Tuyển sinh 2018: Tăng thêm hơn 100 ngành mới
Trong năm 2018, danh mục ngành đào tạo ĐH sẽ có sự xuất hiện của trên 100 ngành mới, tăng khoảng 40% so với danh mục năm 2010. Thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển.
Thí sinh tại mùa thi 2017. Ảnh: Nghiêm Huê.
Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực (gọi chung là danh mục 2017) đã chính thức có hiệu lực.
Theo danh mục vừa ban hành, hiện có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010). Trong đó, sự thay đổi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: an ninh quốc phòng, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, khoa học xã hội và hành vi. Trong đó, ngành đào tạo giáo viên lần đầu tiên có rất nhiều ngành mới, như có một loạt các ngành đào tạo sư phạm các tiếng dân tộc như tiếng Khmer, Jrai, X’đăng… bên cạnh các ngành sư phạm ngoại ngữ truyền thống khác.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ năm 2018 các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên. Khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer, ngôn ngữ ARập. Khối ngành khác cũng có nhiều ngành học lần đầu có mã ngành riêng như: du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, du lịch, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình… Năm 2018, những ngành mới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chính thức có tên trong danh mục nói trên. Ví dụ, ngành quản lý hoạt động bay trước đây thuộc nhóm ngành quản lý công nghiệp, thì nay thuộc nhóm ngành khai thác vận tải.
Ngoài những ngành mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội thì nhiều ngành đang tồn tại cũng được sắp xếp lại cho phù hợp hơn. Nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề hiện nay. Nhóm ngành máy tính có các ngành khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính; nhóm ngành công nghệ thông tin có ngành công nghệ thông tin và ngành an toàn thông tin, trong đó ngành an toàn thông tin là ngành học rất mới, được đào tạo đầu tiên tại 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin.
Nâng cấp một số chuyên ngành lên ngành
Trao đổi về sự xuất hiện một loạt ngành mới trong đào tạo giáo viên, hiệu trưởng một trường sư phạm khu vực phía Bắc cho biết trường đã chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng viên để có thể mở những ngành đào tạo sư phạm mới. Tuy nhiên, còn phải chờ quyết định cuối cùng từ phía Bộ GD&ĐT.
Ông Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, việc ban hành danh mục các ngành vừa qua là để phù hợp với khung trình độ quốc gia. Một văn bản mới ra đời đồng nghĩa với việc sẽ kéo theo một số thay đổi. Đối với các trường ĐH, theo danh mục giáo dục đào tạo cấp 4 trình độ ĐH thì không ít chuyên ngành của trường lần đầu tiên có mã ngành riêng. Cụ thể là các chuyên ngành toán kinh tế, thống kê kinh doanh, thương mại điện tử (ngành hệ thống thông tin quản lý); chuyên ngành kiểm toán (ngành kế toán); chuyên ngành kinh tế chính trị (ngành kinh tế)…Việc này, theo ông Chương đồng nghĩa với các chuyên ngành sẽ được nâng cấp lên thành ngành. “Khi nâng cấp lên thành ngành thì chương trình đào tạo có thể sẽ có điều chỉnh. Nhưng việc điều chỉnh như thế nào thì còn phụ thuộc vào Hội đồng khoa học của trường quyết định. Còn về đội ngũ giảng viên thì không thay đổi” – ông Phạm Hồng Chương khẳng định. Ông Chương cho biết thêm, dự kiến trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ mở thêm một số ngành học mới. Nếu kịp theo kế hoạch thì những ngành này sẽ tuyển sinh vào mùa thi năm 2018.
Điều chỉnh tên gọi có kéo theo sự thay đổi về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra với người học hay không là một vấn đề cũng được đặt ra. Có người cho rằng việc điều chỉnh tên ngành kéo theo thay đổi về định hướng đào tạo. Nhưng một số hiệu trưởng lại cho hay điều chỉnh này chỉ đơn thuần về tên gọi cho phù hợp với quy định trong danh mục mã ngành của Bộ. Còn nội dung đào tạo, chuẩn đầu ra của người học sau khi tốt nghiệp không khác so với trước đây.
Nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề hiện nay. Nhóm ngành máy tính có các ngành khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính; nhóm ngành công nghệ thông tin có ngành công nghệ thông tin và ngành an toàn thông tin, trong đó ngành an toàn thông tin là ngành học rất mới, được đào tạo đầu tiên tại 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin.
Theo TPO
Lại thi 'đầu vào' lớp 6: Học sinh, phụ huynh mệt mỏi vì 'rượt đuổi' theo bộ GDvàĐT
Độc giả chia sẻ , họ và con cái mệt mỏi vì "rượt đuổi" theo những thay đổi liên tục của bộ GD&ĐT. Và chừng nào chất lượng các trường còn chênh lệch thì việc bộ GD&ĐT "cấm" hay không "cấm" thi vào lớp 6, các trường top trên vẫn cứ quá tải.
Bộ GD&ĐT dự kiến dỡ bỏ "lệnh cấm" thi vào lớp 6 khiến phụ huynh lo ngại tình trạng dạy, học thêm sẽ quay lại. Ảnh minh họa
Năm 2015, dư luận xã hội và phụ huynh không khỏi vui mừng khi bộ GD&ĐT thông báo "cấm" các trường thi tuyển sinh đầu vào lớp 6. Tuy nhiên, trong dự thảo tuyển sinh 2018 mới đây, "lệnh cấm" này được dỡ bỏ. Chưa nói đến tác động của nó, nhiều độc giả có con học tiểu học đã "than" mệt mỏi vì những thay đổi liên tục của bộ GD&ĐT.
Độc giả Trần Thị Hường (Thanh Xuân, Hà Nội) không giấu được băn khoăn với những thay đổi liên tục của bộ GD&ĐT.
Chị Hường nói: "Con trai tôi học 5 năm tiểu học mà đến mấy lần thay đổi phương pháp đánh giá thường xuyên. Thú thực, đến giờ này, chúng tôi vẫn chưa rõ năng lực chính xác của con mình đến đâu. Theo quy chế tuyển sinh trước đây, năm nào gia đình cũng "săn" các cuộc thi để cho con tham gia. Từ thi tiếng Anh, Toán học, thể thao... để đủ "hành trang" cho con xét tuyển vào trường THCS tốt. Với dự kiến thay đổi quy định tuyển sinh lớp 6 của Bộ, thay vì "săn tìm" các cuộc thi có lẽ gia đình phải cho cháu đi học thêm kiến thức để vượt qua được kỳ thi kiểm tra năng lực của các trường THCS top trên".
Độc giả Hoàng Đình Long, phụ huynh đang có con học lớp 4 tại Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho hay: "Vài năm qua tôi cùng con trải qua một "cuộc chiến" thực sự để cho con có bảng điểm đẹp khi xét tuyển lên lớp 6. Tôi nghĩ thay vì thay đổi liên tục, bộ GD&ĐT cần có giải pháp mang tính định hướng. Bởi theo tôi, những cuộc "rượt đuổi" của phụ huynh theo các thay đổi của Bộ cũng chỉ tại sự chênh lệch chất lượng dạy và học ở các trường THCS. Đến chừng nào, các tỉnh còn trường THCS chuyên, chất lượng các trường vẫn còn top trên, top dưới, chưa đồng đều thì còn chuyện quá tải hồ sơ".
Theo Người Đưa Tin
Đổi tên Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định Trường ĐH tư thục Công nghệ - thông tin Gia Định vừa được đổi tên thành Trường ĐH Gia Định. Trường ĐH Gia Định Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký quyết định đổi tên Trường ĐH tư thục Công nghệ - thông tin Gia Định thành Trường ĐH Gia Định. Trường này được thành lập năm 2007, có trụ...