Tuyển sinh 2018: Thí sinh vào sư phạm hầu hết sẽ có việc làm
“Chúng tôi trước hết cố gắng giải quyết vấn đề chỉ tiêu tuyển sinh sát với nhu cầu về sử dụng lao động ngành sư phạm. Có nghĩa hầu hết các em tốt nghiệp sẽ có việc làm, đó cũng là sự hấp dẫn rất lớn với các em vào sư phạm. Đây cũng là lý do tại sao năm nay chỉ tiêu giao cho các ngành Sư phạm lại giảm tới 38% so với năm trước”.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí về tuyển sinh sư phạm năm 2018.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng
Nâng chất lượng sư phạm qua “điểm sàn”
Phóng viên: Được biết, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh của trường đại học khối ngành sư phạm năm 2018 là 17 điểm cho tất cả tổ hợp xét tuyển, gồm 3 môn/bài thi, vậy đâu là căn cứ để xác định ngưỡng đảm bảo xét tuyển sinh sư phạm 2018, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Ngưỡng đảm bảo xét tuyển sinh sư phạm 2018 dựa trên cơ sở kết quả điểm thi của các thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm và yêu cầu chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên để đảm bảo chất lượng người thầy trong toàn hệ thống.
Chúng tôi cũng căn cứ vào những tiêu chí khác như điểm ưu tiên, các yếu tố vùng miền có đăng kí nhu cầu tuyển sinh sư phạm để xác định ngưỡng đảm bảo này.
Với mức sàn đó và mặt bằng điểm thi năm nay, có thể thấy với mặt bằng điểm thi thấp, rất có khả năng một số trường không tuyển đủ chỉ tiêu, Bộ có tính toán đến điều này?
Các đơn vị chức năng của Bộ, cũng như các thành viên của Hội đồng đã bàn thảo kỹ khi xem xét các yếu tố để đưa ra phương án cuối cùng. Các thành viên của Hội đồng là đại diện cho các hệ đào tạo khác nhau, ở các vùng miền khác nhau.
Hội đồng cũng xác định có thể có những trường, có ngành khó tuyển sinh, kể cả ở những vùng khó tuyển sinh hoặc hệ cao đẳng, trung cấp. Tuy nhiên, tôi xin khẳng định, chúng tôi xác định không duy trì quy mô tuyển sinh để đánh đổi chất lượng. Yếu tố chất lượng khi xác định mức điểm sản phải được đặt lên hàng đầu.
Trong buổi họp hội đồng, các thành viên của Hội đồng điểm sàn đều có những ý kiến phát biểu tâm huyết, thể hiện trách nhiệm của mình trước tương lai đất nước, rằng làm sao phải đào tạo ra được đội ngũ những người thầy tốt để đào tạo ra những thế hệ học trò tốt. Đó là sự quyết tâm rất lớn của ngành và cả những trường ở vùng khó khăn cũng chung quyết tâm đó.
Quy hoạch gọn các trường sư phạm
Năm trước chúng ta phân tích lý do không nhiều thí sinh, đặc biệt là những điểm cao mặn mà với sư phạm. Điều này không chỉ do vấn đề từ các trường mà do nhiều yếu tố khác, như ít có cơ hội việc làm sau này, mức thu nhập sau khi ra trường. Nhưng hiện nay vấn đề này chưa có giải pháp nào để giải quyết triệt để. Bài toán khó bị đẩy về phía các trường, trong khi ta biết các trường này tồn tại được là nhờ đảm bảo được nguồn tuyển?
Về vấn đề việc làm của thí sinh sau khi tốt nghiệp sư phạm, vừa rồi toàn ngành có khảo sát tổng thể về nhu cầu việc làm của 63 tỉnh thành trên toàn quốc và năm 2018 này bộ giao chỉ tiêu trên cơ sở nhu cầu sử dụng đó. Như vậy, có thể thấy càng ngày chỉ tiêu của ngành càng được xác định tiệm cận với nhu cầu sử dụng ở thời điểm sau khi các em ra trường. Còn các chế độ đãi ngộ, các chính sách khác thì gần đây, chính phủ và trung ương đã thông qua Đề án cải cách tiền lương và tất cả các yếu tố đó dần được giải quyết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đối với riêng ngành GD-ĐT, trong khả năng của mình, chúng tôi trước hết cố gắng giải quyết vấn đề chỉ tiêu tuyển sinh sát với nhu cầu về sử dụng lao động ngành sư phạm.
Có nghĩa hầu hết các em tốt nghiệp sẽ có việc làm, đó cũng là sự hấp dẫn rất lớn với các em vào sư phạm. Đây cũng là lý do tại sao năm nay chỉ tiêu giao cho các ngành Sư phạm lại giảm tới 38% so với năm trước.
Tuy nhiên, có thể thấy, hiện do các trường tập trung chú trọng lĩnh vực đào tạo, chưa mở rông lĩnh vực hoạt động khác trong môi trường giáo dục đại học, nên chỉ tiêu vẫn là vấn đề sống còn với các trường. Thời gian tới, Bộ GD&ĐT có kế hoạch dài hơi để làm phong phú hơn các hoạt động của trường sư phạm, giúp họ có thể thu hút nguồn lực khác hay không?
Đối với hệ thống đào tạo sư pham, trong những năm gần đây chúng ta đã nói đến nhu cầu cần phải đổi mới hệ thống này như thế nào. Một trong những nội dung đổi mới là khảo sát, đánh giá năng lực của tất cả các trường sư phạm ở các vùng miền khác nhau để có căn cứ, cơ sở làm công tác quy hoạch đào tạo sư phạm chung trên toàn quốc.
Trên cơ sở khảo sát đánh giá đó, các trường cũng tự đánh giá năng lực của mình, các cơ quan chủ quản cũng đánh giá nhu cầu duy trì các trường sư phạm thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trong những năm gần đây, các trường sư phạm cũng như các cơ quan chủ quản, cũng như ngành GD-ĐT cũng đã có những đổi mới nhất định. Ví dụ, một số trường sư phạm đã chuyển đổi thành trường đa ngành để đào tạo các ngành khác nhau, tận dụng cơ sở vật chất, đội ngũ người thầy để đào tạo các ngành khác nhau theo nhu cầu sử dụng lao động chứ không chỉ chuyên về đào tạo sư phạm nữa. Rồi các trường cũng đã linh hoạt hơn hoạt động của mình, không chỉ là đào tạo mà còn là bồi dưỡng cán bộ cho địa phương và đặc biệt là bồi dưỡng để nâng chuẩn giáo viên đang công tác tại địa phương.
Việc này cũng phù hợp với những nội dung đang bổ sung, sửa đổi trong Luật Giáo dục với định hướng sẽ nâng chuẩn trình độ giáo viên từ mầm non đến tiểu học để có chất lượng đội ngũ giáo viên tốt hơn.
Việc cải cách để nâng cao chất lượng đào tạo, rồi việc các trường của địa phương hay các trường nhỏ sẽ có thể hợp tác liên kết với các trường lớn để có thể có chương trình trình đào tạo, cung cấp chất lượng đào tạo tốt hơn. Hoặc một số trường đang tiến tới xu hướng giải thể hoặc sáp nhập với các trường lớn khác, hoặc trở thành cơ sở đào tạo vệ tinh của các trường lớn ở những vùng ven các khu trung tâm … Đây là xu hướng tất yếu sẽ diễn ra trong tương lai và Bộ GD&ĐT đang tiến hành quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở đào tạo giáo viên theo định hướng đó.
Đó là những chính sách tổng thể đã được xúc tiến nghiên cứu thực hiện trong một vài năm gần đây và sẽ được triển khai trong một vài năm tới để hệ thống của chúng ta sát với nhu cầu hơn và nâng cao chất lượng hơn.
Đào tạo sư phạm phải khác biệt với đa số các ngành khác
Hiện nay, nhìn chung các trường đều không còn chiu sự điều chỉnh của ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào nữa, nhưng riêng khối trường sư phạm này chúng ta vẫn áp một chế độ riêng để có thể kiểm soát chất lượng tuyển sinh, điều này có tạo sự bất bình đẳng cho các trường hay không khi chúng ta chấp nhận sân chơi tự chủ cho các trường?
Thực sự chúng tôi cũng xác định đào tạo sư phạm phải khác biệt với đa số các ngành khác và cái khác ở đây là chúng ta đào tạo ra một đội ngũ người thầy; đội ngũ thầy tốt sẽ có thế hệ học trò tốt, thế hệ học trò tốt sẽ có các lớp công dân tốt, có lớp lao động tốt để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Chính vì sự khác nhau đó nên sự quản lý nhà nước với các trường sư phạm không thể đại trà. Chúng tôi vẫn giữ giao chỉ tiêu đào tạo, giữ điểm sàn để đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhưng đây không phải chỉ là quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là quyết tâm của toàn ngành và hầu hết hiệu trưởng nhà trường, những người tham gia hội đồng điểm sàn vừa họp, hoặc trong các hội nghị của ngành cũng đều khẳng định, nêu cao quyết tâm này.
Các trường sư phạm đang có sự chuyển đổi. Sự chuyển đổi này cũng đảm bảo chuyển đổi thành các trường đa ngành hoặc sáp nhập vào các trường khác, hoặc thành những cơ sở đào tạo bồi dưỡng của tỉnh, vùng… Điều đó cho thấy rằng các trường sư phạm có nhiều hướng phát triển bình đẳng như các trường khác.
Còn nếu họ vẫn lựa chọn thế mạnh, mũi nhọn nhất của mình là đào tạo giáo viên thì toàn ngành cũng như chính mỗi trường đều đang thể hiện quyết tâm rất lớn của mình. Chúng tôi cho rằng, đó là trách nhiệm, sứ mệnh của ngành Giáo dục đối với tương lai đất nước.
Xin trân trọng cám ơn bà!
Thái Bình (thực hiện )
Theo Dân trí
ĐH Văn Lang: Đảm bảo sinh viên ngành Môi Trường có việc làm
Với cam kết 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, Trường ĐH Văn Lang được biết đến là nơi đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường uy tín.
Sinh viên thực hành chuyên môn tại phòng thí nghiệm Môi trường
Ở các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đã hình thành và phát triển từ lâu, bởi môi trường không còn là vấn đề của quốc gia mà là vấn đề toàn cầu. Người học ngành Môi trường có thể quản lý, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường; am hiểu về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng, về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, sử dụng được các công cụ thiết kế cần thiết... Song ở Việt Nam, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường mới được chú trọng trong những năm gần đây, và cũng không có nhiều trường đào tạo uy tín trong lĩnh vực này. Tại TP.HCM, có 15 trường đại học đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, trong đó Trường ĐH Văn Lang là địa chỉ nổi bật trong số các trường tư.
Là một trường đại học định hướng ứng dụng, nhưng với ngành Môi trường, Trường ĐH Văn Lang có dấu ấn tốt về thành tích nghiên cứu khoa học của cả thầy và trò. 100% giảng viên của ngành là tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp đúng chuyên ngành ở Hà Lan, Nhật Bản, Thái Lan... Sinh viên ngành Môi trường ĐH Văn Lang thường xuyên trải nghiệm cuộc sống "kỹ sư môi trường" trong phòng thí nghiệm hoặc trong các nhà máy, trên thực địa. Hằng năm, sinh viên của ngành giành được nhiều giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Thành. Với số lượng sinh viên vừa phải để đảm bảo chất lượng đào tạo - nghiên cứu, cùng với mạng lưới liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường ĐH Văn Lang cam kết 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Không nhiều trường đại học mạnh dạn cam kết việc làm trong thị trường nhân lực đầy biến động hiện nay, nhất là với một ngành học không phải dễ học, dễ theo đuổi như ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.
Để cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực chất lượng, bên cạnh việc tham quan công trình thực tế, thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm (đạt chuẩn VILAS), sinh viên Môi trường Văn Lang được tiếp cận các phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học trên thế giới khi tham gia chương trình đào tạo ngắn hạn, trao đổi sinh viên với các trường đại học Chulalongkorn (Thái Lan); Bauhaus, Weima (Đức)... Năm 2018 cũng là năm thứ 2 ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường khuyến sinh viên ứng dụng phần mềm Revit (mô phỏng 3D) để thiết kế công trình khóa luận tốt nghiệp, đáp ứng sát yêu cầu thực tế của thị trường tuyển dụng. Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học Trường ĐH Văn Lang cũng phối hợp với Trung tâm RedSun mở khóa học miễn phí về các phần mềm hổ trợ thiết kế như Autodesk Revit, Inventor... giúp sinh viên sử dụng tốt những phần mềm phục vụ đồ án, cũng như hỗ trợ công việc sau này.
Sinh viên khóa 20 Văn Lang Trưởng thành trong lễ tốt nghiệp năm 2018 (ngày 14 và 15-7-2018 tại 233A Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh)
Ngoài cam kết 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Văn Lang còn có một số chính sách đặc biệt cho người học như cấp học bổng học tập và nghiên cứu khoa học môi trường do cựu sinh viên tài trợ, gồm:
- Mỗi năm, sinh viên đạt loại giỏi được cấp học bổng khuyến học trị giá 10 triệu đồng/năm;
- Học bổng các khóa học ngắn hạn: BIMPro, ISO, HSE...
- Học bổng các khóa học kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm.
- Sinh viên tốt nghiệp thủ khoa và á khoa được cấp học bổng cao học trị giá 35 - 40 triệu đồng...
Kết quả khảo sát thực hiện tháng 8-2017 đối với 1.825 sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường ĐH Văn Lang tốt nghiệp năm 2016 cho thấy 100% sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành: cán bộ môi trường tại UBND thành phố, chuyên viên môi trường tại các công ty môi trường, chuyên viên tư vấn trong các công ty tư vấn về công nghệ...; 12% làm việc trong khu vực nhà nước, 72% làm việc trong khu vực tư nhân, 16% làm việc trong khu vực liên doanh nước ngoài.
Thí sinh xét tuyển ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Trường ĐH Văn Lang năm 2018, qua 2 phương thức:
1. Xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia 2018: bổ sung nguyện vọng xét tuyển đợt 1 từ ngày 19 đến 28.7.2018 (theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT)
2. Xét tuyển theo phương thức học bạ (điểm học tập lớp 12): tổng điểm trung bình năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. Nộp hồ sơ đến hết ngày 31.7.2018.
Tổ hợp xét tuyển: Toán - Lý - Hóa (A00), Toán - Hóa - Sinh (B00), Toán - Hóa - Tiếng Anh (D07), Toán - Sinh - Anh (D08).
Thời gian đào tạo: 4 năm; Văn bằng: Kỹ sư
Phòng tuyển sinh trường ĐH Văn Lang
Địa chỉ: 104B - Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3837 4596 - 3837 3741
Email: p.tuyensinh@vanlanguni.edu.vn
Facebook: Trường ĐH Văn Lang
Website: www.vanlanguni.edu.vn
Theo thanhnien.vn
Cơ hội cho thí sinh cận điểm sàn Ngày 17.7, tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề 'Điểm sàn và sự lựa chọn của thí sinh', các chuyên gia đã đưa ra những lưu ý quan trọng cho thí sinh khi các trường công bố điểm sàn xét tuyển. Đại diện các trường tham gia tư vấn tại Báo Thanh Niên ngày 17.7 - ẢNH: NGỌC DƯƠNG...