 2 công bố trên các tạp chí SCIE.
Thứ sáu, việc đào tạo, bồi dưỡng khoảng 80% giảng viên, giáo viên Toán cốt cán của các cơ sở giáo dục đại học, trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Thứ bảy, Hệ tri thức các khoa học về Toán trong Hệ tri thức Việt số hóa sẽ được xây dựng.
Để đạt được những mục tiêu trên, chương trình giai đoạn mới chú trọng đến việc đẩy mạnh truyền thông phổ biến tri thức Toán học, thúc đẩy công bố công trình Toán học chất lượng cao, nghiên cứu ứng dụng Toán học, phát triển một số lĩnh vực có nhu cầu cao trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ngoài ra, chương trình hỗ trợ triển khai chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, đào tạo tài năng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Toán.
Quá trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo Toán học cũng được đẩy mạnh.
Bộ GD&ĐT sẽ là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 đến 2030.
FYE Giúp học sinh, sinh viên lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân Làm sao có thể hiểu được những thế mạnh của bản thân, thị trường lao động hiện tại và nguồn nhân lực cho tương lai sẽ cần những ngành nghề nào? Đó là những câu hỏi băn khoăn của nhiều học sinh, sinh viên trước lối rẽ về định hướng nghề nghiệp sau này. Cô và trò trường THPT Phan Đình Phùng lắng...