Tuyên Quang: Đẩy mạnh trải nghiệm, ngoại khóa trong giáo dục mầm non
Vừa qua, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Phòng GD&ĐT thành phố Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng trải nghiệm, ngoại khóa cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán toàn tỉnh cấp học mầm non.
Hoạt động ngoại khóa “Ngày hội tiếng Anh” của trẻ 3 – 6 tuổi, Trường mầm non Nông Tiến, TP Tuyên Quang.
Buổi sinh hoạt chuyên môn đã được cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các đơn vị giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh trao đổi, thảo luận để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa gắn với việc thực hiện nội dung Chương trình Giáo dục mầm non, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ “học thông qua vui chơi, trải nghiệm”.
Sau buổi sinh hoạt, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đã tham dự các hoạt động trải nhiệm do giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố tổ chức như”Một ngày bé học làm người nông dân”; ” Bé tập làm nội trợ” ; “Ngày hội Tiếng Anh”…
Đây cũng là dịp để tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường sự phối hợp với các bậc cha mẹ trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” thông qua các trải nghiệm, hoạt động thực tiễn sẽ giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, rèn luyện kỹ năng sống; chuẩn bị cho trẻ em mầm non sẵn sàng vào lớp một.
Tại sao giáo dục Phần Lan lại để trẻ phải nếm mùi thất bại liên tục?
Nền giáo dục Phần Lan luôn khiến mọi người trên thế giới ngưỡng mộ và muốn học hỏi theo. Cách giáo dục của người Phần Lan rất khác biệt, đi ngược lại với xu hướng chung nhưng lại mang đến những hiệu quả không ngờ.
Video đang HOT
Giáo sư Paul Stozmin, một học giả nổi tiếng người Mỹ nói rằng: "IQ và EQ rất quan trọng, nhưng mức độ thành công trong cuộc sống còn tùy thuộc vào chỉ số nghịch cảnh".
Vậy thì chỉ số nghịch cảnh là gì? Nó được định nghĩa là chỉ số đo lường khả năng của một người có thể đối phó với những nghịch cảnh trong cuộc sống.
Tại Phần Lan, kiểu giáo dục này không chỉ dạy trẻ hiểu nghịch cảnh là gì, mà còn chỉ cho chúng làm thế nào để vượt qua. Đây là chìa khóa thành công giúp nền giáo dục Phần Lan luôn vượt trội so với những quốc gia khác. Bí mật làm nên sự thành công của nền giáo dục Phần Lan được biểu hiện cụ thể như sau:
Giáo dục mầm non
Khi mọi người tập trung vào việc làm thế nào trẻ em có thể thành công, giáo dục Phần Lan tập trung vào mục tiêu để trẻ em nếm trải thất bại và trải nghiệm thất bại nhiều hơn.
Giáo viên mẫu giáo sẽ cho trẻ tập trượt tuyết. Tất nhiên, việc trượt tuyết chỉ là những mô phỏng của giáo viên, họ sẽ giả vờ ngã và cố gắng hết sức để đứng dậy lại.
Đồng thời, giáo viên sẽ cho trẻ biết đâu là chiến thắng thực sự, dạy trẻ cách đối xử đúng đắn, nhận ra ưu điểm và thiếu xót của bản thân, cố gắng tránh sự tự tin mù quáng.
Chỉ bằng cách này, trẻ em mới có thể biết rằng chiến thắng không đơn thuần là chiến thắng, mà còn là sự dũng cảm đứng dậy từ thất bại.
Giáo dục tiểu học
Sau khi trẻ vào trường tiểu học, nhà trường sẽ sắp xếp các nhiệm vụ khác nhau để trẻ hoàn thành một cách độc lập. Nhiều nhiệm vụ trong số đó thậm chí còn vượt quá khả năng của trẻ.
Tại thời điểm này, mục đích của trường học không phải để trẻ trải nghiệm niềm vui, mà còn giúp trẻ dám chấp nhận thử thách thất bại. Không ít những đứa trẻ đã bật khóc vì chúng thất bại liên tục.
Vào thời điểm này, cho dù đó là trường học hay cha mẹ, khi nhìn thấy trẻ đang khóc, mọi người cũng chọn cách kiềm chế cảm xúc và dạy trẻ với thái độ lạnh lùng rằng: thất bại là không thể tránh khỏi.
Các phương pháp giáo dục của người Phần Lan
Cuộc sống của một người sẽ luôn phải đối mặt với thất bại. Không ai có thể đảm bảo rằng cuộc sống lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió được. Những người nếm trải cay đắng trước sẽ tận hưởng sự ngọt ngào về sau, còn ai muốn tận hưởng sự ngọt ngào trước chắc chắn sau này sẽ trải qua nhiều đau thương.
Thay vì để trẻ em nhận được quá nhiều sự bảo bọc khi chúng còn nhỏ và không thể nếm mùi thất bại, giáo dục Phần Lan sẽ cho trẻ nếm mùi vị của thất bại và học cách trưởng thành từ những thất bại. Sau đây là một số phương giáo giáo dục mà người Phần Lan đã áp dụng:
1. Dạy trẻ chấp nhận bản thân
Cha mẹ thường đặt kỳ vọng cao ở con cái nên vô tình khiến chúng chịu nhiều áp lực. Thay vì dạy con kiểu "con chỉ có thắng chứ không được thua" hoặc "mọi thứ đều phải là số 1", cha mẹ Phần Lan luôn muốn con cái hiểu rằng mọi người đều không hoàn hảo, thất bại là điều không thể tránh trong cuộc sống. Vì thế, mỗi người cần phải dũng cảm chấp nhận năng lực của bản thân trong giới hạn nhất định.
2. Khuyến khích trẻ học cách kiên trì
Định nghĩa về sự thất bại có thể khác nhau trong sự hiểu biết của từng đứa trẻ. Đôi lúc vì thiếu kiên trì mà bỏ cuộc giữa chừng, điều này dẫn tới thất bại và khiến trẻ cảm thấy thua kém người khác.
Vào lúc này, cha mẹ chỉ cần thêm một chút khích lệ, động việc, cho trẻ biết được thất bại này không phải là điều gì quá khủng khiếp, miễn là chúng kiên trì thì sẽ thành công.
Cha mẹ Phần Lan dạy trẻ hiểu rằng nếu từ bỏ giữa chừng, mọi thứ sẽ kết thúc. Nhưng nếu kiên trì đến cùng, dù ngay cả khi phải đối mặt với thất bại thì ít nhất bản thân sẽ không cảm thấy hối hận.
3. Dạy trẻ cách vượt qua thất bại
Cha mẹ Phần Lan muốn con cái họ biết rằng thất bại không có gì là khủng khiếp. Những người thành công là người đã từng trải qua vô số lần thất bại. Do đó, thay vì tránh thất bại một cách có chủ ý, tốt hơn là đối mặt và coi mỗi thất bại là sự tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng dẫn đến thành công.
Sau thất bại, trẻ không thể suy đồi, nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ và giáo viên trẻ sẽ biết mình sai ở đâu, tại sao sai... và tìm ra giải pháp khắc phục.
Năm học 2020-2021: Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2020-2021. Ảnh minh họa Trong nhóm nhiệm vụ chung, văn bản hướng dẫn các Sở GD&ĐT, cơ sở GDĐH tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp...